Xây dựng và phát triển Công viên Địa chất non nước Cao Bằng

03/10/2021

TN&MTCông viên Địa chất (CVĐC) toàn cầu là mô hình phát triển KT-XH bền vững, vừa BVMT, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sử dụng hợp lý tổng thể đa dạng tài nguyên, giá trị di sản. Đây cũng là mô hình có nhiều tiềm năng ở Việt Nam như với cao nguyên đá Đồng Văn. Cao Bằng cũng đã có quyết định xây dựng CVĐC non nước Cao Bằng. Đến nay, việc triển khai xây dựng đã thu được một số kết quả khả quan.

Công viên Địa chất (CVĐC) toàn cầu là mô hình phát triển KT-XH bền vững, vừa BVMT, bảo tồn thiên nhiên, đồng thời sử dụng hợp lý tổng thể đa dạng tài nguyên, giá trị di sản. Đây cũng là mô hình có nhiều tiềm năng ở Việt Nam như với cao nguyên đá Đồng Văn. Cao Bằng cũng đã có quyết định xây dựng CVĐC non nước Cao Bằng. Đến nay, việc triển khai xây dựng đã thu được một số kết quả khả quan.

Tiềm năng công viên địa chất

Công viên địa chất non nước Cao Bằng thuộc phạm vi 9 huyện: Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa, Thạch An, với diện tích khoảng 3.072 km2, cùng trên 130 điểm di sản địa chất như: rãnh đứt gãy sâu Cao Bằng – Tiên Yên – Ranh giới kiến tạo giữa hai đới cấu trúc Hạ Lang ở phía Đông Bắc và Sông Hiến ở Tây Nam, với các xuất lộ nước nóng – nước khoáng, bazan cầu gối, các thể đá siêu mafic; có nhiều diện lộ phun trào basalt dạng cầu gối nguồn gốc đáy đại dương nước sâu. Tuổi kết tinh của các đá này được các nhà địa chất xác định khoảng 334 triệu năm. Hồ Thang Hen, hang luồn, với một tập hợp các hồ, thác nước, hang động ngầm, dòng chảy mặt… liên kết với nhau và có cơ chế hoạt động “khi đầy khi vơi” là một hiện tượng hiếm gặp ở các vùng karst trên thế giới. Các nhà khoa học nhận định, đây sẽ là một di sản địa chất rất có giá trị và ý nghĩa quốc tế.

Nơi đây còn có cao nguyên karst, cảnh quan karst già ở khu vực Lục Khu (Hà Quảng); Bazan cầu gối đèo Mã Phục (Trà Lĩnh); cảnh quan karst già; dịch trượt bằng ở huyện Quảng Uyên; bất chỉnh hợp Cambri thượng (hệ tầng Thần Sa) và Devon hạ (loạt Sông Cầu): Bờ phải sông Quây Sơn, xã Minh Long (Hạ Lang); mặt cắt Neogen chứa than tại thành phố Cao Bằng, thị trấn Nước Hai (Hòa An); hang Pác Bó, khối karst trẻ dạng chóp, hình thang, thung lũng chữ V, vách đứt gãy… ở khối karst Lục Khu (Hà Quảng); hang luồn, cánh đồng karst ở xã Hồng Định (Quảng Uyên); thung lũng treo điển hình, ngấn nước cổ trên vách đá vôi ở huyện Thông Nông…

