Mùa lặn biển săn ốc hương

10/12/2023

TN&MTTháng cuối năm là dịp để ngư dân vùng: La Gi, Mũi Né, Tuy Phong, Phan Rí Cửa… (tỉnh Bình Thuận) cùng nhau lặn biển bắt ốc hương. Dù rất cực nhọc nhưng nghề lặn ốc hương lại mang tới thu nhập cao.

l4.jpg

Những ghe lặn ốc hương ở biển Bình Thuận

Hành trình săn “ốc vua”

Từ sáng sớm, ông Ba Phong - chủ một tàu lặn ốc hương đã đợi tôi ở cảng La Gi (thị xã La Gi, Bình Thuận) để cùng nhóm thợ lặn gần 10 người lên tàu ra ngư trường săn ốc hương. Lúc này mặt trời mới ló phía biển xa xa nhưng nhiều ghe đã bắt đầu nổ máy, chạy hướng phía biển.

Khu vực này nằm ở cửa sông Dinh đoạn giáp biển. Hai bên là rất nhiều ghe tàu lớn nhỏ khác nhau. Ghe lớn làm nghề xa bờ gọi là ghe lộng, ghe nhỏ thì gần bờ. Những ghe xuất phát buổi sáng thường là nghề lặn, nghề rất thịnh hành ở khu vực biển La Gi.

Ngoài ghe săn ốc hương, nhiều ghe tàu khác của các thợ lặn bắt cá, săn ốc móng tay, ốc giác, nghêu hay mực ống… cũng vừa ra khơi. Các nghề lặn có nhiều điểm chung, chỉ khác nhau ở việc tìm ngư trường.

Ghe chạy khoảng 1 giờ đồng hồ là tới khu vực lặn ốc mặc dù nơi này khá gần bờ, nhìn thấy rõ nhà cửa ven biển. Ông Ba Phong bảo ghe thường neo ở khu vực cách bờ khoảng từ 3 - 5 km, dọc ven biển từ La Gi lên Kê Gà, Tiến Thành rồi quay lại.

Trong thời gian này, các thợ lặn tranh thủ chuẩn bị đồ nghề, mặc áo lặn, quấn dây chì quanh bụng, đeo túi lưới trước ngực, buộc chân nhái và cầm sẵn kính lặn.

Tuy nhiên, vật dụng quan trọng nhất với thợ lặn lại là dây ống thở nhỏ bằng ngón tay, dài hàng trăm mét cung cấp oxy giúp thợ lặn hoạt động bình thường dưới biển.

l3.jpg

Chuẩn bị cho chuyến lặn biển

Thợ lặn Nguyễn Bạch mới 35 tuổi nhưng đã có gần 20 năm gắn bó với nghề ở vùng biển này bảo: “Mùa nào thì bắt con đó thôi, tôm tít, ốc giác, ốc móng tay, nghêu... Đợt này ghe chủ yếu lặn ốc hương, loại ốc được ví như vua các loại ốc vậy.

Bởi ốc hương tự nhiên thơm ngon, thịt chắc và khá hiếm. Những con ốc hương cồ, tức ốc lớn to như quả trứng gà bán có giá gần nửa triệu đồng mỗi kg ở cảng La Gi, còn ốc xô thì hiện chỉ bán khoảng hơn trăm ngàn”, anh Bạch cho biết.

Cũng theo anh Bạch, do có ống thở nên khi lặn xuống dưới biển thì làm việc bình thường như trên bờ vậy. “Khu vực này đáy biển chủ yếu là cát, có một số bãi đá nhỏ là nơi nhiều loại giáp xác cư trú. Nhờ có ánh nắng mặt trời nên thợ lặn có thể nhìn rõ và quan sát được đáy biển, cộng thêm cây gậy sắt dài chừng nửa mét để bới cát bắt ốc. Như ốc hương thì chúng bò nổi, khi gặp nước động sẽ ẩn thân trong cát nên phải di chuyển nhẹ nhàng”, anh Bạch tiết lộ bí quyết.

Cũng có hàng chục năm kinh nghiệm nghề lặn bắt ốc, nghêu ở vùng biển La Gi, Mũi Né là anh Phạm Văn Viên gần 40 tuổi. Anh Viên bảo anh quê ở Gia Lai nhưng xuống dưới Phan Thiết làm thợ hồ, lấy vợ và chuyển sang nghề biển.

“Lặn biển kiếm tiền cũng kha khá, có ngày được một, hai triệu đồng. Nhưng nghề này cứ "khô người" là hết tiền. Thế nên chả ai giàu nhờ nghề lặn biển cả. Tôi tính lặn thêm vài năm nữa rồi về nhà phụ vợ trồng thanh long. Nghề lặn phải có sức khỏe bởi biển ở đây sâu 4, 5 sải (mỗi sải chừng 1,5 m). Hồi trẻ lặn mỗi chập thường tiếng rưỡi, giờ chỉ gần 1 tiếng là phải lên vì nước rất lạnh”, anh Viên kể.

l1.jpg

Ốc hương ở vùng biển La Gi

Mưu sinh dưới đáy biển

Ngậm ống thở và nhẹ nhàng nhảy xuống, lần lượt 8 người thợ lặn trên ghe của ông Ba Phong bắt đầu vào công việc. Sau khoảng 3 phút, gần như không còn nhìn thấy dấu hiệu của những thợ lặn trên mặt biển nữa.

