Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng xăng sinh học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp phát triển xăng sinh học ở Việt Nam
Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển
Trên thế giới nhiều nước đã sử dụng công nghệ định vị vệ tinh vào việc đo sâu phục vụ thành lập hải đồ, trong đó không chỉ đơn thuần là lấy tọa độ mặt bằng mà còn sử dụng công nghệ định vị vệ tinh (GNSS) trong xác định độ sâu và chuyển độ sâu từ mặt biển tức thời về mặt quy chiếu độ sâu hải đồ.
Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những chế định được luật hoá chi tiết tại Luật BVMT năm 2020. Việc phân loại CTRSH trong thời gian qua đã có những biến chuyển tích cực, tuy nhiên thực tế hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Để phân loại rác thành công, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cần có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương (tạo ra chính sách, cơ chế thực hiện), doanh nghiệp (trang thiết bị xử lý tái chế phù hợp, đáp ứng yêu cầu đảm bảo đủ nguyên liệu để vận hành ổn định), người dân.
Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè
TP. Hồ Chí Minh hiện nay có hơn 6.000 ha nuôi trồng tôm, riêng huyện Nhà Bè có hơn 234 ha, tập trung nuôi chủ yếu ở 2 xã Hiệp Phước và Nhơn Đức.
Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau
Nghệ, mật ong là các nguyên liệu được sử dụng nhiều trong đời sống con người. Đặc biệt ở Việt Nam, nghệ được biết đến như một phương thuốc chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đều cho thấy Curcumin là một trong những thành phần chính của củ nghệ có nhiều đặc tính chữa bệnh.
Khảo sát, đánh giá tình hình sử dụng xăng sinh học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp phát triển xăng sinh học ở Việt Nam
Nhiên liệu sinh học đã được sử dụng ở nhiều quốc gia để làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm khí thải nhà kính. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và sử dụng xăng sinh học của người dân và đề xuất giải pháp phát triển xăng sinh học ở Việt Nam.
Chiến lược quản trị kinh doanh nhà hàng
Quản trị kinh doanh nhà hàng là quá trình quản lý và điều hành các hoạt động của một nhà hàng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ, và sự hài lòng của khách hàng.
Xây dựng mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp cho huyện đảo Phú Quý
Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, với dân số khoảng 30.000 người, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh cũng như phát triển kinh tế biển. Du lịch Phú Quý đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển là vấn đề ô nhiễm môi trường, lượng rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa trên địa bàn khá lớn.
Phân vùng các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch bền vững trên nền mô hình số địa hình ở Mỹ Đức - Hà Nội
Huyện Mỹ Đức nằm ở phía Nam của Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 52 km. Huyện có 2 di tích Quốc gia là Khu thắng cảnh Chùa Hương và Khu du lịch Hồ Quan Sơn, hàng năm có khoảng 1,4 triệu lượt khách thăm quan. Huyện có nhiều làng nghề truyền thống như dệt, may Phùng Xá, trồng dâu nuôi tằm,… Đây là lợi thể để kết hợp du lịch thăm quan thắng cảnh với làng nghề truyền thống.
Đánh giá thực trạng canh tác rau hữu cơ tại huyện Ba Tri, Bến Tre và đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ tưới tự động thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Biến đổi khí hậu và El Nino đang gây ra những tác động tiêu cực kéo dài dẫn đến thiếu nước, hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra với tần suất cao ở nước ta. Một số khu vực hiện nay gặp tình trạng thiếu nước tưới tiêu do hạn hán và xâm nhập mặn dẫn đến việc canh tác nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, trong đó có tỉnh Bến Tre.
Các chủ trương và chính sách chuyển đổi năng lượng xanh hướng tới mục tiêu Net Zero
"... Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050". Đó là cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26.
Các chính sách và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi năng lượng công bằng hướng tới Net Zero trong bối cảnh Việt Nam
Tại Hội nghị Thượng định COP26 vào năm 2021. Nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển (G7) và Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra sáng kiến về Chuyển đổi năng lượng công bằng (JET) nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của các quốc gia đang phát triển hiện có tỷ trọng sản xuất nhiệt điện than cao.
