Biển đảo

Ghi lại nhiều dấu ấn thành công tại Hội nghị quốc tế về “Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”

Ghi lại nhiều dấu ấn thành công tại Hội nghị quốc tế về “Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”

Sau 2 ngày diễn ra Hội nghị (Ngày 12-13/5/2022) tại Hà Nội, do Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Na Uy và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, có sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành, đặc phái viên cấp cao thuộc Bộ TN&MT, NN&PTNT, KH&ĐT, Du lịch và các lĩnh vực liên quan từ 70 quốc gia trên thế giới, cũng như đại diện các tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, các viện nghiên cứu quốc gia và quốc tế, các viện chính sách và trung tâm toàn cầu lớn, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ...

Lễ công bố Báo cáo “Kinh tế biển xanh - Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển”

Lễ công bố Báo cáo “Kinh tế biển xanh - Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển”

Sáng ngày 12/5/2022, tại Hà Nội, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo “Kinh tế biển xanh - Hướng đến kịch bản phát triển bền vững kinh tế biển” trong khuôn khổ “Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu”. 70 đại biểu từ các quốc gia đã tham dự.

Xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia chất lượng, đúng tiến độ trình Quốc hội cuối năm 2022

Xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia chất lượng, đúng tiến độ trình Quốc hội cuối năm 2022

Yêu cầu nêu trên là một trong những nội dung chính của Công văn số 4215/VPCP-NN về việc lập các hợp phần tích hợp vào quy hoạch không gian biển quốc gia. Việc xây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia có ý nghĩa rất lớn về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh và là nhiệm vụ rất quan trọng. So sánh về cấp độ, đây được coi là 1 trong 3 quy hoạch quan trọng nhất đối với nước ta.

Tại sao phải sửa đổi Nghị định số 40/2016/NĐ-CP và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP?

Tại sao phải sửa đổi Nghị định số 40/2016/NĐ-CP và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP?

Bộ TN&MT đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

Hội nghị quốc tế Kinh tế đại dương sẽ được tổ chức tại Hà Nội

Hội nghị quốc tế Kinh tế đại dương sẽ được tổ chức tại Hà Nội

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân, việc tổ chức Hội nghị quốc tế về Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ góp phần thể hiện vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo

Biển và hải đảo Việt Nam có vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, một trong những ưu tiên hàng đầu trong toàn hệ thống chính trị, được cụ thể hóa trong các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, môi trường biển đang phải đối mặt với nhiều sự cố và việc xác định mức độ ô nhiễm, khả năng ứng phó kịp thời khi sự cố xảy ra đến nay vẫn đang là bài toán khó.

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2022

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2022

Ngày 29/4/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản gửi các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rtực thuộc Trung ương về việc tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2022, dự kiến có các nội dung chính:

Đại dịch Covid -19 và thảm họa đại dương

Đại dịch Covid -19 và thảm họa đại dương

Thực tế đã cho thấy, đại dịch Covid -19 làm nhu cầu dùng đồ nhựa một lần tăng vọt, gây thêm áp lực với vấn đề rác thải nhựa vốn đã ngoài tầm kiểm soát. Số rác thải bị xả vào đại dương ngày một nhiều và đang tiềm ẩn lâu dài cho môi trường đại dương, dần dần sẽ tích tụ trên các bãi biển. Nghiên cứu mới ước tính, trên 25.000 tấn rác thải là trang bị bảo hộ cá nhân (PEE) và các loại rác thải nhựa liên quan Covid-19 đã bị xả ra đại dương.

Khánh Hoà: Tạo đà cho kinh tế biển phát triển

Khánh Hoà: Tạo đà cho kinh tế biển phát triển

Khánh Hòa là địa phương hội tụ nhiều lợi thế vượt trội cho phát triển kinh tế biển, như: Địa lý, vị thế địa chiến lược đặc thù; tầm quan trọng đặc biệt của huyện đảo Trường Sa, quân cảng Cam Ranh và cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế Vân Phong; các giá trị toàn cầu và quốc gia của vịnh đẹp Nha Trang và bán đảo Hòn Gốm; nơi tập trung các cơ quan nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực biển, và là một trong 5 trung tâm nghề cá của cả nước,... Để thúc đẩy, tháo gỡ các nút thắt, rào cản trong thủ tục pháp lý sẽ tạo đà cho kinh tế biển Khánh Hòa phát triển theo đúng nghĩa của nó, đòi hỏi tư duy, tầm nhìn chiến lược mới, đúng đắn và trách nhiệm từ Đảng bộ và chính quyền tỉnh Khánh Hòa, bên cạnh đó cần thêm “lực kéo” từ các doanh nghiệp, sự chung tay của người dân, và đặc biệt là “tiếp sức” của trung ương thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù dành cho Khánh Hòa.

Việt Nam khẳng định trách nhiệm của mình đối với vấn nạn rác thải nhựa đại dương

Việt Nam khẳng định trách nhiệm của mình đối với vấn nạn rác thải nhựa đại dương

Báo cáo của WWF cho biết, mỗi năm, có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là rác thải sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương, mặc dù, ngày càng nhiều quốc gia triển khai hành động cấm sử dụng sản phẩm nhựa này.

Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương

Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương

Ô nhiễm rác thải biển không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái biển mà còn tác động trực tiếp tới các hoạt động kinh tế và cộng đồng dân cư ven biển, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh lương thực, an ninh năng lượng,…Cùng với sự nỗ lực của quốc tế trong việc chung tay bảo vệ đại dương, Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể: Đến năm 2030, 100% các khu du lịch ven biển không sử dụng nhựa dùng một lần.

WWF khởi động chuỗi hoạt động giảm rác nhựa trong du lịch Côn Đảo

WWF khởi động chuỗi hoạt động giảm rác nhựa trong du lịch Côn Đảo

UBND huyện Côn Đảo phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) khởi động chuỗi hoạt động giảm rác nhựa trong du lịch tại Côn Đảo. Chuỗi hoạt động diễn ra từ 21-27/3/2022 với thông điệp “Đến không mang theo nhựa, đi để lại yêu thương".

Hội nghị các bên liên quan hỗ trợ Nam Định thực hiện Kế hoạch hành động cấp tỉnh về quản lý rác thải nhựa đại dương

Hội nghị các bên liên quan hỗ trợ Nam Định thực hiện Kế hoạch hành động cấp tỉnh về quản lý rác thải nhựa đại dương

Ngày 30/3/2022, Trung tâm Bảo tồn sinh vật Biển và Phát triển cộng đồng (MCD) phối hợp cùng với Sở TN&MT Nam Định tổ chức Hội nghị các bên liên quan, nhằm hỗ trợ Nam Định thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động (KHHĐ) cấp tỉnh về quản lý rác thải nhựa đại dương (QLRTNĐD). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, có sự tham gia của trên 70 đại biểu, đại diện các cơ quan trung ương và địa phương: Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Trung tâm MCD, các tổ chức bảo vệ môi trường; và các đại biểu từ Nam Định gồm: Lãnh đạo và cán bộ Sở TN&MT; Đại diện các đơn vị Sở VH TT & DL, Sở KH&ĐT,…

Tham vấn thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh

Tham vấn thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh

Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nghiên cứu, đề xuất thành lập Nhóm đối tác kinh tế biển xanh của Việt Nam. Dự kiến Nhóm đối tác sẽ thực hiện các nhiệm vụ như xây dựng các văn bản pháp luật về kinh tế biển xanh; Điều phối các đối tác; Chia sẻ thông tin; Huy động nguồn lực và thúc đẩy hợp tác trong và ngoài nước.

Việt Nam hành động vì “Thành phố sạch, Đại dương xanh”

Việt Nam hành động vì “Thành phố sạch, Đại dương xanh”

Chương trình “Thành phố Sạch, Đại dương Xanh (CCBO)” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI) phối hợp thực hiện nhằm mục đích ngăn chặn làn sóng ô nhiễm nhựa đại dương thông qua việc cải thiện quản lý chất thải rắn ở cấp quốc gia và địa phương.

Đầu Trước 11 12 13 14 15 16 17 Tiếp