Điều duy nhất kết nối họ với ghe là dây ống thở. Nếu có tai nạn hay cần ứng cứu, thợ lặn sẽ giật mạnh dây ống thở để người trên ghe biết. Ông Ba bảo, lúc còn trẻ ông cũng làm nghề lặn này bởi đàn ông sinh ra và lớn lên ở biển nên không có nhiều lựa chọn.

“Lặn biển cũng có tiền dữ lắm nhưng công việc này chỉ làm nửa năm thôi, nửa năm còn lại rất khó lặn. Tôi từng có mấy chục năm lặn biển, thuộc từng hòn đá quanh khu biển Kê Gà, La Gi này nhưng cách đây gần chục năm bị tai nạn, tay không còn khỏe nữa nên giờ chỉ làm tài phụ thôi”, ông Ba chia sẻ.

Theo ông Ba Phong, tài phụ như ông tức là đầu tư tiền bạc để mua ghe đưa thợ lặn ra các ngư trường. Tuy nằm gần bờ nhưng phải có ghe để chạy từ cảng ra. Một vài ngư dân ở đây có thể dùng thúng chai để bơi ra ngư trường nhưng thường làm nghề lưới, bởi nghề lặn phải đi theo nhóm.

Ngoài chi phí mua ghe, đăng kiểm, xăng dầu thì chủ ghe còn phải chuẩn bị đồ ăn trong suốt quá trình thợ lặn làm việc.

Thế nên, ông Ba Phong phải thuê thêm một người nữa để hỗ trợ nấu ăn, coi ống thở. Bù lại, thợ lặn sẽ chia cho ông theo tỷ lệ 3-7 hoặc 2-8 sản phẩm lặn được, tuỳ theo thoả thuận.

Mùa này ốc hương được chia theo 2 loại để bán, loại lớn giá chừng 300.000 đồng/kg, loại nhỏ chỉ khoảng 100.000 đồng/kg. Những ngày kiếm được bãi tốt, thợ lặn có thể kiếm được hơn chục kg, nhưng cũng có ngày chỉ được 5-6 kg bởi nghề lặn khá bấp bênh.

Trò chuyện với ông Ba gần 1 tiếng đồng hồ thì nhóm thợ lặn bắt đầu ngoi lên ghe. Họ lần lượt tháo chiếc túi đeo trước ngực để bỏ sản phẩm của mình vào sẵn từng bao. Lúc này anh Bạch nhìn tôi cười bảo mới ca đầu mà đã được hơn 1 kg ốc hương rồi.

Ngoài ra còn có cả ốc móng tay và nghêu nữa. Nhìn kỹ, ốc hương thiên nhiên có màu đậm hơn ốc nuôi, thân hơi xám, vân đen óng ánh. Vỏ ốc cũng dày và cứng hơn. Tuy nhiên, ngoài những con lớn thì tôi thấy nhiều con ốc hương còn khá nhỏ.

Anh Bạch bảo ở dưới đáy biển, khi gặp bãi ốc thì cứ lấy tay quơ chứ không có thời gian để chọn từng con. Những con nhỏ ngư dân đem về bỏ vào khung lưới dưới biển cho chúng lớn lên mới bán. Theo quan sát, ngoài là ốc hương cũng có một vài loại ốc khác, thợ lặn còn bắt được cá dìa, cá đổng nhỏ.

Cá được đưa cho chủ tàu để nấu ăn trong ngày bởi thợ lặn hầu như sau mỗi ca lặn đều phải nạp năng lượng rất nhiều. Trong thời gian các thợ lặn nghỉ ngơi và ăn cơm, ông Ba Phong nhổ neo ghe chạy khoảng nửa km, tìm bãi khác để bắt đầu ca lặn tiếp theo. Cứ thế, họ lặp đi lặp lại công việc tới cuối ngày.

Khu vực biển Nam Trung bộ có nhiều ốc hương. So với ốc hương nuôi nhân tạo, ốc tự nhiên có giá trị kinh tế cao hơn, thường bán với giá gấp 2 lần cùng loại.

Ngoài nghề lặn ốc ven bờ, ngư dân Bình Thuận có còn nghề câu ốc hương nhưng chỉ với ghe lộng xa bờ. Theo đó, ngư dân chế những chiếc túi lưới bằng khung thép, bỏ sẵn chút mồi là cá, tép băm nhỏ để làm mồi, thả xuống đáy biển dụ ốc bò vào. Khác với nghề lặn chỉ làm việc dưới ánh mặt trời, nghề câu ốc hương lại diễn ra ban đêm và có chi phí đầu tư lớn hơn.

Theo daidoanket.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường