Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị
Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Thay đổi chất lượng sinh cảnh trong hệ sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ
Chất lượng sinh cảnh thể hiện trạng thái rừng ngập mặn (RNM). Do đó, đánh giá chất lượng sinh cảnh cần thiết được thực hiện để có thể thấy rõ diễn tiến về chất lượng của RNM theo không gian và thời gian. Nhằm giúp hỗ trợ đánh giá về RNM, nghiên cứu này được thực hiện tại Cần Giờ. Trong đó, nghiên cứu áp dụng công cụ InVEST để mô phỏng chất lượng sinh cảnh theo không gian và thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng sinh cảnh theo không gian và thời gian. Trong đó, các vùng ven biển dễ bị tác động của xói mòn và sạc lở nên chất lượng sinh cảnh kém hơn so với các khu vực bên trong rừng. Nghiên cứu cho thấy công cụ InVEST có thể hữu hiệu trong việc đánh giá thay đổi chất lượng sinh cảnh và có thể áp dụng cho các trường hợp tương tự.
Ứng dụng công cụ InVEST để tính toán carbon xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ
Carbon xanh là lượng Carbon lưu giữ trong hệ sinh thái biển và ven biển: Rừng ngập mặn, đầm lầy thủy triều và cỏ biển. Việc xác định lượng carbon theo không gian gặp khó khăn do thiếu công cụ tính toán. Vì vậy, nghiên cứu đã áp dụng công cụ InVEST, bản đồ bao phủ và sử dụng đất kết hợp với dữ liệu đo đạc thực tế để tính toán carbon xanh tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Nghiên cứu tập trung tính toán carbon xanh 3 giai đoạn: từ 2000-2007, 2007-2014 và 2014-2024. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở rừng ngập mặn Cần Giờ, giai đoạn 2000-2007 đã tích lũy được 1.532.999 Mg và không phát thải, giai đoạn 2007-2014 tích lũy được 1.551.406 Mg và phát thải 678.127 Mg, giai đoạn 2014-2024 tích lũy được 2.163.914 Mg, phát thải 409.740 Mg. Carbon cô lập được trong năm 2000, 2007, 2014 và 2024 lần lượt là: 10.642.984 Mg, 12.175.983 Mg, 13.049.264 Mg và 14.803.438 Mg. Quá trình phát thải cho thấy carbon xanh thay đổi theo không gian và thời gian.
Tham vấn ý kiến cộng đồng trong xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bến Tre
Phát triển kinh tế là một trong những nguyên nhân gây sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Chất lượng môi trường không khí tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát và lấy ý kiến 183 hộ gia đình, 54 cơ quan, đơn vị quản lý, 89 doanh nghiệp, cơ sở phát sinh khí thải trên địa bàn tỉnh để lấy ý kiến về hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và mức sẵn lòng chi trả cho các giải pháp bảo vệ môi trường không khí tỉnh Bến Tre. Qua đó, nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS để xử lý 326 phiếu phỏng vấn này. Kết quả cho thấy, ô nhiễm không khí có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân. Công tác quản lý và xử lý ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan quản lý quan tâm, phối hợp với các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt.
Chế tạo máy hứng tự động sử dụng màn hình cảm ứng HMI phục vụ thực nghiệm hóa học các hợp chất thiên nhiên
Hứng hóa chất từ cột sắc ký là một công việc chiếm phần lớn thời gian cho người làm thực nghiệm hóa học các hợp chất thiên nhiên. Ở các quốc gia phát triển, công việc này được thực hiện bởi các thiết bị hứng tự động trong khi ở Việt Nam, người làm thực nghiệm vẫn còn thao tác thủ công (1). Nhu cầu về một thiết bị hứng tự động có khả năng thay thế người làm thực nghiệm trong các thao tác hứng hóa chất thực sự rất cấp thiết trong việc nghiên cứu hóa học các hợp chất thiên nhiên. Trong bài báo này, chúng tôi công bố công trình chế tạo máy hứng tự động sử dụng màn hình cảm ứng HMI, có khả năng thay thế người làm thực nghiệm trong các thao tác hứng hóa chất từ cột sắc ký. Máy được thiết kế nhỏ gọn phù hợp quy phòng thí nghiệm với chi phí sản xuất thấp. Sau khi hoàn thành, máy được gửi đến các trung tâm nghiên cứu liên quan để thử nghiệm tính hiệu quả và đã nhận được những đánh giá tích cực.
Phục hồi sinh cảnh cho động vật hoang dã quý hiếm
Trước bối cảnh chung về tình trạng đa dạng sinh học đang bị suy thoái, tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã gia tăng, các ngành, các cấp cùng với các tổ chức xã hội và nhân dân nhiều nơi đã chung tay, có những hành động thiết thực bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm.
