

Quảng Ninh: Nhiều bất cập trong vấn đề khai thác khoáng sản

Gỡ vướng để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khai thác đá hoa chế biến sâu

Cần điều chỉnh một số quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu

Đề xuất phương án quy hoạch không gian biển Vịnh Bắc Bộ

Quy hoạch điều tra địa chất về khoáng sản đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
Theo Ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam: Thủ tướng đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Khoáng sản).

Quảng Ninh: Nhiều bất cập trong vấn đề khai thác khoáng sản
Là địa phương được đánh giá là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, nhiều loại đã được khai thác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vấn đề quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn nhiều bất cập,…

Đắk Lắk: Dừng các vị trí khai thác cát trên sông Krông Ana gây sạt lở nghiêm trọng
Ngày 18/9, UBND tỉnh Đắk Lắk có Công văn số 8022/UBND-NNMT về việc yêu cầu hai doanh nghiệp dừng hoạt động khai thác cát tại các đoạn sạt lở nghiêm trọng, trên sông Krông Ana đoạn qua địa bàn huyện Lắk.

Gỡ vướng để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khai thác đá hoa chế biến sâu
Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, đề nghị xem xét những bất cập hiện nay trong quá trình khai thác đá hoa trắng để có những quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn nhằm ưu tiên cho doanh nghiệp đã và đang đầu tư dự án chế biến khoáng sản

Cần điều chỉnh một số quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hoàn thành Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản lần 1 và đã gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức có liên quan, đồng thời đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, của Bộ TN&MT để lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân. Đến thời điểm hiện tại, Bộ đã nhận được ý kiến góp ý của 15 Bộ, ngành, 52 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3 doanh nghiệp và 2 cá nhân.

Khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên nước của nước ta đang bị tác động nghiêm trọng làm suy thoái, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước,… Cơ quan quản lý cần có các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đề xuất phương án quy hoạch không gian biển Vịnh Bắc Bộ
Quản lý tổng hợp TN&MT vùng biển Vịnh Bắc Bộ (VBB) theo định hướng phát triển bền vững (PTBV) trở thành vấn đề tất yếu và cấp bách, đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện quy hoạch không gian biển tiếp cận dựa vào hệ sinh thái. Xuất phát từ lý do trên, GS. TS. Trần Đức Thạnh cùng nhóm nghiên cứu tại Viện TN&MT biển đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương án quy hoạch không gian biển Vịnh Bắc Bộ” từ năm 2017 đến năm 2020. Đề tài đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu như sau:

114 khu đất có 'hiến đất làm đường' ở Cam Lâm: Thống nhất cho phép tồn tại
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy báo cáo kết quả giải quyết các vướng mắc của UBND huyện Cam Lâm đối với việc xử lý sai phạm tại 114 khu đất có “hiến đất làm đường”. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, sau khi xem xét ý kiến của các sở, ngành liên quan, UBND tỉnh đã có văn bản thống nhất chủ trương cho phép tồn tại các thửa đất này.

Nguồn nước suy kiệt, ô nhiễm gia tăng
Việt Nam có 3.450 sông, suối có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 405 sông liên tỉnh, 3.045 sông, suối nội tỉnh. Tổng dòng chảy hằng năm khoảng 844 tỉ mét khối. Nhìn vào con số dễ thấy nguồn tài nguyên nước của chúng ta rất phong phú, nhưng thực tế việc sử dụng chưa hiệu quả dẫn đến nguồn tài nguyên quý giá này ngày càng suy kiệt, ô nhiễm gia tăng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
Ngày 15/9, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý về Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên; ông Nguyễn Trường Giang, Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam; ông Trần Bình Trọng, Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Tuyên Quang: Ký kết chương trình phối hợp về quản lý đất đai
Ngày 14-9, Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ ký kết quy chế phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố trong việc thực hiện một số thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện quyền của người sử dụng đất.

Sạt, lở đất khu vực miền núi: Cần quản lý công tác xây dựng theo luật định
Thời gian gần đây, ảnh hưởng của mưa lũ đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại nhiều địa phương trong cả nước. Đáng kể là những vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại các khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nguyên. Đáng chú ý là liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất, bờ ta luy gây nhiều thiệt hại về người và tài sản như các vụ sạt lở đất trên địa bàn TP. Đà Lạt trong tháng 6, sạt lở tại đèo Bảo Lộc (thuộc Quốc lộ 20) vào ngày 30/7 mới đây. Vụ sạt lở đã làm thiệt mạng 4 người và gây chia cắt tuyến Quốc lộ 20 nối Đà Lạt và các tỉnh Đông Nam Bộ trong 2 ngày.

Nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định trong dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức tham vấn ý kiến chuyên gia, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã tiếp thu 432 ý kiến (78,4%); giải trình 119 ý kiến (21,6%). Các ý kiến cơ bản được tiếp thu, có sự đồng thuận cao giữa các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia”
Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch đa ngành nhằm phân định, sắp xếp không gian biển hợp lý cho các ngành, lĩnh vực khác nhau trên cơ sở tích hợp các quy hoạch ngành liên quan đến biển. Từ đó, định hướng, thiết lập phương án sử dụng không gian biển và giải quyết các chồng lấn, mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian biển.

Người dân hiến đất mở rộng đường
Hiến đất mở rộng đường giao thông đã trở thành phong trào sâu rộng trong cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng. Tuy nhiên, việc làm này hầu như diễn ra ở khu vực nông thôn, miền núi là chủ yếu, còn ở phố thị thì... ít hơn, do giá trị lớn cho nên sự đồng thuận trong việc hiến đất của người dân chưa cao. Do vậy, phong trào hiến đất để mở rộng đường phố của người dân phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) là điển hình trong công tác dân vận, góp phần xây dựng đô thị văn minh, kiểu mẫu.

Một số nội dung cần làm rõ trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Ban soạn thảo cần làm rõ một số vấn đề về nhận thức và khái niệm trong dự thảo Luật. Đồng thời, Dự thảo Luật và các văn bản dưới luật cũng cần đưa ra bộ nguyên tắc thống nhất, công bằng và minh bạch về quyền tiếp cận đất đai.

Quy hoạch không gian biển: Đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường
Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đang tập trung nguồn lực để hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quy hoạch không gian biển quốc gia (dự thảo) trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành cùng với 28 tỉnh, thành phố có biển.

Ngọc Lặc nâng cao hiệu lực quản lý và khai thác khoáng sản
Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên địa bàn huyện Ngọc Lặc luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, do đó hoạt động khai thác khoáng sản (KTKS) dần đi vào nền nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.

Triển lãm và hội thảo ngành Nước lần thứ 14
Từ ngày 11 - 13/10/2023, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 14 về Ngành Cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải tại Việt Nam - Vietwater 2023.

Thọ Xuân (Thanh Hóa): Bờ sông Chu tan hoang do khai thác cát trái phép
Hoạt động khai thác cát trái phép như một “đại công trường” bên bờ sông Chu tại xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đang diễn ra một cách công khai, rầm rộ, thậm chí tình trạng này còn có dấu hiệu được tổ chức quy mô, xảy ra trong một thời gian dài.