Theo dõi sát tình hình, chủ động phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa, giảm thiểu thiệt hại
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính
Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu
Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường
Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam
Lào Cai: Dông lốc diện rộng làm tốc mái, gãy đổ 166 ngôi nhà
Do chịu ảnh hưởng của áp cao lục địa được tăng cường yếu kết hợp hội tụ gió trên cao, từ đêm 5/5 đến rạng sáng 6/5, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra mưa nhỏ, mưa vừa kèm theo dông lốc diện rộng gây nhiều thiệt hại.
Biến đổi khí hậu tác động tới các khu vực và một số tích cực mang lại
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất với biến đổi khí hậu. IPCC cho rằng, khi mực nước biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất đi của Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km2, chiếm 12,1% tổng diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả khiến khoảng 17,1 triệu người sẽ mất đi nơi sinh sống. Biến đổi khí hậu là nhân tố chính gây ra bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở, chiếm 87 - 91% số lượng thiên tai, ảnh hưởng đến 70% dân số, gây thiệt hại khoảng 1 - 1,5% GDP,... Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, biến đổi khí hậu đã, đang tác động mạnh tới các khu vực ở cả đồng bằng, ven biển và khu vực miền núi.
Cách nào kiểm soát khí thải phương tiện giao thông?
Cao điểm mùa khô trong những tháng tới sẽ là thời điểm lượng bụi mịn, ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM tăng cao ở mức nguy hiểm. Trong đó giao thông vận tải đang là nguồn phát thải bụi PM2.5 lớn nhất (chiếm 50-70%) vẫn luôn là bài toán khó cần đi tìm lời giải.
Thu gom, xử lý rác thải đúng quy định
Những năm qua, công tác thu gom, xử lý rác thải của Thành phố Hà Nội đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên do lượng rác thải ngày càng tăng, hạ tầng xử lý rác bị quá tải, chất lượng công tác thu gom chưa đạt yêu cầu, phát sinh nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trường.
Rạn san hô Hòn Chồng (Nha Trang) nguy cơ bị tàn phá
Thủy triều rút, rạn san hô khu vực Hòn Chồng - Đặng Tất (TP Nha Trang, Khánh Hòa) hiện ra trước mắt du khách. Không ít người đã giẫm đạp, bẻ san hô, bắt ốc, cá và các loài thủy sản khác, gây tác động đến hệ sinh thái rạn san hô.
Đồng Nai: Hàng trăm tấn cá ở hồ Sông Mây chết do nắng kéo dài
Thông tin từ UBND huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) cho biết, khi kiểm tra hiện trường hồ Sông Mây có số lượng cá chết nhiều (hơn 100 tấn) nguyên nhân là do mực nước trong hồ xuống thấp, cùng nắng nóng kéo dài, không có mưa, mật độ cá dày đặc nên cá thiếu oxy... dẫn tới chết hàng loạt.
Thái Nguyên: Khó khăn trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt
Kinh tế-xã hội ngày càng phát triển kéo theo lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên ngày càng lớn, trong khi việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải chưa đáp ứng yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường và khiến người dân nhiều nơi bức xúc.
Bảo vệ động vật hoang dã ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có diện tích tự nhiên hơn 37.000 ha nằm trên địa bàn bảy xã phía nam của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: Đakrông, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Húc Nghì, Ba Nang, Tà Long và A Bung. Khu bảo tồn có đa dạng sinh học khá phong phú với gần 1.500 loài thực vật bậc cao, cùng 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch nhái và 72 loài cá.
Bình Thuận: Tìm giải pháp để xử lý triệt để rác tại Làng chài Mũi Né
Làng chài Mũi Né (phường Mũi Né, TP. Phan Thiết) là địa điểm tham quan nổi tiếng thu hút nhiều du khách, nên được địa phương tổ chức tuyên truyền, dọn vệ sinh thường xuyên nhằm giữ vững một không gian sạch đẹp, trong lành. Tuy nhiên đó chỉ là giải pháp tình thế, làm thế nào để giải quyết triệt để tình trạng này là bài toán lâu dài buộc phải tính đến. Các ý kiến cho rằng, phải tìm “đúng” nguyên nhân rác đến từ đâu, mới có cách xử lý “trúng” vấn đề.
Đồng Nai: Hoàn thành vớt 200 tấn cá chết trên hồ Sông Mây
Sáng 3/5, Thượng úy Lê Minh Tấn, Đội trưởng Đội nuôi trồng thủy sản, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai cho biết, việc vớt khoảng 200 tấn xác cá trên hồ Sông Mây đã hoàn thành.
Thừa Thiên - Huế: Tiếp nhận một cá thể cu li nhỏ quý, hiếm
Hạt Kiểm lâm TP. Huế vừa tiếp nhận một cá thể cu li nhỏ từ em Nguyễn Đức Minh Q., học sinh lớp 6- Trường THCS Thuỷ Bằng (TP. Huế) tự nguyện giao nộp với nguyện vọng thả về môi trường tự nhiên.
Vừa chống hạn vừa chống xâm nhập mặn
Do ảnh hưởng của El Nino, từ đầu năm đến nay lượng mưa ở nhiều vùng trên cả nước nói chung, tỉnh Bình Thuận nói riêng bị thiếu hụt, nền nhiệt độ cao, nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ở một số địa phương, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây Nguyên. Theo dự báo, trong thời gian tới, nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đặc biệt trong mùa hè, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn...
Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
Tỉnh Bến Tre phấn đấu bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được trồng mới trong giai đoạn 2021 - 2030, đáp ứng yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai gây ra, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cần tiếp tục xanh hóa nền thương mại điện tử Việt Nam
Để thương mại điện tử ở nước ta phát triển thân thiện hơn với môi trường, là việc làm cấp bách hiện nay là giảm thiểu yếu tố không bền vững, hướng tới nền kinh tế xanh và trung hòa carbon theo định hướng của Chính phủ. Các bên liên quan bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cần phối hợp chặt chẽ và triển khai các hoạt động phù hợp.
Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long duy trì ở mức cao
Dự báo, xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần, nhưng vẫn duy trì ở mức cao; riêng trên sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, Cái Bé xâm nhập mặn duy trì ở mức cao đến giữa tháng 5, sau đó giảm dần vào cuối tháng.
Quảng Bình bảo vệ môi trường, 'làm giàu' từ trồng rừng gỗ lớn
Xác định phát triển rừng gỗ lớn là hướng đi bền vững, Quảng Bình ngày càng đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân bảo vệ và trồng rừng.
Tuổi trẻ cả nước thu gom gần 35 tấn rác sau chiến dịch hưởng ứng Ngày Trái Đất
Vừa qua, chiến dịch hưởng ứng Ngày Trái Đất của Cộng đồng Xanh Việt Nam với sự tham gia của hơn 20.000 tình nguyện viên tại 150 điểm cầu trên toàn quốc đã giúp thu gom gần 35 tấn rác. Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ cả nước nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Chuyện những cây nghiến di sản
Tuyên Quang vừa vinh dự có 3 cây nghiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam, 2 cây thuộc thôn Bản Bung, xã Thanh Tương (Na Hang) và 1 cây thôn Nà Khậu, xã Phúc Yên (Lâm Bình). Những cây nghiến này đã mất hàng trăm, hàng nghìn năm để rễ luồn lách qua từng kẽ đá ăn sâu vào lòng đất và vươn mình lên bầu trời xanh.
Năm 2024 thiên tai diễn ra phức tạp, dị thường
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các loại hình thiên tai xảy ra trên phạm vi cả nước năm 2023 có diễn biến cực đoan, dị thường và không theo quy luật. Điển hình như nhiệt độ trung bình toàn cầu là năm nóng nhất trong 174 năm qua, cao hơn khoảng 1,45°C so với mức nhiệt độ trung bình nhiều năm thời kỳ tiền công nghiệp. Đặc biệt, mùa bão năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ vào nước ta.
Nhiều hố sụt tại Cồn Vành, nguy hiểm rình rập người đến tắm biển
Những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu được ghi nhận khá rõ tại khu vực bãi biển Cồn Vành, thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình). Hiện tượng triều cường thường xuyên xuất hiện, rồi dòng chảy ngầm liên tục thay đổi đã tạo thành các hố sụt, các vũng xoáy uy hiếp tính mạng hàng nghìn người đến tắm biển.