Bảo vệ môi trường: Phát triển "bọt biển hút CO2" từ đá vôi
Nhà đồng sáng lập, kiêm CEO Heirloom Carbon - ông Shashank Samala đánh giá việc thu giữ CO2 trong khí quyển sẽ là "cỗ máy thời gian" giúp đưa nhân loại có được bầu không khí sạch hơn.
Báo động về tình trạng tan chảy hàng loạt thềm băng ở Nam Cực
Các nhà khoa học ước tính có đến 71 trong số 162 thềm băng ở Nam Cực đã giảm khối lượng trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2021, khiến 66,9 nghìn tỷ tấn nước ngọt chảy vào đại dương.
Hệ thống hóa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đang áp dụng ở Việt Nam
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là quy định bắt buộc áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Nguy cơ các dòng sông băng biến mất
Một nửa số sông băng trên Trái đất sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này. Đây là nhận định đáng báo động của giới chuyên gia môi trường, trong đó họ chỉ rõ thủ phạm không ai khác là tình trạng ấm lên toàn cầu.
Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất và khoáng sản - Hiện trạng và đề xuất
Tóm tắt: Trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản, sau khi Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản dưới Luật nhằm chi tiết hóa và hướng dẫn các quy định của Luật nói chung và các quy định phân cấp nói riêng được ban hành, cơ bản đã thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, cơ chế phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương về địa chất, khoáng sản trong thời gian qua đã bộc lộ không ít những bất cập, chồng chéo, hạn chế, đòi hỏi cần có sự rà soát, đề xuất để sửa đổi, làm rõ trách nhiệm cũng như cơ chế phân công, phối hợp, hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực phân công, phân cấp, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý tài nguyên địa chất, khoáng sản.
Bản đồ kể chuyện (storymap) - phương thức truyền thông mới!
Ngày nay sống trong thời đại Internet, thời đại chuyển đổi số với sự phát triển khoa học và công nghệ ngày càng trở lên nhanh hơn hiệu quả hơn. Các sản phẩm và tiện ích công nghệ số ngày càng nhiều và ngày càng trở lên dễ dàng sử dụng hơn đối với nhiều người.
Thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo
Ngày 7/7/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 815/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lo ngại về môi trường khi khai thác biển sâu
Trong khi Cơ quan Quản lý Đáy biển quốc tế đang chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán có thể mở đáy biển quốc tế để khai thác, thì các nhà bảo tồn bày tỏ lo ngại, hệ sinh thái sẽ bị tổn hại do hoạt động khai thác, đặc biệt là khi chưa có bất kỳ quy tắc môi trường nào được thiết lập.
Phát thải CO2 trong ngành năng lượng toàn cầu năm 2022 cao kỷ lục
Mức phát thải CO2 từ ngành năng lượng trên phạm vi toàn cầu đã được ghi nhận ở mức cao kỷ lục trong năm 2022, một xu hướng đi ngược lại những cam kết trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến dự báo sạt lở đất
Theo các chuyên gia địa chất, trượt lở đất đá là một trong những loại hình thiên tai phổ biến nhất trên thế giới và Việt Nam. Ở nước ta, những năm gần đây, các loại hình thiên tai này xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, điển hình ở các tỉnh miền núi như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An,... Tăng cường cảnh báo sớm, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác dự báo là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản do sạt lở đất gây ra.
Lựa chọn công nghệ xử lý trong dự án chất thải rắn sinh hoạt
Lựa chọn phương án công nghệ là một bộ phận quan trong nhất của dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt vì nó quyết định trước hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia
Đó là chủ đề Hội thảo khoa học do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức vào ngày 31/5, tại Hà Nội. TS. Quách Đức Tín - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ TN&MT) chủ trì Hội thảo.
Xu hướng khoa học, công nghệ thế giới có tác động đến ngành Tài nguyên và môi trường
Dự báo về 08 nhóm xu hướng lớn ảnh hưởng quan trọng đối với hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong giai đoạn 10-15 năm tiếp theo và cả thời gian sau đó. Xu hướng đó của thế giới có tác động đến ngành Tài nguyên và Môi trường
Đến năm 2030: Đạt mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường
Đến năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 98%,…
Sinh viên chế tạo tàu vớt rác sử dụng năng lượng mặt trời
Vừa qua, một nhóm sinh viên Trường Đại học Nha Trang đã chế tạo thành công tàu vớt rác 2 thân sử dụng năng lượng mặt trời và được nghiệm thu xếp loại xuất sắc. Mô hình gợi mở hướng thu gom rác thải trên các vùng nước hiệu quả hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.