Quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển: Cơ hội khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo

19/06/2023

TN&MTXây dựng Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ thúc đẩy phát triển các ngành mới giúp tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho lao động ở các địa phương có biển.

Đặc biệt, quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển mở cơ hội khai thác tiềm năng to lớn về năng lượng gió biển như một nguồn năng lượng tái tạo quan trọng để đạt mục tiêu về khí hậu của Việt Nam. Quy hoạch vùng bờ sẽ giúp đảm bảo phát triển tối ưu và hài hòa giữa các ngành trong khai thác, sử dụng tài nguyên ven biển của Việt Nam, cũng như đảm bảo bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, giữ gìn các giá trị văn hóa, lịch sử, nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.

Đột phá của quy hoạch không gian biển

Để phát huy hiệu quả và bền vững các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ biển cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trước tình hình mới của đất nước, Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì lập Quy hoạch không gian biển Quốc gia “Quy hoạch không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, làm cơ sở cho quản lý phát triển bền vững vùng biển, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh.

Quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển:  Cơ hội khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì và phát biểu Hội thảo tham vấn

Thưc hiện nhiệm vụ được giao, sau thời gian dài lấy ý kiến các địa phương, học hỏi kinh nghiệm trong nước, quốc tế và chuyên gia, Bộ TN&MT đã xây dựng và trình Chính phủ Dự thảo Quy hoạch không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) với việc hiện thực hóa các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn trong quản lý, sử dụng biển, đất đai ven biển, hải đảo của Đảng và Nhà nước nêu trong các Nghị quyết, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các đột phá của quy hoạch: Hoàn thiện khung khổ pháp lý thống nhất, hiện đại trong quản lý, khai thác và sử dụng biển; Cải thiện vượt bậc hệ thống kết cấu hạ tầng ven biển và trên các đảo, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, có đủ khả năng sẵn sàng ứng phó các thảm họa, sự cố về môi trường vùng ven biển và biển; Thực hiện lấn biển, xây dựng đảo nhân tạo mở rộng thêm không gian phát triển nhưng phải bảo đảm phù hợp với điều kiện KT-XH và môi trường, QP-AN.

Theo đó, Dự thảo Quy hoạch được xây dựng đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phân bổ hợp lý tài nguyên môi trường biển, đất đai ven biển, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững; bảo đảm QP-AN, đối ngoại, duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với việc khai thác toàn diện các ngành nghề biển; bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển KT-XH; phát huy các tiềm năng, lợi thế của biển và hải đảo, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

Quy hoạch hướng đến mục tiêu quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo; tăng diện tích bảo tồn biển hướng tới mục tiêu 6,0%14 diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia; phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển tối thiểu bằng mức năm 2000; phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng phòng hộ ven biển; hạn chế, giảm thiểu tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở, bồi tụ bờ biển; ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.

Tổ chức, bố trí không gian biển bảo đảm thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân khu vực biển; kiên trì xây dựng và duy trì môi trường ổn định và trật tự pháp lý trên biển, tạo cơ sở cho việc khai thác và sử dụng biển an toàn, hiệu quả; giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển và hải đảo.

Tầm nhìn đến năm 2050, hoàn thiện việc phân bổ không gian biển nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả cao, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước dựa trên điều kiện tự nhiên, KT-XH, môi trường, hệ sinh thái biển và hải đảo, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được sử dụng hiệu quả, bảo đảm cân đối được yêu cầu về phát triển bền vững kinh tế biển, mục tiêu thiên niên kỷ về biển, văn hóa, quốc phòng an ninh; bảo đảm cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên; đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, CNH-HĐH; hoàn thành mục tiêu Việt Nam là quốc gia giàu mạnh về biển.

Giải quyết những mâu thuẫn sử dụng không gian biển

Dự thảo Quy hoạch đã đề cập chi tiết đến nguyên tắc xử lý các khu vực chồng lấn trong sử dụng biển, một vấn đề đang vướng mắc hiện nay. Theo đó, thứ tự ưu tiên có thể được thay đổi tùy theo định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước cho từng thời kỳ phát triển KT-XH.

Giải quyết mâu thuẫn sử dụng dựa trên các quy định sử dụng, nêu rõ hoạt động nào được phép, không được phép hoặc hạn chế, được xây dựng trên cơ sở phân tích tính tương thích giữa các hoạt động sử dụng trong một vùng với nhau và với đặc điểm tự nhiên, hệ sinh thái của vùng đó. Chẳng hạn, nếu chồng lấn giữa vùng cho mục đích sử dụng đặc biệt với vùng cấm khai thác: Vùng chồng lấn giữa vùng dành riêng cho quốc phòng với các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển được chuyển thành vùng dành riêng cho quốc phòng.

Quy hoạch vùng bờ và quy hoạch không gian biển:  Cơ hội khai thác tiềm năng năng lượng tái tạo

ảnh minh họa

Nếu chồng lấn giữa vùng cho mục đích sử dụng đặc biệt với vùng khai thác có điều kiện: Vùng chồng lấn giữa vùng dành riêng cho quốc phòng với khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được chuyển thành vùng dành riêng cho quốc phòng.

Chồng lấn giữa vùng cho mục đích sử dụng đặc biệt với vùng khuyến khích phát triển: Vùng chồng lấn giữa vùng dành riêng cho quốc phòng với các vùng ưu tiên cho phát triển du lịch, cảng biển, khai thác dầu khí và khoáng sản biển, nuôi trồng, khai thác thủy sản trên biển và phát triển điện gió được chuyển thành vùng dành riêng cho quốc phòng.

Chồng lấn giữa vùng cấm khai thác với vùng khuyến khích phát triển: Vùng chồng lấn giữa phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển với các vùng ưu tiên cho phát triển du lịch, cảng biển, khai thác dầu khí và khoáng sản biển, nuôi trồng, khai thác thủy sản trên biển và phát triển điện gió được chuyển thành vùng cấm khai thác tương ứng.

Chồng lấn giữa vùng cần bảo vệ đặc biệt cho bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái với các vùng khuyến khích phát triển: Vùng chồng lấn giữa phân khu dịch vụ - hành chính và vùng đệm của khu bảo tồn biển với vùng ưu tiên phát triển du lịch chuyển thành vùng cần bảo vệ đặc biệt cho bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái; Vùng chồng lấn giữa các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu cư trú, thả rạn nhân tạo và vùng bảo vệ nguồn giống thủy sản tiềm năng với vùng ưu tiên phát triển du lịch được chuyển thành vùng ưu tiên phát triển du lịch,…

Có thể thấy, các nguyên tắc giải quyết vấn đề chồng lấn đều hướng đến mục tiêu hài hòa phát triển kinh tế và bảo tồn, đồng thời đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường sinh thái biển. Đây chính là nhân tố cốt lõi để triển khai thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia đảm bảo cho mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh, giàu về biển.

Theo quy hoạch đến năm 2050, toàn bộ các vùng biển Việt Nam được quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững theo không gian, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, sức chống chịu, sức tải môi trường.

Diệp Anh

Tin tức

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy 2 viện hàn lâm khoa học

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự Festival Hoa Đà Lạt

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại tỉnh Thanh Hoá

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Nhật Bản hỗ trợ chương trình quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Tài nguyên

Bộ TN&MT làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác quản lý đất đai và tài nguyên nước

Nhanh chóng đưa Luật Địa chất và Khoáng sản vào thực tiễn cuộc sống

Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai

Thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hiệu quả, bền vững

Môi trường

Hiện thực hóa các mục tiêu bảo vệ môi trường

Nâng cao nhận thức bảo vệ “bạn đồng hành” trong thiên tai

“Tham vọng” đưa sếu đầu đỏ về sống quanh năm ở Tràm Chim

Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường cho nông dân huyện Đan Phượng

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Khánh thành Trung tâm Dữ liệu Đồng bằng sông Cửu Long: Hành trình kiến tạo tương lai bền vững

Tuần lễ hồng tại Nhiệt điện Thái Bình trọn vẹn nghĩa tình

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm tốt công tác chuyển đổi số trong ngành

Bộ TN&MT: Quyết liệt triển khai các nhiệm vụ, dự án lớn về chuyển đổi số và hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 7/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 7/12

Thời tiết ngày 6/12: Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Tin Gió mùa Đông Bắc ngày 6/12

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường