Việt Nam khẳng định trách nhiệm của mình đối với vấn nạn rác thải nhựa đại dương
09/04/2022TN&MTBáo cáo của WWF cho biết, mỗi năm, có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là rác thải sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương, mặc dù, ngày càng nhiều quốc gia triển khai hành động cấm sử dụng sản phẩm nhựa này.
Báo cáo của WWF cho biết, mỗi năm, có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là rác thải sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương, mặc dù, ngày càng nhiều quốc gia triển khai hành động cấm sử dụng sản phẩm nhựa này.
rác rạt lên từ biển
Rác bồng bềnh khắp chốn
Theo một nghiên cứu năm 2021, trong số 555 loài hải sản được kiểm tra, có tới 386 loài đã ăn phải rác thải nhựa. Một nghiên cứu khác được tiến hành với các loài cá đánh bắt phục vụ thương mại cho thấy, 30% cá tuyết trong một đợt đánh bắt tại biển Bắc chứa hạt vi nhựa trong dạ dày của chúng.
Món ăn bất đắc dĩ của các loài thủy sinh vật- đó là vi nhựa
Ăn nhiều vi nhựa, các loài hải sản quý hiếm sẽ bị tuyệt chủng
WWF cho biết, hiện không có đủ bằng chứng để ước tính những hậu quả tiềm ẩn của tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương đối với con người. Tuy vậy, báo cáo phát hiện sự tồn tại của các chất có gốc là nhiên liệu hóa thạch ở mọi khu vực của biển cả, từ mặt biển đến đáy sâu đại dương sâu, từ các cực đến đường bờ biển của những hòn đảo xa xôi nhất, phát hiện ở cả những sinh vật phù du nhỏ nhất cho đến cá voi - loài lớn nhất sinh sống ở biển.
Thực tế cho thấy, khi ở trong nước, nhựa bắt đầu phân hủy, nhỏ hơn và thậm chí, nhỏ mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, ngay cả khi các vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong đại dương hoàn toàn chấm dứt, lượng vi nhựa tại đây vẫn có thể tăng gấp 2 lần vào năm 2050. Trong khi đó, rác thải nhựa vẫn tiếp tục đổ ra biển với khối lượng tăng gấp 2 lần vào năm 2040 theo ước tính. Cũng trong khoảng thời gian này, WWF dự báo ô nhiễm nhựa tại các đại dương sẽ tăng gấp 3 lần.
Thật khủng khiếp
Mối nguy toàn cầu
Ông Eirik Lindebjerg - Giám đốc Phụ trách chính sách nhựa toàn cầu của WWF nhận định, rác thải nhựa đang là mối nguy đối với hệ sinh thái biển tại nhiều nơi. Đáng lo ngại nhất, rác thải nhựa đang làm ô nhiễm toàn bộ mạng lưới thức ăn của các động vật biển.
Ông cho rằng, tương tự cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay, để giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương, cần cắt giảm lượng khí thải carbon để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu. Ngoài ra, cũng cần đặt ra các mục tiêu hạn chế rác thải nhựa đổ ra biển. Hiện, một số vùng biển trên thế giới như Địa Trung Hải, Hoàng Hải đã chạm ngưỡng giới hạn về rác thải nhựa. Do đó, cần nhanh chóng có hành động nhằm đạt được mục tiêu trung hòa khí thải, trung hòa ô nhiễm trong thời gian sớm nhất.
“WWF mong muốn Hội nghị môi trường sắp tới sẽ nhất trí thông qua Hiệp ước về rác thải nhựa toàn cầu, từ đó, đưa ra những quy chuẩn toàn cầu trong sản xuất sản phẩm nhựa và tái chế rác thải nhựa. Việc làm sạch các đại dương là một vấn đề rất khó khăn và đòi hỏi chi phí cao, vì vậy, cần tránh làm ô nhiễm đại dương ngay từ đầu”, ông Lindebjerg nhấn mạnh.
Việt Nam, cụ thể là Bộ Tài nguyên và Môi trường đã, đang đóng góp và thể hiện trách nhiệm của mình đối với vấn nạn rác thải đại dương và có những ký kết MOU với các tổ chức quốc tế, trong đó có hợp tác chặt chẽ với Tổ chức WWF để gìn giữ màu xanh của đại dương.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng Ông Prasanna De Silva, Giám đốc toàn cầu phụ trách hoạt động của các văn phòng WWF ký Biên bản hợp tác giữa hai đơn vị.
Trách nhiệm của cộng đồng Việt với đại dương hôm nay
Hồng Minh