Bên cạnh những cảnh quan đa dạng về đá, hang động, dòng chảy, CVĐC non nước Cao Bằng còn tương đối giàu có về tài nguyên ĐDSH. Tại đây có 10 hệ sinh thái khác nhau thuộc 2 nhóm chính: Hệ sinh thái tự nhiên với tổng diện tích 499.604,26 ha; hệ sinh thái nhân tạo với diện tích 170.738 ha. Hệ động thực vật đa dạng. Trong đó, hệ thực vật gồm có: Hệ thực vật bậc thấp với 192 loài tảo và gần 400 loài nấm; thực vật bậc cao với 1.862 loài thuộc 855 chi, 212 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, 97n loài quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Hệ động vật gồm nhóm động vật có xương sống (thú có 105 loài thuộc 67 giống, 29 họ, 9 bộ) và nhóm động vật không xương sống (côn trùng có 642 loài). Về đa dạng nguồn gen, Cao Bằng có 24 nguồn gen cây trồng đặc sản. Trong đó, có 10 nguồn gen về cây lương thực, thực phẩm như: Lúa nếp Pi Pất, lúa nếp hương Xuân Trường, bí thơm Thạch An…; 9 nguồn gen cây ăn quả như: quýt Trà Lĩnh, lê Đông Khê, hạt dẻ Trùng Khánh…; 2 nguồn gen cây lâm nghiệp là trúc sào, mác rạc; 3 nguồn gen cây lâu năm là: mác mật, chè đắng, chè Phjd Đén; 10 giống động vật nuôi bản địa, chất lượng tốt cần được bảo tồn: bò Mông, lợn đen Táp Ná, gà xương đen, ngựa Nước Hai, chó lùn Bảo Lạc… Ngoài ra, Cao Bằng còn có 32 nguồn gen quý hiếm cần bảo tồn theo Quyết định số 80/2005/BNN của Bộ NN&PTNT gồm: Bạc Bát, qua lâu trứng… Hiện nay, Cao Bằng có 3 loại hình khu bảo tồn đang hoạt động bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Phja Oắc – Phja Đén (Nguyên Bình), Khu bảo tồn loài – sinh cảnh (Hạ Lang), Khu bảo tồn loài – sinh cảnh vượn Cao Vít (Trùng Khánh).

Bên cạnh các di sản thiên nhiên, Cao Bằng còn có các di sản văn hóa mang giá trị lịch sử, giá trị khảo cổ học như: Di chỉ của văn hóa Sơn Vi hậu kỳ đá cũ (khoảng 20.000 đến 12.000 năm trước Công nguyên) được tìm thấy ở Lũng Ỏ, xã Chí Thảo (Quảng Uyên), Bó Mạ, xã Hưng Đạo (thành phố Cao Bằng). Các công cụ được tìm thấy, như: Dụng cụ chặt đập, rìu lưỡi ngang, rìu lưỡi dọc, mũi nhọn… Di chỉ sơ kỳ đá mới cách đây khoảng 17.000 đến 7.000 năm. Các di chỉ này được tìm thấy ở hang Ngườm Bốc, Lam Sơn (Hòa An), Ngườm Càng (Trùng Khánh), hang Nà Con (Nguyên Bình), Ngườm Chiêu (Quảng Uyên); các di chỉ thời Hậu kỳ đá mới – sơ kim khí, được tìm thấy ở Ngườm Sa Boỏng (Quảng Uyên); Ngườm Cốc Sẩy (Hạ Lang), gồm: Rìu mài lưỡi hình tứ giác, công cụ rìa ngang làm từ mảnh đá lớn, mảnh bàn mài…, đặc biệt có một cái cuốc đá; Thời đại kim khí – Văn hóa Đông Sơn, đại diện là trống đồng; di tích Cự thạch và một số di vật kim khí. Đối với trống Đồng Cao Bằng đã phát hiện được 16 cái. Di tích Cự thạch ở xã Hồng Việt (Hòa An), xã Trường Hà (Hà Quảng). Các di sản có giá trị lịch sử, có di tích thời Âu Lạc thể hiện ở truyền thuyết “Cẩu chúa cheng vùa” ở di tích thành Bản Phủ (xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng); Di tích thời nhà Mạc (1593 – 1677) ở huyện Hòa An, Phục Hòa, Trùng Khánh, tiêu biểu nhất là thành Nà Lữ (xã Hoàng Tung, huyện Hòa An); di tích thời phong kiến: Tiêu biểu là các văn bia ở xã Bình Long, huyện Hòa An; cầu đá cổ ở Cốc Khoác, huyện Trà Lĩnh; Các di tích thời Pháp thuộc (từ năm 1884 đến năm 1945), hiện nay còn lại khá nhiều di tích, như: Đồn ở Tri Phương (Trà Lĩnh); Phja Chiêu (Nà Sơn, xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh); đồn Phja Rạc (xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang), đồn Đàm Thủy (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh); biệt thự, nhà Đỏ ở Phja Oắc, Biệt thự Lục Giác ngã ba Phja Đén, xóm Lù Vài (xã Thành Công, huyện Nguyên Bình)… và các di tích thời kỳ tiền khởi nghĩa và kháng chiến chống thực dân Pháp.

