

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Với mục tiêu bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng và bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học, những năm qua, lực lượng kiểm lâm Ban Quản lý (BQL) Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông đã phối hợp với chính quyền các xã, ban quản lý các thôn đẩy mạnh tuyên truyền quy định về bảo vệ rừng. Đồng thời, tham mưu cho chính quyền các xã thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đồng bào sinh sống ở vùng đệm khu bảo tồn chuyển đổi cơ cấu sản xuất và triển khai các biện pháp phát triển lâm nghiệp bền vững.

Trăn trở với công tác bảo tồn đa dạng sinh học
Sau nhiều năm trăn trở, thai nghén, năm 2012, ông Nguyễn Xuân Vĩ đã thành lập Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng mà ông ấp ủ khi còn là sinh viên. Hơn 10 năm qua, ông Vĩ vẫn đau đáu, trăn trở đi tìm giải pháp để bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học không chỉ ở thành phố Đà Nẵng mà còn ở các tỉnh thành khác trên cả nước.

Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Tràm Chim
Chiều ngày 14/9, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (QGTC), Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học bảo tồn đa dạng sinh học và hướng dẫn sử dụng phần mềm giới thiệu Vườn QGTC.

Quảng Bình nỗ lực giải cứu Sao La khỏi bờ vực tuyệt chủng
Quảng Bình triển khai Dự án 'Giải cứu Sao La khỏi bờ vực tuyệt chủng' nhằm phát hiện và bảo tồn loài Sao La - loài động vật cực kỳ nguy cấp - trong tự nhiên ở vùng Trung Trường Sơn Việt Nam.

Di sản thế giới góp phần quan trọng bảo tồn đa dạng sinh học
Các di sản thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là nơi sinh sống của 20% tổng số loài được biết đến và đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học.

Huy động nguồn lực trong nỗ lực bảo tồn và phục hồi thiên nhiên
Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao thế giới. Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ khai thác và sử dụng quá mức và các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép đã khiến diện tích tự nhiên trên cạn, vùng ngập nước và vùng biển bị thu hẹp. Cũng vì các tác động đó, nhiều loài động thực vật đã suy giảm nghiêm trọng, một số loài đã tuyệt chủng và sắp tuyệt chủng trong tương lai gần.

Bảo tồn đàn voi rừng Đồng Nai theo hướng chung sống hài hòa
Ngày 30/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phối hợp Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) và tổ chức Humane Society International (HIS) tổ chức hội thảo đánh giá chương trình thí điểm bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa.

Hệ sinh thái rừng khô hạn độc đáo ở Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) với vùng lõi là Vườn Quốc gia Núi Chúa sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan độc đáo với vẻ đẹp kỳ vĩ của rừng trên cao, bán sa mạc dưới thấp và biển liền kề.

WWF ra mắt Liên minh Bảo tồn Voi châu Á
Ngày 12/8, nhân Ngày quốc tế Voi, WWF ra mắt Liên minh Bảo tồn Voi châu Á (AEA) với mục tiêu giảm thiểu tình trạng sinh cảnh của voi bị mất và thu hẹp, người và voi chung sống hài hòa, và quần thể voi hoang dã phát triển ổn định.

Vườn Quốc gia Bến En bảo tồn và phát triển loài lim xanh bản địa
Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên 14.305,09 ha, trong đó đất có rừng là 11.200,08 ha (rừng tự nhiên là 10.847,65 ha, diện tích còn lại là rừng trồng). Cùng với chủ động bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên rừng, góp phần đưa Vườn Quốc gia Bến En trở thành điểm sáng về bảo tồn đa dạng sinh học tại Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung, những năm vừa qua, Vườn Quốc gia Bến En đã chú trọng bảo tồn và phát triển loài lim xanh bản địa (cây lâm nghiệp đặc trưng, bản địa của tỉnh Thanh Hóa). Nơi đây là một trong những trung tâm phân bố tự nhiên của loài lim xanh. Đây là loài nguy cấp, quý hiếm, hạn chế khai thác, sử dụng. Không chỉ có vậy, nấm lim xanh còn có giá trị rất cao trong y tế, chăm sóc sức khỏe con người.

Bảo tồn đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Tràm Chim gắn với phát triển sinh kế bền vững
Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim được công nhận là Khu Ramsar thứ 2000 của thế giới và là Ramsar thứ 4 của Việt Nam vào năm 2012. Từ đó đến nay, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn gắn với phát triển ổn định sinh kế cho người dân vùng đệm, qua đó giúp việc bảo tồn đa dạng sinh học thực hiện hiệu quả hơn.

Lào Cai: Thả về rừng tự nhiên Sa Pa 49 cá thể chim, thú rừng quý hoang dã sau cứu hộ
Vườn quốc gia Hoàng Liên vừa cùng cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức tái thả vào rừng tự nhiên Sa Pa 49 cá thể động vật hoang dã sau cứu hộ lần 2 năm 2023.

Đắk Lắk: Phát huy vai trò cộng đồng trong bảo vệ động vật hoang dã
“Tổ cộng đồng tuần tra bảo vệ rừng” nhằm hỗ trợ các trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Chư Yang Sin tiến hành hoạt động tuần tra, tìm kiếm, phát hiện, tháo gỡ bẫy thú rừng và chống săn bắt trái phép.

Quảng Trị tăng cường hợp tác triển khai các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu
Sáng nay 5/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) về tình hình triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh.

Hòa Bình: Đa dạng hoạt động, mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
Thông qua các sự kiện về môi trường như: Ngày Nước thế giới (22/3), ngày Khí tượng thế giới (23/3), Giờ Trái Đất, ngày Môi trường thế giới 5/6, Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (29/4 - 6/5), Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn (20/9), ngày Đa dạng sinh học (22/5); ngày Đất ngập nước... các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị, xã hội trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục với nhiều hình thức phong phú, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia hưởng ứng, tạo sự thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.

Lạng Sơn công nhận 10 cây di sản trên địa bàn huyện Cao Lộc
Sáng 12/6, tại di tích lịch sử đình Háng Pài, thôn Còn Pheo, xã Thụy Hùng, UBND huyện Cao Lộc tổ chức lễ công nhận đối với 10 cây di sản trên địa bàn huyện. Đây là sự kiện quan trọng có giá trị về môi trường sinh thái, lịch sử - văn hóa, du lịch.

Hoàn thiện khung pháp lý góp phần hạn chế suy giảm đa dạng sinh học
Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy giảm đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức xã hội, kêu gọi chung tay nhằm xây dựng tương lai “sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050.

Việt Nam phát hiện 158/380 loài mới thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
380 loài mới được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng trong năm 2021-2022, trong đó có 158 loài đã được tìm thấy tại Việt Nam.

Bảo vệ toàn diện đa dạng sinh học
Bà Rịa-Vũng Tàu đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trong việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đa dạng sinh học (ĐDSH).

Thay đổi hành vi, thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên
Ngày 22/5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Quốc tế đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động về đa dạng sinh học.