Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Tiêu chí lựa chọn công nghệ khai thác các nguồn nước ở vùng núi cao, khan hiếm nước khu vực Bắc Bộ
Các giải pháp khai thác nước ở các vùng núi cao Bắc bộ đang được sử dụng phổ biến là thu trữ nước mưa, giếng đào, giếng khoan, mạch lộ và hồ treo,... Các giải pháp này đã cơ bản đáp ứng phần nào nhu cầu nước cho sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, nhiều công trình cấp nước hoạt động kém hiệu quả, vận hành thiếu linh hoạt. Trong nghiên cứu này, 19 tiêu chí thuộc 4 nhóm gồm: Nhóm tiêu chí về nguồn nước, nhóm tiêu chí về kinh tế kỹ thuật, nhóm tiêu chí về xã hội, nhóm tiêu chí về môi trường đã được xác lập để lựa chọn công nghệ khai thác các nguồn nước phù hợp với vùng núi cao, khan hiếm nước để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững lâu dài. Phương pháp tiếp cận GIS đã được sử dụng và các tiêu chí được tích hợp bằng cách sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytical Hierarchy Process - AHP) (Saaty, 1980) để lựa chọn công nghệ khai thác các nguồn nước phù hợp với vùng núi cao, khan hiếm nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tiêu chí đánh giá xác định khu vực áp dụng giải phá
Xác định khu vực tiềm năng lưu giữ nước ngọt trong tầng chứa nước Pleistocen giữa trên vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) những năm gần đây chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Do đó, việc quản lý các nguồn nước dưới đất có sẵn là rất quan trọng để đáp ứng các yêu cầu về nước sạch trong khu vực. Tuy nhiên, việc khai thác nước dưới đất cần được thực hiện cùng với việc bổ sung nhân tạo (BSNT) để duy trì tính bền vững lâu dài của tài nguyên nước. Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận GIS đã được sử dụng để khoanh vùng các khu vực có tiềm năng lưu giữ nước ngọt trong tầng chứa nước Pleistocen giữa trên (qp2-3), là tầng chứa nước khai thác nhiều nhất với 46% tổng lượng khai thác nước dưới đất trong vùng ĐBSCL. Các tiêu chí như chiều sâu mực nước dưới đất, hệ số thấm tầng chứa nước, chiều dày tầng chứa nước, chất lượng nước dưới đất, lượng mưa, khoảng cách đến nguồn nước mặt, sử dụng đất, khoảng cách đến khu vực cấp nước, khoảng cách đến khu vực nguy cơ ô nhiễm được tích hợp bằng cách sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (Analytical Hierar
Đánh giá ảnh hưởng của phân Ca-Oligochitosan-Amin+TE lên sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa lan dendrobium pink happy trồng ở Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE trên cây giống lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi và 10 tháng tuổi, được thực hiện tại trại thực nghiệm của Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao của TP. Hồ Chí Minh.
Đánh giá khả năng xử lý Zn trong nước thải xi mạ bằng phương pháp keo tụ điện hóa
Nghiên cứu đã đánh giá khả năng xử lý ion Zn2+ trong nước thải xi mạ thật lấy từ bể điều hòa của Công ty xi mạ tại Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả xử lý Zn2+ phụ thuộc vào pH, mật độ dòng điện và thời gian phản ứng. Với đầu vào 43,9 mg/L, pH 9, thời gian phản ứng 20 phút với mật độ dòng điện 16,93 A/m2, hiệu quả xử lý Zn2+ đạt 98,12 %, lượng Zn2+còn lại trong nước sau xử lý là 0,823 mg/L, thấp hơn quy định xả thải của QCVN 40:2011/BTNMT, 3 mg/L.
Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp
Thời gian qua, các cấp, ngành, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đã từng bước quan tâm, chú trọng và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Các khu công nghiệp đã góp phần hạn chế việc phân tán cơ sở sản xuất công nghiệp, thực hiện tập trung sản xuất, di dời cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nội đô, làng nghề vào trong khu công nghiệp. Do đó, công tác bảo vệ môi trường được kiểm soát chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với công tác xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải.
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang
Mặc dù đã đạt nhiều kết quả trong công tác chuyển đổi số, tuy nhiên, ở các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hệ thống hạ tầng phục vụ chuyển đổi số chưa đầy đủ, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh còn thấp, nên việc tiếp cận các nội dung chuyển đổi số còn nhiều hạn chế. Do đó, tỉnh Tuyên Quang đang và sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” này.
Phi carbon hóa máy bay
Hiện các máy bay thế hệ mới nhất tiêu thụ ít hơn 15% nhiên liệu và do đó thải ra càng ít CO2...
Công nghệ sinh học tạo ra loại bê tông mới có thể tự vá các vết nứt
Các nhà khoa học đã sáng chế một loại bê tông mới có khả năng tự vá vết nứt bằng 'sợi sinh học' của các vi khuẩn được đưa vào trong kết cấu của vật liệu ban đầu.
Xác định sự dịch chuyển của một số chất ô nhiễm từ bãi rác Nam Sơn - Thành phố Hà Nội vào tầng chứa nước
Bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội được xây dựng từ năm 1999 với tổng diện tích gần 85 ha, với nhiệm vụ chính là tiếp nhận, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố Hà Nội với yêu cầu công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường (Nguyễn Thi Phượng, 2015). Tuy nhiên, bãi rác Nam Sơn khi vào hoạt động có một lượng lớn nước rác được tạo ra và nguy cơ thấm rỉ từ bãi rác là rất lớn. Vì vậy, rất cần nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của lượng nước rỉ rác đến chất lượng nước mặt và nước dưới đất vùng bãi rác Nam Sơn. Để đánh giá sự tác động của nước thải bãi rác, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu, phân tích nước rác, nước mặt và nước dưới đất vùng xung quanh bãi rác, đánh giá sự dịch chuyển của các chất ô nhiễm từ bãi rác Nam Sơn vào tầng chứa nước khe nứt Triat hệ tầng Nà Khuất (t2nk) - tầng chứa nước chính của vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước dưới đất hiện tại của tầng chứa nước t2nk tại khu vực xung quanh bãi rác vẫn trong tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y t
Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp
Thời gian qua, các cấp, ngành, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp đã từng bước quan tâm, chú trọng và thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Các khu công nghiệp đã góp phần hạn chế việc phân tán cơ sở sản xuất công nghiệp, thực hiện tập trung sản xuất, di dời cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nội đô, làng nghề vào trong khu công nghiệp. Do đó, công tác bảo vệ môi trường được kiểm soát chặt chẽ hơn, đặc biệt đối với công tác xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải.
Nghiên cứu xác định các đặc tính Real-time RT-PCR phát hiện đồng thời hai virus Ebola và Marburg
Virus EBOV và MARV thuộc họ Filovirus, khi lây truyền cho người gây ra hiện tượng sốt xuất huyết nặng với tỷ lệ tử vong lên tới 90%. Người bị nhiễm EBOV và MARV có thể tiếp tục lây truyền bệnh cho người khác qua đường tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết cơ thể. Đặc biệt, EBOV và MARV cũng có thể lây truyền qua các giọt bắn hô hấp từ người bệnh và có thể tồn tại trong môi trường bình thường trong nhiều ngày. Chúng có thể được sử dụng như một loại vũ khí sinh học, phát tán thông qua các mẫu môi trường. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật real-time RT-PCR đã được lựa chọn để phát hiện đồng thời hai chi virus Ebola và Marburg trong cùng một phản ứng do đây là kỹ thuật có độ nhạy, độ chính xác cao nhất hiện nay để phát hiện các virus có vật liệu di truyền là RNA. Sử dụng tổ hợp mồi, mẫu dò đã lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm xác định các đặc tính Real-time RT-PCR phát hiện đồng thời hai virus Ebola và Marburg.
Ứng dụng vật liệu từ tính điều chế hạt cây bò cạp vàng xử lý phẩm nhuộm Reactive Blue 19 trong nước
Vỏ hạt cây Bò cạp vàng đã được sử dụng trong điều chế vật liệu sinh học mang từ tính. Đặc điểm, tính chất bề mặt và diện tích bề mặt riêng của vật liệu sinh học được xác định bằng các phương pháp đặc trưng bao gồm kính hiển vi điện tử quét (SEM) và phương pháp đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ nitơ. Kết quả thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm về quá trình xử lý phẩm nhuộm Reactive Blue 19 (RB19) cho thấy hiệu quả xử lý của vật liệu được điều chế phụ thuộc vào pH dung dịch và liều lượng vật liệu được sử dụng. Như vậy, quá trình thay thế chất keo tụ có nguồn gốc hóa học, với giá thành cao cùng nguy cơ gây độc và ô nhiễm thứ cấp, bằng chất keo tụ điều chế từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên đã cho thấy tính khả thi, tiềm năng ứng dụng với hiệu quả cao trong xử lý nước thải, đặc biệt là các giai đoạn đầu của quy trình xử lý. Bên cạnh đó, sự bổ sung vật liệu từ tính CoFe2O4 có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng thu hồi vật liệu dưới tác dụng của từ trường ngoài, từ đó mở rộng t
Thành lập bản đồ hướng lan truyền ô nhiễm khu vực Tây Bắc bãi rác Xuân Sơn, Hà Nội thể hiện ở tỷ lệ 1: 2.000 trên cơ sở tài liệu đo sâu mặt cắt điện trường tự nhiên và cảm ứng điện từ
Trong bài báo này, tập thể tác giả trình bày kết quả thành lập bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi truòng gần mặt đất và bản đồ hướng lan truyền ô nhiễm khu vực Tây Bắc bãi rác Xuân Sơn, Hà Nội trên cơ sở các tài liệu mặt cắt đo sâu điện trường tự nhiên và cảm ứng điện từ (độ dẫn điện). Kết quả đo sâu mặt cắt điện trường tự nhiên khu vực Tây Bắc bãi rác Xuân Sơn, Hà Nội cho thấy: tại khu vực này tồn tại các dập vỡ sâu hơn 100 mét so với mặt địa hình. Các dập vỡ này lại trùng với cống thoát nước rác rò rỉ từ bãi bác trực tiếp ra bên ngoài thông với suối Hai. Kết quả đo cảm cứng điện từ cho thấy: tại khu vực nghiên cứu có dấu hiệu ô nhiễm và bị ô nhiễm thông qua vùng có giá trị > 50mS/m, vùng này trùng với cống số 1 đến cống số 3 phía Tây Bắc bãi rác. Tổng hợp tài liệu, tập thể tác giả đã thành lập được bản đồ hiện trạng ô nhiễm môi trường gần mặt đất và bản đồ hướng lan truyền ô nhiễm khu vực Tây Bắc bãi rác.
Ứng dụng các phương pháp học tập kết hợp trong dự báo nguy cơ cháy rừng tại Gia Lai
So với cả vùng Tây Nguyên, Gia Lai chiếm 28% diện tích lâm nghiệp, 30% diện tích có rừng và 38% trữ lượng gỗ. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại khác nhau. Rừng tự nhiên ở Gia Lai chiếm khoảng 78,3% diện tích đất lâm nghiệp, có nhiều loại cây quý hiếm, gỗ tốt. Cháy rừng là mối đe dọa lớn, ảnh hưởng xấu đến môi trường và vùng sinh thái. Do đó, theo dõi hiện trạng và dự báo cháy rừng là rất cần thiết nhằm góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy hiện nay trên thế giới vẫn chưa có phương pháp chung cho bài toán dự báo nguy cơ cháy rừng. Trong bài báo này, chúng tôi thử nghiệm áp dụng và so sánh các phương pháp học tập thể (Ensemble Learning) cho bài toán dự báo nguy cơ cháy rừng tại Gia Lai.
Ứng dụng tổ hợp các phương pháp địa vật lý xác định đới khoáng hóa ẩn sâu khu Tây, mỏ đồng Sin Quyền, Bát Xát, Lào Cai
Những kết quả thăm dò quặng ẩn sâu trong những năm gần đây trên thế giới đã phát hiện được rất nhiều đới khoáng hóa có giá trị nằm ẩn dưới các đối tượng đã được phát hiện trước đây. Trong đó, việc nghiên cứu các cấu trúc khống chế quặng, và các kênh dẫn thường liên quan chặt chẽ với các đứt gãy. Để nghiên cứu các đối tượng này, thì các phương pháp địa vật lý đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các phương pháp địa vật lý thường chỉ nhạy cảm đối với một tham số vật lý nhất định của đất đá, ngoài ra chiều sâu và độ phân giải của các phương pháp là khác nhau. Đối với nhiệm vụ xác định đới khoáng hóa ẩn sâu khu Tây mỏ đồng Sin Quyền chúng tôi lựa chọn áp dụng tổ hợp ba phương pháp thăm dò từ mặt đất, từ tellua và phân cực kích thích. Phương pháp từ proton được tiến hành đầu tiên trong các phương pháp địa vật lý. Mục đích chính là khoanh định được các đới dị thường liên quan đến trường quặng trên diện tích khảo sát để làm cơ sở định hướng cho thiết kế mạng lưới khảo sát các phương pháp s
Lượng khí độc CO trong khí quyển giảm nhờ sự can thiệp của con người
Mật độ CO - một loại khí độc hại tác động đến biến đổi khí hậu - đã ổn định, thậm chí có xu hướng giảm kể từ cuối những năm 1980, trùng hợp với sự ra đời của bộ chuyển đổi xúc tác trong ôtô.
