Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám
Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo
Tăng cường hơn nữa nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Viễn thám
Cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thám từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Ứng dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám còn gặp nhiều khó khăn
Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám
Tăng cường năng lực quản lý viễn thám là một trong những nhiệm vụ then chốt, điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công “Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, nhu cầu nhân lực viễn thám cần được xác định cho từng thời kỳ, từng vùng miền, từng nhóm ngành nghề và có sự chia sẻ giữa các cơ sở đào tạo để bảo đảm đào tạo đủ, không lãng phí nguồn lực xã hội.
Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo
Công nghệ viễn thám có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống khác, đồng thời là công cụ duy nhất có hiệu quả để giám sát tài nguyên môi trường biển và hải đảo với thông tin không gian rộng, đa thời gian, chính xác, khách quan, nhanh chóng.
Ứng dụng cơ bản của viễn thám trong khai thác mỏ
Từ lâu, ngành khai thác mỏ đã là nền tảng của hoạt động khai thác tài nguyên và sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khi những tiến bộ công nghệ tiếp tục định hình các lĩnh vực khác nhau, viễn thám nổi lên như một yếu tố có khả năng thay đổi cuộc chơi trong các hoạt động khai thác mỏ hiện đại, từ việc xác định các khai trường tiềm năng đến đánh giá khai trường sau khai thác.
Cục Viễn thám quốc gia: Hoàn thành xây dựng các thông tư chuyên ngành viễn thám
Thực hiện Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Viễn thám quốc gia được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng dự thảo Thông tư “Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ chuyên đề bằng công nghệ viễn thám” và Thông tư quy định kỹ thuật vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia. Đến nay, Cục đã hoàn thiện Dự thảo Thông tư và đang gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hiện trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu ở Việt Nam
Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam được tiếp cận một công nghệ mới, hiện đại đó là công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS/GNSS) từ khoảng 30 năm trước. Ban đầu, công nghệ GPS/GNSS ở Việt Nam được coi là “của hiếm”, chỉ có ở một số ít doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu sử dụng cho đo đạc xây dựng lưới khống chế quốc gia, đến nay đã có những thay đổi hoàn toàn.
Tăng cường hơn nữa nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Viễn thám
Tiếp tục tăng cường nghiên cứu khoa học, khuyến khích, huy động chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về viễn thám. Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đặc biệt là những quốc gia đã có hợp tác truyền thống với Việt Nam về Viễn thám,… để lĩnh vực Viễn thám quốc gia ngày một phát triển, đáp ứng nhu cầu thực tiễn là những định hướng phát triển, chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Viễn thám thời gian tới.
Cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước về viễn thám từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Thời gian qua mặc dù đã hình thành hệ thống quản lý nhà nước về viễn thám, việc ứng dụng phát triển viễn thám được các Bộ, ngành quan tâm đẩy mạnh, tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng như hành lang pháp lý về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức trong quản lý phát triển ứng dụng viễn thám chưa đầy đủ, đây chính là một trong những hạn chế lớn cho công tác quản lý và thúc đẩy phát triển viễn thám từ trung ương tới địa phương.
Ứng dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám còn gặp nhiều khó khăn
Mặc dù, việc sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám vào quán lý, vận hành đơn vị, tổ chức đã được Chính phủ chỉ đạo và Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai sát sao. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, khó tiếp cận, nên hiện nay mới có 06 Bộ, ngành và 37 địa phương có báo cáo về lĩnh vực viễn thám.
Công nghệ viễn thám hỗ trợ hiệu quả quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường
Thời gian qua, công nghệ viễn thám đã góp phần không nhỏ trong công tác giám sát tài nguyên và môi trường và đang trở thành công nghệ ứng dụng phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực và là một trong các hướng đi chủ đạo nhằm phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Họp Ban chỉ đạo sơ kết Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia
Sáng 1/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
Bài 2: Ứng dụng viễn thám trong giám sát thiên tai trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới, việc ứng dụng viễn thám trong giám sát thiên tai đã ngày càng trở nên phổ biến nhờ khả năng cung cấp thông tin phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại này đã được triển khai mạnh mẽ trong thực tiễn nhờ sự sẵn có của nguồn dữ liệu.
Bài 1: Tình hình thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam
Hàng năm, hàng trăm thiên tai hay còn gọi là thảm họa tự nhiên xảy ra trên khắp thế giới làm tê liệt nền kinh tế, tàn phá mùa màng và khiến hàng triệu người phải di dời. Mối đe dọa về thiên tai vẫn tiếp tục khi dân số ngày càng gia tăng, khí hậu thay đổi và tình trạng bất ổn kinh tế vẫn tiếp diễn khiến người dân dễ bị tổn thương hơn trước các hiểm họa.
Vai trò của thông tin không gian địa lý đối với quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
Dữ liệu không gian địa lý đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các nền kinh tế quốc dân; đặc biệt là trong giai đoạn phát triển công nghiệp 4.0, phát triển các chương trình số hóa như hiện nay. Trong hệ thống thông tin, thông tin không gian địa lý giữ một vai trò quan trọng để phát triển thành phố thông minh, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường,… Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Phi Sơn - Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ để hiểu rõ hơn về nội dung trên.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp: Cần xây dựng Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về ứng dụng công nghệ viễn thám
Trong ngành nông nghiệp Việt Nam, công nghệ viễn thám đã được ứng dụng vào điều tra quy hoạch rừng; thiết lập bản đồ cây trồng; theo dõi diện tích nuôi trồng thủy sản. Công nghệ viễn thám cũng được ứng dụng vào theo dõi thiên tai và biến đổi khí hậu như: hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, thiệt hại do thiên tai, phát thải khí nhà kính, sạt lở bờ biển, quản lý tài nguyên nước…
Ứng dụng công nghệ viễn thám của Italia trong giám sát tài nguyên thiên và môi trường
Cục Viễn thám quốc gia vừa tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ viễn thám của Italia trong giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường” thuộc Phi dự án: “Thiết lập và triển khai Hệ thống thông tin địa lý về Tính dễ tổn thương do BĐKH, Đánh giá rủi ro và Giám sát môi trường cho Việt Nam dựa trên Công nghệ viễn thám” trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ về “Hợp tác trong lĩnh vực đánh giá rủi ro thiên tai, thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do BĐKH” giữa Bộ TN&MT Việt Nam và Bộ Môi trường, Đất đai và Biển Italia. TS. Trần Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia và ông Macro Abbiati - tham tán KHCN, Đại sứ quán Italia tại Việt Nam chủ trì Hội thảo. Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Cục Viễn thám quốc gia, các Sở TN&MT: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, các đối tác, chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ viễn thám.
VNREDSat-1 góp phần phát triển nhanh ứng dụng vệ tinh quan sát Trái đất
Ngày 15/5, Viện Công nghệ vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Kỷ niệm 10 năm ngày phóng thành công vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 (7/5/2013-7/5/2023).
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về ảnh viễn thám
Cục Viễn thám quốc gia đang triển khai xây dựng Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Viễn thám quang học đa phổ - Ảnh viễn thám độ phân giải cao và siêu cao.
Làm tốt vai trò quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Trung tâm Thông tin và Dữ liệu viễn thám (Cục Viễn thám quốc gia) sáng 26/12, Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia Nguyễn Quốc Khánh biểu dương, đánh giá cao những kết quả đạt được của Trung tâm năm 2022.
Sử dụng công nghệ viễn thám trong phòng, chống tội phạm về tài nguyên và môi trường
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường (Bộ Công an) và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa tổ chức Lễ ký kết hợp tác về khai thác, sử dụng ảnh và các sản phẩm viễn thám phục vụ công tác PCTP và vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Sử dụng ảnh vệ tinh viễn thám phục vụ quản lý các dự án điện mặt trời mái nhà
Ngày 21/10, tại Hà Nội, Cục Viễn thám quốc gia đã có buổi làm việc với Tổng công ty điện lực miền Nam về việc hợp tác sử dụng công nghệ viễn thám trong việc quản lý, giám sát các dự án điện mặt trời mái nhà.