Tài nguyên nước

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên nước của nước ta đang bị tác động nghiêm trọng làm suy thoái, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước,… Cơ quan quản lý cần có các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nguồn nước suy kiệt, ô nhiễm gia tăng

Nguồn nước suy kiệt, ô nhiễm gia tăng

Việt Nam có 3.450 sông, suối có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 405 sông liên tỉnh, 3.045 sông, suối nội tỉnh. Tổng dòng chảy hằng năm khoảng 844 tỉ mét khối. Nhìn vào con số dễ thấy nguồn tài nguyên nước của chúng ta rất phong phú, nhưng thực tế việc sử dụng chưa hiệu quả dẫn đến nguồn tài nguyên quý giá này ngày càng suy kiệt, ô nhiễm gia tăng.

Nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định trong dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định trong dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức tham vấn ý kiến chuyên gia, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã tiếp thu 432 ý kiến (78,4%); giải trình 119 ý kiến (21,6%). Các ý kiến cơ bản được tiếp thu, có sự đồng thuận cao giữa các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Triển lãm và hội thảo ngành Nước lần thứ 14

Triển lãm và hội thảo ngành Nước lần thứ 14

Từ ngày 11 - 13/10/2023, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 14 về Ngành Cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải tại Việt Nam - Vietwater 2023.

Báo động ô nhiễm nguồn nước

Báo động ô nhiễm nguồn nước

Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên, do nhu cầu khai thác, sử dụng tăng cao, trong khi đó, công tác quản lý bộc lộ nhiều hạn chế khiến nguồn tài nguyên này ngày càng bị ô nhiễm. Để hạn chế ô nhiễm, vì sự phát triển bền vững, cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý tài nguyên nước...

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Thể chế hóa chính sách mới về quản lý tài nguyên nước

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Thể chế hóa chính sách mới về quản lý tài nguyên nước

Thời gian qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức các phiên họp về xây dựng dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), tập trung vào 4 nhóm chính sách: Bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và đề xuất sửa đổi bổ sung một số chính sách khác.

Không mở rộng phạm vi điều chỉnh luật với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên

Không mở rộng phạm vi điều chỉnh luật với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy cho rằng, nếu đưa nước khoáng và nước nóng thiên nhiên - vốn được coi là khoáng sản vào phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước, áp dụng cơ chế quản lý của Luật Tài nguyên nước thì sẽ không phù hợp về bản chất, đồng thời gây nguy cơ thất thoát nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao này.

Diễn đàn nước quốc tế năm 2023

Diễn đàn nước quốc tế năm 2023

Diễn ra từ ngày 20-24/8/2023, Diễn đàn nước Quốc tế năm nay được tổ chức tại thủ đô Stockhom, Thụy Điển với chủ đề “Sáng tạo, Thể chế, Tài chính, Dữ liệu và Phát triển nhân lực”. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 70 tổ chức Quốc tế của UN, các cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ, các quỹ đầu tư, các trường đại học, tổ chức xã hội và các thành viên của tổ chức Đối tác nước Thụy Sỹ (Swiss Water Parnership - SWP).

Hà Nội chiếm 60% tổng nguồn thải ra sông Nhuệ, sông Đáy

Hà Nội chiếm 60% tổng nguồn thải ra sông Nhuệ, sông Đáy

Hà Nội là địa phương có tổng nguồn thải cao nhất chiếm tới 60% tổng số nguồn thải trên toàn lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, tiếp đến là Hà Nam, Nam Định. Nước thải làng nghề không được thu gom, xử lý. Nước thải sinh hoạt đóng góp đến trên 65% tổng lượng nước thải xả vào sông Nhuệ, sông Đáy, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.

Hòa Bình: Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước

Hòa Bình: Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tài nguyên nước

Hòa Bình nằm ở đầu nguồn của một số nguồn nước liên tỉnh và đang trên đà phát triển kinh tế, vì vậy các tác động của phát triển kinh tế - xã hội và khai thác sử dụng nước của tỉnh không chỉ tác động đến môi trường, nguồn nước trong phạm vi tỉnh mà còn tác động đến nguồn nước của các địa phương khác ở hạ du (nhất là với nguồn nước sông Đà trên lưu vực sông Hồng); mặt khác một số khu vực của tỉnh tương đối khó khăn về nguồn nước, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, vì vậy cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh

Triển khai kế hoạch tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Triển khai kế hoạch tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vừa phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh chủ trì Hội nghị.

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Thể chế hóa chủ trương về quản lý, sử dụng nguồn nước

Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Thể chế hóa chủ trương về quản lý, sử dụng nguồn nước

Tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đây là dự án luật không chỉ được cộng đồng các doanh nghiệp mong đợi mà còn được cơ quan Nhà nước các cấp quan tâm bởi sự kỳ vọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh cần tăng cường bảo đảm an ninh nguồn nước, khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

1 2 3 Tiếp Cuối