Đặc điểm biến dạng của các thành tạo địa chất trong khu vực mỏ đồng Sin Quyền, Bát Xát, Lào Cai và vai trò khống chế quặng của chúng
Trong phạm vi khu mỏ đồng Sin Quyền, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, theo kết quả nghiên cứu khảo sát, đo vẽ thành lập sơ đồ cấu trúc kiến tạo và khống chế quặng hóa đồng mỏ đồng Sin Quyền khu mỏ tồn tại 5 pha biến dạng kiến tạo chồng lấn nhau hết sức phức tạp. Trong đó, pha biến dạng thứ 3 (D3) tạo phiến có phương TB-ĐN, góc dốc lớn (70-850) cắm chủ đạo về phía Đông Bắc là cấu trúc khống chế quặng chính của khu vực mỏ. Hai pha kiến tạo sau (D4, D5) có vai trò phá hủy, dịch chuyển quặng. Đặc biệt, hoạt động trượt thuận mang tính chất khu vực thuộc pha biến dạng thứ 5 (D5) có vai trò làm cho phần phía Đông suối Ngòi Phát (suối cũ) bị hạ xuống tương đối mạnh so với khu Tây.
Nghiên cứu giải pháp nâng cao ổn định của bờ dốc đất sét lẫn dăm sạn ở dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 2, đoạn tuyến từ km 284+600 đến km 285+995
Quốc lộ 2, TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang đoạn tuyến từ km 284+600 đến km 285+995 đi qua địa hình là vùng núi có nhiều mặt cắt có chiều sâu đào lớn nhất khoảng 33 m nguy cơ sạt lở cao. Hơn nữa, các lớp đất tầng phủ có nguồn gốc sườn, tàn tích với thành phần là sét lẫn dăm sạn, phía dưới là lớp đá phiến sét với cấu trúc phân thành các lớp mỏng với thế nằm dốc ra phía nền đường, gây bất lợi về mặt ổn định. Các giải phải đã được nghiên cứu để nâng cao ổn định của bờ dốc đất: Thứ nhất, là đào ngả mái và bảo vệ bề mặt; thứ hai, sử dụng neo dự ứng lực kết hợp với đinh đất và khung bê tông cốt thép; thứ ba, sử dụng hệ lưới cường độ cao. Bài báo đã cung cấp thêm thông tin về các phải pháp nâng cao ổn định bờ dốc đất sét lẫn sạn cho người đọc cũng như kỹ sư thiết kế công trình.
Khảo sát hải lưu vòng Nam Cực để xác định nguyên nhân băng tan
Ngày 13/11, Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp và khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết trong những ngày tới, các nhà khoa học Australia sẽ bắt đầu hải trình nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với dòng hải lưu mạnh nhất thế giới.
Thay đổi chất lượng sinh cảnh trong hệ sinh thái tại rừng ngập mặn Cần Giờ
Chất lượng sinh cảnh thể hiện trạng thái rừng ngập mặn (RNM). Do đó, đánh giá chất lượng sinh cảnh cần thiết được thực hiện để có thể thấy rõ diễn tiến về chất lượng của RNM theo không gian và thời gian. Nhằm giúp hỗ trợ đánh giá về RNM, nghiên cứu này được thực hiện tại Cần Giờ. Trong đó, nghiên cứu áp dụng công cụ InVEST để mô phỏng chất lượng sinh cảnh theo không gian và thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng sinh cảnh theo không gian và thời gian. Trong đó, các vùng ven biển dễ bị tác động của xói mòn và sạc lở nên chất lượng sinh cảnh kém hơn so với các khu vực bên trong rừng. Nghiên cứu cho thấy công cụ InVEST có thể hữu hiệu trong việc đánh giá thay đổi chất lượng sinh cảnh và có thể áp dụng cho các trường hợp tương tự.