Biển đảo

Phát huy giá trị văn hóa biển, đảo trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa biển, đảo trong phát triển du lịch

Các địa phương miền duyên hải Nam Trung Bộ sở hữu những nét văn hóa biển, đảo khá độc đáo, là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch biển, đảo. Thực tế những năm gần đây cho thấy, khai thác tốt tiềm năng và giá trị văn hóa biển, đảo đã đem lại hiệu quả thiết thực trong phát triển du lịch.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển theo hướng chuyển từ “nâu” sang “xanh”

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển theo hướng chuyển từ “nâu” sang “xanh”

Để Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, nước ta đã có nhiều quyết sách quan trọng để thúc đẩy việc phát triển bền vững kinh tế biển theo tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Tuy nhiên, đứng trước sự biến động không ngừng của xã hội và ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 tới nền kinh tế nói chung, kinh tế biển nói riêng, rất cần nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển sang những ngành, lĩnh vực mới hơn, năng động và bền vững hơn theo hướng chuyển từ “nâu” sang “xanh”.

Bình Thuận: Sử dụng mặt biển và đáy biển hợp lý cho các hoạt động kinh tế

Bình Thuận: Sử dụng mặt biển và đáy biển hợp lý cho các hoạt động kinh tế

Bình Thuận là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng. Vùng biển Bình Thuận với diện tích 52.000 km2, là một trong những ngư trường lớn của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay, ngư trường bị thu hẹp do hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí; nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do khai thác không đúng quy định; cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch còn khiêm tốn, nhiều nơi phát triển chưa đồng bộ,... Vì vậy, để phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh cần có một phương án quy hoạch sử dụng mặt biển và đáy biển nhằm sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các hoạt động kinh tế của tỉnh.

Bảo vệ môi trường biển Việt Nam trong hoạt động khai thác dầu khí và các quy định pháp luật cần hoàn thiện

Bảo vệ môi trường biển Việt Nam trong hoạt động khai thác dầu khí và các quy định pháp luật cần hoàn thiện

Quá trình tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tổn hại tới môi trường biển, có thể phát sinh từ các hóa chất sử dụng để thăm dò, khai thác; các chất thải độc hại thải vào môi trường hay từ các sự cố tràn dầu trong quá trình vận chuyển,… Do vậy, các hoạt động khai thác này phải gắn với nguyên tắc phát triển bền vững.

Giải pháp nào để bảo tồn rạn san hô biển

Giải pháp nào để bảo tồn rạn san hô biển

Rạn san hô có vai trò rất quan trọng với hệ sinh thái đại dương và đời sống con người. Hiện ở nhiều nơi trong vùng biển nước ta, san hô đang bị khai thác bất hợp pháp. Bảo vệ, gìn giữ nó không đơn giản nên cần có sự chung tay của cộng đồng và những giải pháp, chế tài hữu hiệu từ các nhà quản lý biển. Đó là chia sẻ của TS. Dư Văn Toán, Trưởng phòng Khoa học biển và Biến đổi khí hậu, Viện nghiên cứu Biển và Hải đảo với phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

Một số điểm mới trong giao quyền sử dụng biển

Một số điểm mới trong giao quyền sử dụng biển

Nghị định số 11/2021/NĐ-CP về giao quyền sử dụng biển, đảm bảo việc sử dụng biển phải phù hợp với các quy hoạch (Nghị định); loại trừ những mâu thuẫn, xung đột trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển giữa các tổ chức, cá nhân với các mục đích khác nhau; đảm bảo lợi ích của tổ chức, cá nhân được tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển hợp pháp,... góp phần phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn - đó là những chia sẻ về mục đích hướng đến của Nghị định số 11/2021/NĐ-CP được ông Nguyễn Thanh Tùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trao đổi với phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

Nuôi biển kết hợp du lịch sinh thái - Cần gắn với lợi ích cộng đồng cư dân ven biển

Nuôi biển kết hợp du lịch sinh thái - Cần gắn với lợi ích cộng đồng cư dân ven biển

Nuôi biển kết hợp du lịch sinh thái đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở nhiều vùng nông thôn ven biển; giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh vùng ven biển, đóng góp lớn vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tuy nhiên, 2 lĩnh vực nuôi biển và du lịch chưa có sự liên kết, song hành. Điều này, đang gây nhiều mâu thuẫn, bất hợp lý và lãng phí. Các nhà quản lý địa phương cần có góc nhìn tổng thể, gắn với lợi ích cộng đồng dân cư ven biển.

Những nghiên cứu về giá đất ven biển và những cảnh báo rủi ro cho các nhà đầu tư bất động sản

Những nghiên cứu về giá đất ven biển và những cảnh báo rủi ro cho các nhà đầu tư bất động sản

Loại hình đất nền ven biển đã, đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu cơ bất động sản (BĐS), còn là dư địa tăng giá và kênh đầu tư hấp dẫn trong suốt năm 2019, lý do bởi sự khan hiếm quỹ đất, tỷ suất sinh lời cao và tâm lý chuộng nhà liền thổ, giá thành đầu tư không cao và khả năng thanh khoản thứ cấp tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, đất nền không phải là một kênh đầu tư mang tính bền vững mà đơn thuần chỉ là hoạt động “lướt sóng” của các nhà đầu tư.

