Thực trạng khoa học công nghệ phục vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và định hướng phát triển
Đánh giá thực trạng thực hiện Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Khai mạc Đại hội Biển Đông Á 2024 và Tuần lễ đại dương Thế giới năm 2024
TS. Nguyễn Đình Đáp (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam): Dư địa phát triển cho từng lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam còn khá rộng mở
Giám đốc Dương Quốc Lương: Tăng tốc, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ điều tra trắc địa và bản đồ trên biển
Tiềm năng khoáng sản rắn biển sâu ở Biển Đông Việt Nam
Biển Đông Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng, có cấu trúc địa chất phức tạp nhưng chứa đựng nhiều dạng tài nguyên quan trọng, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế đất nước. Để tăng cường đảm bảo chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên Biển Đông, cũng như để đẩy mạnh công tác nghiên khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển, chúng ta đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó chú trọng đánh giá được tiềm năng, giá trị các tài nguyên biển quan trọng, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò, gia tăng trữ lượng dầu khí và điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng các tài nguyên, khoáng sản biển khác, trong đó có khoáng sản rắn biển sâu.
UNCLOS: Khuôn khổ pháp lý toàn diện về biển và đại dương
Việt Nam đã và đang nỗ lực kiên trì giải quyết một cách hòa bình các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, sự tích cực, quyết tâm và cam kết thực tế của Chính phủ đối với việc tôn trọng và thực thi, tuân thủ đầy đủ các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.
"Xanh hóa" cảng biển để phát triển bền vững
Sự phát triển của cảng biển trong thời gian qua đã đem lại nhiều đóng góp về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc khai thác cảng biển cũng có thể sẽ tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường. Do đó, phát triển cảng biển theo hướng thân thiện với môi trường là mục tiêu mà các DN luôn hướng tới.
WWF hoan nghênh quyết định lịch sử của Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc để bắt đầu đàm phán cho hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa
Tại kỳ họp của Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA-5.2), các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ) đã nhất trí xây dựng một hiệp ước ràng buộc pháp lý nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa, đánh dấu một trong những hành động môi trường tham vọng nhất của thế giới kể từ Nghị định thư Montreal nhấn mạnh vào loại bỏ sản xuất các chất làm suy giảm tầng ôzôn.
Hưởng ứng lời Kêu gọi hành động: “Xóa bỏ ngư cụ ma trên biển”
“Chung tay xóa bỏ ngư cụ ma trên biển” là một trong số nhiều thông điệp kêu gọi của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF- Việt Nam) đến cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam với mục đích nhanh chóng đẩy lùi vấn nạn rác thải bỏ lại ngoài đại dương. Công ty Cổ phần nhựa Super Trường Phát (gọi tắt: Super Trường Phát) là một trong những doanh nghiệp đã, đang tiên phong hưởng ứng/hành động theo lời kêu gọi trên của WWF- Việt Nam. Chiến lược tiến ra biển của Super Trường Phát không chỉ là tìm kiếm thị trường đầu tư mang lại lợi ích cho riêng mình mà còn mang đến cộng đồng người dân nuôi trồng thủy hải sản hướng đến tính nhân văn, trách nhiệm với sinh kế và đại dương xanh theo lời kêu gọi của WWF- Việt Nam.
Kêu gọi toàn cầu nỗ lực chấm dứt ô nhiễm nhựa đại dương vào năm 2030
Sự gia tăng ô nhiễm nhựa hiện nay được dự báo sẽ gây ra những rủi ro lớn đến hệ sinh thái, với một số điểm nóng về ô nhiễm như Địa Trung Hải, khu vực Biển Hoa Đông và Biển Hoàng Hải, và biển băng ở Bắc Cực đã vượt quá ngưỡng nguy hiểm về vi nhựa trong hệ sinh thái. Các tác động tiêu cực do ô nhiễm nhựa được phát hiện ở hầu hết các nhóm loài của một số hệ sinh thái biển quan trọng nhất trên thế giới như rạn san hô và rừng ngập mặn đang phải chịu rủi ro.
Tăng cường công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022
Mới đây, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa ban hành hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2022.
Phát triển kinh tế biển Yếu tố then chốt trong phát triển bền vững biển và đại dương
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với vùng biển giàu tài nguyên. Tuy nhiên, nền kinh tế biển Việt Nam chưa khai thác được hết lợi thế, tiềm năng và biểu hiện rất rõ của một nền kinh tế thiếu bền vững. Làm thế nào để thúc đẩy kinh tế biển, hướng đến phát triển bền vững? PGS.TS. Vũ Thanh Ca - Nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tạp chí Tài nguyên và Môi trường về vấn đề này.
Tiến mạnh ra biển, khai thác tiềm năng kinh tế biển xanh
Việt Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng tài nguyên “biển bạc” nhưng “vẫn đói”, bởi rất đáng tiếc là những giá trị từ biển, đảo vẫn chỉ được khai thác một cách sơ sài, bỏ ngỏ. Các nhà đầu tư lớn hiện nay khi có điều kiện, họ đi trước một bước và muốn giúp đỡ đất nước. Vì thế, khi họ làm thì các bên liên quan nên đồng thuận ủng hộ, nhất là khi đất nước muốn “mạnh về biển, làm giàu từ biển”.
Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ môi trường biển
Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã lặn hơn 5000 lần để quan sát dưới nước và kinh ngạc trước sự phong phú của đa dạng sinh học tại những nơi mà tôi viếng thăm.
Chung tay hành động vì màu xanh của biển
Khi diện tích trên mặt đất gần như bị khai thác cạn kiệt, người ta nghĩ đến đại dương, không gian sinh tồn cuối cùng của con người!... Và đại dương giờ đây cũng được ví như “cánh đồng cuối cùng của hành tinh trong Thế kỷ 21”. Vì vậy, bảo vệ biển là bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và tương lai. Do đó, phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường biển cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của các tổ chức, cá nhân. Sau đây là chia sẻ của một số chuyên gia, nhà quản lý về lĩnh vực biển, đảo.
Phát triển khoa học công nghệ biển: Những yêu cầu và giải pháp
Để đưa nền kinh tế biển nước ta theo hướng phát triển nhanh và bền vững, khoa học công nghệ phải là khâu đột phá. Có thể nói, nguồn vốn đầu tư cho một “đơn vị biển” thường lớn hơn rất nhiều so với trường hợp tương tự trên đất liền, cho nên hoạt động khai thác biển đòi hỏi phải là những ngành, nghề có “hàm lượng khoa học công nghệ” cao mới đạt được hiệu quả ổn định trong dài hạn. Trong khi trình độ khai thác biển của nước ta chưa chuyên nghiệp so với khu vực, thì đầu tư phát triển khoa học công nghệ biển trong thời gian tới cần ưu tiên cao và phải được xem là khâu quyết định chất lượng tăng trưởng bền vững các lĩnh vực của kinh tế biển.
Khởi động chiến dịch 'Non, biển chung tay - Dọn ngay rác nhựa'
Ngày 24/1, UNDP và Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khởi động chiến dịch "Non, biển chung tay - Dọn ngay rác nhựa".
Kiên Giang: Kiến nghị tăng cường kiểm soát Khu bảo tồn biển Phú Quốc
Hoạt động san lấp, lấn biển để xây dựng khu nghỉ dưỡng, nhà hàng... đã trực tiếp làm suy thoái, phá hủy các hệ sinh thái biển tại nhiều khu vực ven biển, ven đảo ở thành phố Phú Quốc (Kiên Giang).
Sức nặng kinh tế Biển Đông
Biển Đông không những nằm trên tuyến đường quan trọng của thương mại hàng hải toàn cầu, còn là nơi có nguồn lợi thủy sản và trữ lượng dầu mỏ, khoáng sản cực lớn. Chính vì vậy mà nhiều nước luôn tranh giành vị thế của mình trên biển Đông.
Đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Thực hiện Chương trình “Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển”, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân trong năm 2021 đã chủ động, tập trung chỉ đạo các tàu thực hiện nhiệm vụ trên biển tổ chức tuyên truyền trực tiếp, hỗ trợ cho ngư dân hoạt động đánh bắt hải sản; nâng cao nhận thức cho ngư dân trong chấp hành đúng pháp luật về khai thác thủy hải sản an toàn, bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Nghiên cứu khoa học biển vì mục tiêu phát triển bền vững
Sự nghiệp khoa học và công nghệ biển nước ta có phát triển được hay không phụ thuộc vào chính các nhà khoa học và các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ biển. Thực tiễn đặt ra là phải tăng cường năng lực, đầu tư các nguồn lực để khoa học và công nghệ biển có đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Xả chất thải hạt nhân xuống biển, Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Thủ tướng Nhật bản Yoshihide Suga trong cuộc họp nội các ngày 13/4/2021 cho biết: Việc xử lý nước thải từ Nhà máy Daiichi ở Fukushima bị tàn phá sau thảm họa động đất, sóng thần cách đây 10 năm là một vấn đề nan giải của Nhật Bản. Xử lý số nước thải này là một việc không thể né tránh. Chính phủ Nhật Bản đã tổng hợp các chính sách cơ bản về việc xả nước đã xử lý ra đại dương, sau khi đảm bảo mức an toàn của nước. Như vậy, hơn 1,2 triệu tấn nước đang chứa trong các bồn lớn tại Nhà máy Daiichi, gồm nước dùng để làm mát trong nhà máy, nước mưa và nước ngầm. Tokyo vẫn đang lọc nước từ nhà máy mỗi ngày sẽ được thải ra biển. Thông tin này khiến những quốc gia có biển đưa ra nhiều phản ứng lo ngại, trong đó có Việt Nam.
Tâm thức biển của người Việt
Biển với người Việt Nam đóng một vai trò vô cùng quan trọng, và sẽ ngày càng quan trọng hơn. Nhưng tâm thức biển thì tùy theo từng giai đoạn mà đậm/nhạt khác nhau. Trong Kỷ Băng Hà, cách đây từ 12 - 7000 năm, khi trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan chảy, nước biển dâng lên gọi là biển tiến, còn khi trái đất lạnh đi, băng đóng lại ở hai cực, nước biển rút xuống gọi là biển lùi. Khi biển tiến thì cư dân ven biển và đồng bằng chạy nước lên vùng núi và cao nguyên.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành cùng ngư dân Rạch Giá, Kiên Giang
Trong 2 ngày 29 - 30/12, tại thành phố Rạch Giá, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang thực hiện Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.