Chuyển dịch than công bằng ở Việt Nam
Chuyển dịch năng lượng công bằng là sự chuyển dịch từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng sạch, ít các-bon mà không gây ra các tác động tiêu cực tới xã hội, việc làm và sinh kế của người dân.
Phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo hướng đến Net Zero
Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, năng lượng cũng là một trong những ngành trọng điểm để đưa Việt Nam có khả năng đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo và cách tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng tái tạo dựa trên điều kiện tự nhiên tại các tỉnh miền Trung
Những năm gần đây, vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề quan tâm của toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Cơ chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh hướng tới Net Zero
Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh được xác định là một chiến lược nhằm hướng đến phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh đa dạng sinh học bị suy giảm và môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi các thảm họa do thiên tai và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn trong Thế kỷ 21.
Sản xuất điện năng từ khí thải bãi chôn lấp chất thải rắn - lợi ích kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một trong những vấn đề ưu tiên trong công tác quản lý môi trường ở nước ta, đặc biệt là trong bối cảnh dân số gia tăng và các hoạt động kinh tế ngày càng phát triển. Hiện nay, công tác quản lý CTRSH được thực hiện theo hướng chủ yếu đó là (i) chú trọng đến xử lý cuối cùng, tập trung vào thu gom, vận chuyển, xử lý và (ii) chú trọng đến việc tái chế chất thải, tập trung vào việc phân loại chất thải tại nguồn, tái sử dụng, tái chế, đốt hoặc chôn lấp. Với hướng quản lý như trên dự kiến khối lượng chất thải mang đi chôn lấp sẽ hạn chế tối đa, thay vào đó là các giải pháp tái chế, tái sử dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn trước, khối lượng CTRSH phát sinh được chôn lấp tại các bãi chôn lấp là rất lớn. Về mặt môi trường các bãi chôn lấp CTRSH là nguồn gây ô nhiễm tới môi trường nước, không khí, đất. Tuy nhiên xét về mặt kinh tế nếu chúng ta biết tận dụng và thu hồi khí thải tại các bãi chôn lấp (LFG) có thể sẽ mang lại các giá trị kép đó là giá trị về k
Định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, việc chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các quốc gia trong đó bao gồm Việt Nam. Tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là những xu hướng toàn cầu mà còn là định hướng phát triển của Việt Nam. Để thực hiện thành công những mục tiêu này, việc định hướng sản xuất đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi kinh tế và môi trường, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc đưa khoa học và công nghệ (KH&CN). Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã triển khai các chương trình KH&CN cấp quốc gia (KC) liên quan, căn cứ vào các nội dung tại những Chương trình KC này, các tổ chức, cá nhân có thể đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu Net Zero tại Việt Nam.
Phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo - Kinh nghiệm quốc tế và của một số địa phương ở nước ta về chuyển đổi năng lượng
Theo Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/7/2022 về việc Phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1) và tại Quyết định 896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 ban hành ngày 26/7/2022 đã nêu rõ “Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhằm thực hiện cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.
Chuyển dịch năng lượng và mục tiêu Net Zero trên thế giới: Bối cảnh đặt ra với Việt Nam
Chuyển dịch năng lượng nhằm đạt mục tiêu Net Zero là trọng tâm của các chính sách môi trường toàn cầu, không chỉ liên quan đến việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính, mà còn đòi hỏi các quốc gia phát triển hệ thống năng lượng bền vững, tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo và áp dụng công nghệ tiên tiến. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đã cam kết với các mục tiêu toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính thông qua các hiệp định như Thỏa thuận Paris.
Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu lá Lốt
Lá Lốt (Piper sarmentosum) là loài thực vật phổ biến được dùng như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Đã có nhiều nghiên cứu về cây lá Lốt nhưng chủ yếu trên các cao chiết methanol, nước, ethyl acetate, chloroform. Đối với tinh dầu lá Lốt, các thông tin khoa học vẫn còn rất hạn chế.