Lựa chọn công nghệ xử lý trong dự án chất thải rắn sinh hoạt
16/06/2023TN&MTLựa chọn phương án công nghệ là một bộ phận quan trong nhất của dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt vì nó quyết định trước hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội của dự án.
Đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý trong dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt là một quá trình quan trọng trong việc xác định phương pháp xử lý thích hợp nhất cho chất thải rắn sinh hoạt. Quá trình này bao gồm đánh giá các công nghệ khác nhau dựa trên các tiêu chí như hiệu suất, chi phí, tiện lợi, độ an toàn, và tác động môi trường.
Một số công nghệ phổ biến được sử dụng để xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm phân hủy sinh học, đốt cháy, tái chế, và nhựa đường. Mỗi công nghệ có những ưu điểm và hạn chế riêng, và quyết định cuối cùng về công nghệ nào sẽ được sử dụng phụ thuộc vào tình trạng tài nguyên, nhu cầu của dự án, và các yêu cầu pháp lý. Việc xác định tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp sẽ giúp các cấp quản lý lựa chọn được công nghệ phù hợp, là một bước quan trọng để đảm bảo việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.
Đô thị phát triển, chất thải gia tăng
Đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý trong dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt là một quá trình quan trọng trong việc xác định phương pháp xử lý thích hợp nhất cho chất thải rắn sinh hoạt. Quá trình này bao gồm đánh giá các công nghệ khác nhau dựa trên các tiêu chí như hiệu suất, chi phí, tiện lợi, độ an toàn, và tác động môi trường.
ảnh minh họa
Một số công nghệ phổ biến được sử dụng để xử lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm phân hủy sinh học, đốt cháy, tái chế, và nhựa đường. Mỗi công nghệ có những ưu điểm và hạn chế riêng, và quyết định cuối cùng về công nghệ nào sẽ được sử dụng phụ thuộc vào tình trạng tài nguyên, nhu cầu của dự án, và các yêu cầu pháp lý. Việc xác định tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp sẽ giúp các cấp quản lý lựa chọn được công nghệ phù hợp, là một bước quan trọng để đảm bảo việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.
Đô thị hóa đã tạo ra khu vực đô thị với không gian kinh tế được mở rộng và môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hạ tầng phát triển, nguồn lao động dồi dào và thị trường lớn, từ đó tạo điều kiện cho phát triển các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ, thu hút FDI và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao năng suất, chất lượng tăng trưởng kinh tế. Đô thị hóa không chỉ chuyển dịch về không gian đô thị, không gian kinh tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, sạch đẹp, cuộc sống đô thị văn minh hiện đại và giảm nghèo tạo đô thị: Hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội, hạ tầng số đã được quan tâm đầu tư, tăng quy mô và cải thiện chất lượng phục vụ. Chất lượng sống tại đô thị từng bước nâng cao, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, sự phát triển của một số đô thị đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, phát triển đô thị Việt Nam cũng còn bộc lộ nhiều vấn đề. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế và dân số đã dẫn đến việc gia tăng số lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh. Theo số liệu thống kê được trong các năm 2015 đến 2020, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh trên toàn quốc là 37.682 tấn/ngày (năm 2015), 41.224 tấn/ngày (năm 2020), tăng trung bình 10% mỗi năm. Năm 2021, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 52.000 tấn/ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng của giai đoạn từ 2015 - 2020 đạt trung bình 12% mỗi năm. Hiện nay, các vấn đề liên quan đến chất thải rắn đã đẩy việc quản lý CTR trở thành vấn đề hàng đầu trong những thách thức về môi trường mà Việt Nam đang gặp phải. Trong đó, vấn đề lựa chọn công nghệ xử lý rác thải phù hợp là một nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà khoa học, các cấp chính quyền. Làm thế nào để lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp với tính chất rác thải cũng như điều kiện kinh tế nước ta đang là bài toán cần giải quyết.
Tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí
Qua báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2020 cho thấy, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh tại khu vực đô thị trong cả nước là 35.624 tấn/ngày (13.002.592 tấn/năm), chiếm khoảng 55% tổng khối lượng CTRSH phát sinh của cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội có khối lượng CTRSH đô thị phát sinh lớn nhất. CTRSH phát sinh ngày càng tăng tạo áp lực đến môi trường, cho nên cần có biện pháp quản lý và xử lý CTR phù hợp với Việt Nam để BVMT sống của người dân. Từ năm 2000 đến nay, đã có nhiều phương pháp, công nghệ xử lý CTRSH do các đơn vị trong nước và trên thế giới áp dụng tại Việt Nam, với năng lực, hiệu quả xử lý ngày càng được nâng cao, qua đó làm tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng giảm. Hiện cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm: 381 lò đốt CTRSH, 37 dây chuyền sản xuất compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh.
Công nghệ chôn lấp chỉ giải quyết tức thời nhưng không giải quyết dứt điểm vấn nạn rác thải rắn
Theo các chuyên gia lĩnh vực môi trường, những năm gần đây công nghệ xử lý CTRSH ở Việt Nam được lựa chọn và áp dụng tập trung chủ yếu các công nghệ như: Chôn lấp; đốt thu hồi năng lượng; tái chế thành phân hữu cơ vi sinh và một số công nghệ xử lý CTR khác. Trong các công nghệ nêu trên, công nghệ xử lý bằng chôn lấp được phần lớn các địa phương, nhất là vùng đồng bằng áp dụng. Công nghệ này đơn giản, dễ vận hành; giá thành đầu tư và chi phí vận hành thấp nhất so với các công nghệ khác, có thể xử lý được nhiều loại CTR khác nhau.
Khi tiến hành lựa chọn công nghệ xử lý CTR cần tuân theo những nguyên tắc sau: Ưu tiên công nghệ tiên tiến, đặc biệt là những công nghệ đã được kiểm chứng trong và ngoài nước; Công nghệ đơn giản nhưng không lạc hậu, bảo đảm xử lý có hiệu quả, an toàn và không gây ONMT; Giá thành hợp lí, phù hợp với điều kiện của địa phương; Tối đa hóa sản phẩm từ xử lý CTRSH phục vụ đời sống xã hội.
Phải trách nhiệm và sáng suốt trong lựa chọn công nghệ xử lý rác
Song song với đó căn cứ theo các tiêu chỉ công nghệ xử lý, có 12 tiêu chí được tham khảo đối với 8 phương án kỹ thuật xử lý CTR được áp dụng, bao gồm phát triển công nghệ, loại CTR, quy mô hoạt động, các điều kiện áp dụng, sản phẩm, vốn đầu tư, chi phí vận hành, nhu cầu sử dụng đất, trình độ cán bộ vận hành (kỹ năng vận hành hệ thống), tác động tiêu cực, và các đóng góp cho an ninh năng lượng và an toàn lương thực. Tám phương án kỹ thuật xử lý CTR bao gồm composting, phân hủy kỵ khí, xử lý sinh học - cơ học, chôn lấp hợp vệ sinh, thiêu hủy - lò đốt, tạo nhiên liệu từ chất thải, nhiệt phân và khí hoá. Sau khi thực hiện việc đánh giá sự phù hợp của công nghệ việc ra quyết định lựa chọn giải pháp thích hợp được thực hiện.
Biến rác thành phân bón - mô hình kinh tế tuần hoàn đã và đang được lan tỏa
Mục tiêu của việc đánh giá lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH là lựa chọn những công nghệ có thể được thực hiện trong điều kiện của địa phương. Hệ thống tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp sẽ hỗ trợ các cơ quan chức năng đưa ra các quyết định lựa chọn công nghệ phù hợp, có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu quả xử lý CTRSH, góp phần BVMT, thúc đẩy phát triển KT-XH, khoa học công nghệ của đất nước theo hướng hiện đại, văn minh và bền vững.
Nguyễn Vũ Toản