Quản trị biển, đại dương và tầm nhìn chiến lược để phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW

Quản trị biển, đại dương và tầm nhìn chiến lược để phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW

Trong bối cảnh hiện nay, muốn phát triển bền vững biển đảo, muốn làm chủ biển, đảo, rất cần phải thiết lập tư duy “Quản trị biển” chứ không chỉ “Quản lý biển”. Do vậy, cần tạo ra kỷ cương, xây dựng một hành lang chính sách và luật pháp trong công tác quản lý biển, bảo đảm chặt chẽ, minh bạch và toàn xã hội đều hoạt động, vận hành trong khuôn khổ hành lang quy tắc đó. Theo đó, Nghị quyết số 36-NQ/TW đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện và phân công cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương có liên quan.

Nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam phải tuân thủ tính đặc thù trong khai thác

Nghiên cứu khoa học trên vùng biển Việt Nam phải tuân thủ tính đặc thù trong khai thác

Việc khuyến khích các quốc gia, các tổ chức quốc tế NCKH trong vùng biển của Việt Nam trong bối cảnh nguồn lực cho hoạt động NCKH hạn hẹp như hiện nay là hướng đi phù hợp giúp Viêt Nam tận dụng nguồn lực quốc tế, phát triển kinh tế biển, đảo. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này là một hoạt động có điều kiện, phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, đặc biệt, tuân thủ Luật Biển Việt Nam và Luật TN,MT biển và hải đảo.

Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Bám sát địa bàn vùng biển và yêu cầu nhiệm vụ, thực hiện những hoạt động thiết thực, hiệu quả, trách nhiệm, thời gian qua lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam không chỉ duy trì và thực thi pháp luật trên biển mà còn “đồng hành”, là điểm tựa để ngư dân vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế, giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Thách thức trong quy hoạch không gian biển và ven biển

Thách thức trong quy hoạch không gian biển và ven biển

Quản lý tổng hợp biển theo không gian đòi hỏi xác lập một cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý biển và giải quyết đồng bộ các quan hệ phát triển khác nhau, trong đó quan hệ giữa các mảng không gian cho phát triển kinh tế biển (KTB) và tổ chức không gian biển hợp lý cho phát triển KTB bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần đi trước một bước. Công cụ cơ bản giúp tổ chức hợp lý không gian biển cho phát triển bền vững là quy hoạch không gian biển (QHKGB).

Khả năng ứng dụng kết hợp ảnh viễn thám và ảnh chụp từ thiết bị bay không người lái phục vụ công tác kiểm kê đất bãi bồi ven biển

Khả năng ứng dụng kết hợp ảnh viễn thám và ảnh chụp từ thiết bị bay không người lái phục vụ công tác kiểm kê đất bãi bồi ven biển

Đất bãi bồi ven biển thuộc nhóm đất ngập nước ven biển và cửa sông, có chức năng và vai trò sinh thái rất quan trọng, là vùng đệm chống xói lở bờ biển, là nơi rừng ngập mặn sẽ phát triển và lấn ra biển góp phần giảm thiểu thiệt hại do bão tố gây ra. Bãi bồi ven biển là nơi có môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thông qua hình thức nuôi trồng thủy sản.

Việt Nam hướng đến kinh tế biển xanh

Việt Nam hướng đến kinh tế biển xanh

Kinh tế đại dương bền vững hay kinh tế canh (Blue Economy), là một khái niệm mới nổi dùng để chỉ sự phát triển của các hoạt động kinh tế biển một cách tổng hợp và bền vững.

Hệ sinh thái đô thị biển đa chiều với các cực không gian kinh tế biển ở nước ta

Hệ sinh thái đô thị biển đa chiều với các cực không gian kinh tế biển ở nước ta

Trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay, cần “mạo hiểm” tiến ra biển lớn bằng việc sớm hoàn thiện các chuỗi đô thị biển để góp phần khẳng định thế đứng của một “Quốc gia biển” chứ không phải “Quốc gia ven biển”, đồng thời góp phần thực hiện thành công “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hải đoàn 128 vững vàng nơi đầu sóng

Hải đoàn 128 vững vàng nơi đầu sóng

50 năm kể từ ngày ngày thành lập đến nay, các thế hệ CBCS Hải đoàn 128 đã cùng lực lượng Hải quân trên các vùng biển, đảo, nhà giàn DK1… phát hiện và đấu tranh ngăn chặn từ sớm, từ xa hoạt động của nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển, đảo của nước ta, thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế.

Đầu Trước 13 14 15 16 17 Tiếp