Những nữ kiểm lâm truyền cảm hứng bảo vệ rừng ở Indonesia

06/06/2024

TN&MTNhiều nhóm nữ kiểm lâm bản địa tại Indonesia đang tạo ra tác động tích cực, truyền cảm hứng bảo vệ rừng trước những hoạt động làm tổn thương rừng do canh tác và lạm dụng tài nguyên.

Những nữ kiểm lâm truyền cảm hứng bảo vệ rừng ở Indonesia

Nhóm nữ kiểm lâm tuần tra ở Damaran Baru, tỉnh Aceh, Indonesia

Chiến thuật giao tiếp uyển chuyển

Trong một khu rừng tươi tốt dưới chân núi lửa ở tỉnh Aceh của Indonesia, 7 nữ kiểm lâm đi bộ bên dưới những tán cây cùng tiếng cười vui vẻ. Một giờ sau khi tuần tra, các kiểm lâm viên phát hiện một người đàn ông trong rừng. Họ thân thiện hỏi han người đàn ông và không quên nhắc người này không chặt cây rừng.

Sự giao tiếp thân thiện chỉ là một chiến thuật mà nhóm nữ kiểm lâm sử dụng để bảo vệ khu rừng khỏi nạn phá rừng và săn trộm. Sau nhiều năm tuần tra giúp nạn phá rừng giảm mạnh, các nữ kiểm lâm hiện đang chia sẻ chiến lược của họ với các nhóm do phụ nữ lãnh đạo khác đang nỗ lực bảo vệ rừng trên khắp Indonesia.

Là một quần đảo nhiệt đới rộng lớn trải dài qua đường xích đạo, Indonesia là nước có rừng nhiệt đới lớn thứ ba thế giới, với nhiều loại động vật hoang dã và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm đười ươi, voi và các loài hoa rừng khổng lồ.

Theo Tổ chức Theo dõi Rừng Toàn cầu, kể từ năm 1950, hơn 740.000 km vuông rừng nhiệt đới Indonesia đã bị đốn hạ, đốt cháy hoặc xuống cấp để phát triển các đồn điền dầu cọ, giấy và cao su, khai thác niken và các mặt hàng khác. Trong những năm gần đây, nạn phá rừng đã chậm lại nhưng vẫn diễn ra.

Ở Damaran Baru, nơi giáp với một trong những vùng rừng mưa nhiệt đới rộng lớn nhất ở Đông Nam Á, nhiều dân làng sống dựa vào rừng để kiếm sống. Nông dân thu hoạch cà phê từ những bụi cây ven núi và nước chảy từ sườn núi cung cấp nước uống và nấu ăn trong làng.

Những nữ kiểm lâm truyền cảm hứng bảo vệ rừng ở Indonesia

Người đàn ông được nhóm nữ kiểm lâm nhắc nhở không chặt cây rừng

Nhưng nạn phá rừng không được kiểm soát do các hoạt động canh tác và lạm dụng tài nguyên rừng đã dẫn đến hậu quả nặng nề, một phụ nữ bản địa có tên Sumini cho biết. Năm 2015, mưa xối xả gây lũ quét trong làng, buộc hàng trăm người phải sơ tán. Khi nước rút, Sumini đi vào rừng và thấy lưu vực đầy cây xanh của làng đã bị chặt phá trái phép.

Đây chính là điều đã thúc đẩy chị Sumini hiện thực hóa ý tưởng thành lập đội nữ kiểm lâm. Indonesia có các kiểm lâm viên tại các công viên quốc gia và một số nhóm giám sát chắp vá ở những nơi khác, bao gồm cả một số nhóm bản địa. Nhưng ý tưởng của chị Sumini rất mới.

Chị Sumini bắt đầu làm việc với Tổ chức Rừng, Thiên nhiên và Môi trường Aceh để đăng ký thành lập nhóm tuần tra với giấy phép lâm nghiệp xã hội - giấy phép chính thức, được chính phủ hỗ trợ cho phép cộng đồng địa phương quản lý rừng.

Bà Farwiza Farhan, Chủ tịch của tổ chức cho biết, sau khi giấy phép được xử lý, tổ chức bắt đầu giảng dạy các phương pháp bảo tồn rừng tiêu chuẩn cho các kiểm lâm viên. Bà Farhan cho biết, khóa đào tạo đầu tiên là học cách đọc bản đồ và dạy các phương pháp lâm nghiệp tiêu chuẩn khác, chẳng hạn như nhận biết các dấu hiệu của động vật hoang dã và sử dụng GPS.

Những nữ kiểm lâm truyền cảm hứng bảo vệ rừng ở Indonesia

Nhóm nữ kiểm lâm đi dọc bờ suối trong cuộc tuần tra rừng ở Damaran Baru, tỉnh Aceh, Indonesia

“Cách người ngoài di chuyển quanh rừng rất khác so với cộng đồng bản địa. Họ biết điều đó, nhưng nó không nhất thiết phải được dịch sang ngôn ngữ tiêu chuẩn mà chúng tôi sử dụng, như bản đồ và GPS. Việc tìm kiếm và tạo ra không gian nơi chúng ta nói cùng một ngôn ngữ khi nói về khu rừng là điều quan trọng”, bà Farhan nói.

Vào tháng 1/2020, nhóm của chị Sumini đã có chuyến tuần tra chính thức đầu tiên. Kể từ đó, những chuyến đi xuyên rừng hàng tháng của họ bao gồm lập bản đồ và giám sát độ che phủ của cây, lập danh mục các loài thực vật đặc hữu và làm việc với nông dân để trồng lại cây. Họ định kỳ đo từng cây và đánh dấu vị trí của chúng, gắn thẻ cho chúng bằng ruy băng để cảnh báo không nên chặt. Khi phát hiện ai đó trong rừng, nhóm nữ kiểm lâm sẽ nhắc nhở về tầm quan trọng của rừng đối với ngôi làng và đưa cho họ hạt giống để gieo trồng.

Chị Sumini cho biết, những chiến thuật nhẹ nhàng mà phụ nữ sử dụng, thay vì đối đầu gay gắt, đã có hiệu quả trong việc khiến mọi người thay đổi thói quen. Nhóm nữ kiểm lâm không mang theo vũ khí, ngoài những con dao lớn để băng qua rừng khi cần thiết, nhưng không hề tỏ ra lo sợ cho sự an toàn của bản thân. Bạo lực trong rừng hầu như chưa từng xảy ra và các kiểm lâm viên thường đông hơn số người họ gặp. Phụ nữ không có quyền bắt người nhưng có thể báo cáo với chính quyền.

Những nữ kiểm lâm truyền cảm hứng bảo vệ rừng ở Indonesia

Cô Sumini, Trưởng nhóm nữ kiểm lâm, chăm sóc cây cà phê trên cánh đồng của mình ở Damaran Baru, tỉnh Aceh, Indonesia

Truyền cảm hứng bảo vệ rừng

Giờ đây, các phương pháp của đội nữ kiểm lâm đang được áp dụng ở những nơi khác ở Indonesia, khi các tổ chức địa phương, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế giúp tập hợp các nhóm nữ kiểm lâm khác lại với nhau.

Các thành viên của các nhóm nữ kiểm lâm đã gặp gỡ những phụ nữ từ các tỉnh trên khắp Indonesia bị ảnh hưởng nặng nề bởi nạn phá rừng, chia sẻ thông tin về các chương trình lâm nghiệp hàng đầu của địa phương, dạy người dân cách tham gia lập bản đồ vùng hoang dã, cách soạn thảo đề xuất và xin giấy phép quản lý lâm nghiệp cũng như cách đáp ứng nhu cầu tốt hơn thực thi các biện pháp chống săn bắt và khai thác gỗ trái phép.

Những nữ kiểm lâm truyền cảm hứng bảo vệ rừng ở Indonesia

Cô Sumini dùng dao rựa dọn đường trong một cuộc tuần tra rừng ở Damaran Baru, tỉnh Aceh, Indonesia

Bà Farhan cho biết: “Giờ đây có nhiều sự kết nối hơn giữa những người phụ nữ khi nói về cách giải quyết các vấn đề và trở thành nhà vô địch về môi trường”.

Ông Rahpriyanto Alam Surya Putra, Giám đốc chương trình quản lý môi trường của Quỹ Châu Á ở Indonesia, tổ chức đã giúp tổ chức các cuộc họp giữa các nhóm do phụ nữ lãnh đạo cho biết, việc lấy phụ nữ làm trung tâm trong quản lý rừng là rất quan trọng cho sự thành công của các chương trình lâm nghiệp xã hội.

Những nữ kiểm lâm truyền cảm hứng bảo vệ rừng ở Indonesia

Các nữ kiểm lâm viên đốt lửa khi họ nghỉ giải lao trong cuộc tuần tra rừng ở Damaran Baru, tỉnh Aceh, Indonesia

Một cuộc khảo sát với 1.865 hộ gia đình do tổ chức này thực hiện cho thấy, khi phụ nữ tham gia quản lý rừng cộng đồng sẽ giúp tăng thu nhập hộ gia đình và quản trị rừng bền vững hơn. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng, quản lý lâm nghiệp do phụ nữ lãnh đạo vẫn phải đối mặt với những thách thức ở Indonesia. Một số cộng đồng phụ hệ truyền thống thiếu hiểu biết về lợi ích của sự tham gia của phụ nữ. Và ngay cả khi phụ nữ được trao quyền tham gia vào lâm nghiệp, họ vẫn phải chăm sóc công việc gia đình và con cái.

Nhưng các nữ kiểm lâm của Damaran Baru cho biết, tác động tích cực mà họ đã tạo ra đã thúc đẩy họ tiếp tục công việc vì thế hệ tương lai. “Rừng có xanh thì con người mới thịnh vượng”, bà Farhan nói.

Theo daidoanket.vn

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với Bộ trưởng Bộ Nhân lực và Bộ thương mại, Công nghiệp Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Thủ tướng: Sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV: Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Tài nguyên

Đề xuất một số giải pháp tăng cường năng lực quản lý nhà nước về Viễn thám

Hà Nội quyết tâm làm “sống lại” các dòng sông

Hà Nội chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Cần tận dụng tối đa các thành quả của Viễn thám trong giám sát môi trường biển, hải đảo

Môi trường

Nâng cao nhận thức cho thanh niên về giảm phát thải khí mê-tan

Hồi sinh những rạn san hô ở Cát Bà

Hà Nội ô nhiễm môi trường từ nước thải sinh hoạt

Phòng chống ô nhiễm từ hoạt động tái chế kim loại màu

Video

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Không để khoảng trống và độ trễ trong thời điểm giao thoa giữa Luật Đất đai mới và cũ

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Giá khoáng sản quan trọng tăng và triển vọng doanh nghiệp khai khoáng trong nước

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

Bộ Nội vụ triển khai nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội vừa có hiệu lực

Thanh Hóa: Khai sai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường Công ty Hồng Phượng bị truy thu hơn 600 triệu đồng

Phát triển

Nhu cầu vật liệu quan trọng trên thế giới gia tăng, cơ hội cho Công ty khoáng sản Masan

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT: Hướng đến phòng chống, từ bỏ sử dụng thuốc lá điện tử

Ông Vũ Lân làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai

Một bông hoa lặng lẽ thiền trên cát bỏng

Diễn đàn

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi phải được thực hiện tốt và triệt để

Đảng bộ Bộ TN&MT tổ chức lễ chuyển giao - tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên

Thời tiết ngày 3/12: Bắc Bộ sương lạnh, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Thời tiết ngày 2/12: Bắc Bộ có mưa vài nơi, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông

Kinh tế xanh

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường