

Hà Nội: Ứng phó với biến đổi khí hậu ngay từ khâu lập quy hoạch

Dự báo, cảnh báo sớm, giảm thiểu thiệt hại rủi ro thiên tai

Biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất của nông nghiệp ASEAN

Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu

Ngày Trái đất 2022: Google Doodle truyền thông điệp mạnh mẽ về biến đổi khí hậu

Hà Nội: Ứng phó với biến đổi khí hậu ngay từ khâu lập quy hoạch
Những tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống đô thị Thủ đô đã hiển hiện trong thời gian qua và ngày càng trầm trọng như: Ngập lụt, ô nhiễm môi trường, biến đổi nhiệt độ bất thường...

Dự báo, cảnh báo sớm, giảm thiểu thiệt hại rủi ro thiên tai
Biến đổi khí hậu đã có tác động rõ nét đối với sự gia tăng thiên tai trên thế giới và ở Việt Nam. Nhiệt độ tăng dẫn đến thay đổi hoàn lưu gió mùa; nhiệt độ nước biển tăng cũng làm bão có cường độ mạnh hơn, bốc hơi tăng dẫn đến mưa cực đoan nhiều hơn,... Rất nhiều khả năng, sự bất thường của thời tiết cực đoan và thiên tai sẽ trầm trọng hơn trong tương lai, khiến cho việc dự báo, cảnh báo và quản lý rủi ro thiên tai ngày càng khó khăn hơn.

Biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất của nông nghiệp ASEAN
Biến đổi khí hậu đang là thách thức cấp bách nhất, trở ngại lớn nhất của ngành nông nghiệp các quốc gia ASEAN sẽ phải đối mặt trong 5 năm tới, trong đó, nông dân là đối tượng chịu tác động lớn nhất.

Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên rừng
Hiện nay, mặc dù diện tích độ che phủ rừng của Việt Nam tiếp tục gia tăng, nhưng chất lượng rừng tự nhiên lại ngày càng giảm. Ngoài các tác động của con người đến chất lượng rừng, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều và bất thường cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các tài nguyên rừng và phát triển ngành lâm nghiệp. Biến đổi khí hậu làm cho thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau cả về diện tích và phân bổ các kiểu rừng.

Sơn La: kết quả tích cực từ Dự án giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu
Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” đã phục vụ thiết thực đời sống sinh hoạt cho các hộ dân bản Ngà Phát, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, Sơn La.

Giảm thiểu biến đổi khí hậu
Mới đây, phiên họp thứ 56 của IPCC đã thông qua Bản tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách (SPM) về đóng góp của Nhóm công tác III cho Chu kỳ đánh giá thứ sáu (AR6), Báo cáo của Nhóm công tác III (WGIII) xem xét các xu hướng phát thải hiện tại, mức độ nóng lên dự kiến trong tương lai và cách chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp để hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống 1,5° C vào năm 2100, phù hợp với các mục tiêu của Hiệp định Paris. Báo cáo xem xét các xu hướng trong phát thải ở các lĩnh vực như: năng lượng, giao thông, nông nghiệp, tòa nhà và công nghiệp, và mức độ ấm lên dự kiến dựa trên mức độ cam kết chính sách hiện tại. Báo cáo cho thấy các hệ thống mang tính chuyển đổi có thể đảm bảo khí hậu an toàn hơn và nền kinh tế bền vững như thế nào.

Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu
Những năm qua, để thích ứng với biến đổi khí hậu, nước ta đã có các mô hình cộng đồng dân cư với nhiều sáng kiến, giải pháp thúc đẩy phòng tránh thiên tai, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày Trái đất 2022: Google Doodle truyền thông điệp mạnh mẽ về biến đổi khí hậu
Kỷ niệm Ngày Trái đất 2022 (22/4), Google đã cập nhật hình tượng trưng trên trang chủ của mình bằng một Doodle đặc biệt nhằm truyền đi thông điệp mạnh mẽ về tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.

Đồng Tháp: Tạo chuyển biến mạnh mẽ về thích ứng biến đổi khí hậu
Được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự hướng dẫn, phối hợp của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành Trung ương có liên quan và các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), công tác triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã đạt được những kết quả tích cực nhất định. Việc thực hiện nghị quyết đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của các cấp, các ngành của tỉnh trong xây dựng và thực hiện các chương trình, chiến lược, kế hoạch, dự án (DA) cấp bách về thích ứng với BĐKH.

Một số giải pháp công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu tại Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế thường xuyên gánh chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu nên công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản và môi trường, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm phát triển bền vững của tỉnh.

TP Đông Hà hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu
Ngày 30/3, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã chủ trì buổi làm việc với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) về dự án phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà.

Phát động cuộc thi “Đề xuất mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu”
Mục đích của cuộc thi nhằm tìm kiếm các ý tưởng, sáng kiến, mô hình ứng phó/thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và có tính ứng dụng cao trong thực tiễn cuộc sống.

Vũ khí ứng phó với thiên tai và thảm họa
Trong 50 năm qua, thế giới đã ghi nhận hơn 11.000 thiên tai, thảm họa liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước, cướp đi sinh mạng của khoảng 2 triệu người.

Kịch bản Việt Nam có thể tăng 6 độ C vào cuối thế kỷ
Báo cáo GEMMES Việt Nam mới đây chỉ ra, nếu biến đổi khí hậu không được ngăn chặn, nhiệt độ tại Việt Nam có thể tăng lên đến 6 độ C.

Việt Nam cần được ưu tiên hỗ trợ trong việc thực hiện các cam kết tại COP-26
Đại sứ Đặng Hoàng Giang bày tỏ mong muốn Liên Hợp Quốc bằng khả năng điều phối sẽ giúp Việt Nam huy động nguồn lực quốc tế, hỗ trợ việc thực hiện các cam kết nêu tại COP-26.

Bến đổi khí hậu đang 'thổi bay' 1,3 tỷ USD của Việt Nam mỗi năm
Báo cáo "Rà soát Đầu tư và Chi tiêu công cho Biến đổi Khí hậu tại Việt Nam (CPEIR)" cho biết, tổng chi ngân sách cho biến đổi khí hậu của 6 Bộ và 29 tỉnh, thành phố là gần 6,5 tỷ USD, tương đương 1,3 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2016-2020.

Hoàn thiện pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu
Dù ở mức độ quốc gia hay toàn cầu thì biến đổi khí hậu luôn được xem là vấn đề cấp bách, có tác động tới tiến trình phát triển bền vững đất nước. Những đợt mưa bão, hạn hán, thiên tai, ngập lụt ở nước ta diễn ra với cường độ, tần suất, phạm vi lớn hơn, đặc biệt là ở các thành phố ven biển, gây thiệt hại nặng nề. Để có chính sách nhằm quản lý, ứng phó hữu hiệu với các tác động của nó, Cục Biến đổi khí hậu tập trung xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước đạt tiến độ và chất lượng và được các bộ, ngành, địa phương đánh giá cao.

Nhận diện các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất
Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp vào loại khan hiếm đất, bình quân diện tích đất trên đầu người xếp thứ 159 và chỉ bằng khoảng 1/6 bình quân của thế giới. Trong khi đó, những thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu cực đoan đã làm diện tích đất bị xâm nhập mặn, khô hạn, hoang mạc hóa, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở,… xảy ra ngày càng nhiều hơn.

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây lên phương án phòng, chống hạn mặn
Ủy ban nhân dân (UBND) TP Hồ Chí Minh vừa ban hành phương án phòng, chống nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn trong bối cảnh thành phố đang chuẩn bị bước vào những tháng cao điểm của mùa khô năm 2022.

Những điểm chính trong báo cáo của IPCC về tác động của biến đổi khí hậu và sự thích ứng
Ngày 28/2, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) - cơ quan do Tổ chức Khí tượng thế giới và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc thành lập - đã công bố báo cáo mới nhất cho thấy rõ tác động của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên, xã hội và các nền kinh tế, cũng như những gì chúng ta có thể làm để thích ứng trước tình trạng Trái đất nóng lên.