Những việc đã làm được và phương hướng phát triển trong tương lai

Ngày 28/11/2016, Cao Bằng đã hoàn thành Hồ sơ CVĐC non nước Cao Bằng đệ trình UNESCO công nhận danh hiệu là CVĐC toàn cầu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng phối hợp với Viện Khoa học ĐC&KS biên tập nội dung maket tờ rơi, bản tin dịch Việt – Anh, Việt – Trung. Qua đó, đã xuất bản và phát hành 03 bản tin (Tiếng Việt – Anh) trên 600 cuốn về hoạt động của CVĐC non nước Cao Bằng (tháng 6, 9, 12/2016); 10.000 tờ rơi quảng bá, giới thiệu về CVĐC non nước Cao Bằng (5.000 tờ tiếng Việt, 3.000 tờ tiếng Anh, 2.000 tờ tiếng Trung); 01 bộ phim giới thiệu về CVĐC non nước Cao Bằng và 100 cuốn sách ảnh Atlas giới thiệu về CVĐC non nước Cao Bằng; quảng bá trên truyền hình, báo…

Tháng 8/2016, Ban quản lý CVĐC phối hợp với Viện Khoa học ĐC&KS Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức về DSĐC và CVĐC non nước Cao Bằng cho khoảng 200 cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh; mở 01 khóa tập huấn nâng cao nhận thức về DSĐC và CVĐC cho hơn 150 cán bộ, người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. Tháng 12/2016 tổ chức 01 lớp tập huấn cho hơn 150 cán bộ, người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch và các cộng tác viên trên địa bàn tỉnh về DSĐC và CVĐC non nước Cao Bằng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc xây dựng CVĐC tồn tại một số hạn chế như: Đội ngũ cán bộ Ban quản lý hoạt động kiêm nhiệm, công việc mới, thiếu kinh nghiệm do đó lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nhất là trong xây dựng dự toán và bố trí kinh phí; hoạt động liên ngành nên chồng chéo trong công tác chuyên môn; Khối lượng công việc phát sinh ngoài Đề án và theo quy định mới của tổ chức UNESCO rất lớn đã ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai hoạt động của ban quản lý.

Nhằm khắc phục những tồn tại trên và triển khai có hiệu quả công tác xây dựng CVĐC non nước Cao Bằng, tỉnh đã xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017 như: Tiếp tục phối hợp với Viện khoa học ĐC&KS hoàn chỉnh nội dung, hệ thống pano, biển thuyết minh di sản giới thiệu CVĐC non nước Cao Bằng xin ý kiến đến tư vấn của Chuyên gia UNESCO khi làm việc tại Cao Bằng; phối hợp với Bảo tàng tỉnh, Viện Khoa học ĐCKS Việt Nam hoàn thiện công tác trưng bày tại các Trung tâm thông tin CVĐC theo sự tư vấn của chuyên gia UNESCO; triển khai các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức cộng đồng về CVĐC non nước Cao Bằng; đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng các bãi đỗ xe, biển pano quảng bá, thông tin CVĐC tại 03 tuyến du lịch CVĐC trong giai đoạn I, theo tư vấn của chuyên gia UNESCO.

LÊ LƯƠNG

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường