Bảo vệ động vật hoang dã ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
04/05/2024TN&MTKhu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có diện tích tự nhiên hơn 37.000 ha nằm trên địa bàn bảy xã phía nam của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: Đakrông, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Húc Nghì, Ba Nang, Tà Long và A Bung. Khu bảo tồn có đa dạng sinh học khá phong phú với gần 1.500 loài thực vật bậc cao, cùng 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch nhái và 72 loài cá.
Lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng tham gia tháo gỡ bẫy động vật hoang dã tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông
Tại đây có nhiều loại động vật, thực vật đặc hữu quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như bò tót, vượn má vàng Trung Bộ, mang lớn, thỏ vằn, gấu, chà vá chân nâu, cu ly lớn, sơn dương… nhưng đang đứng trước sự đe dọa bởi nạn săn bắn và đặt bẫy.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đánh giá, tình trạng săn bắn và bẫy động vật hoang dã ở khu bảo tồn là một thách thức đáng lo ngại. Thợ săn thường dùng rất nhiều loại bẫy thú rừng, nguy hiểm nhất vẫn là loại bẫy cạp, được làm từ hai miếng thép hình bán nguyệt có răng cưa lởm chởm. Hai miếng thép được gắn vào nhau, sau đó gia cố thêm lò xo cực mạnh.
Bẫy được cố định một đầu vào cọc cắm sâu dưới đất hoặc buộc chặt vào gốc cây to bằng dây cáp. Khi thú rừng đi kiếm ăn vô tình giẫm vào bàn bẫy, chốt bẫy bung ra, hai miếng thép hình bán nguyệt lởm chởm răng cưa sẽ kẹp mạnh giữ chặt chân con thú.
Ngoài bẫy cạp, bẫy thòng lọng cũng được thợ săn sử dụng vì dễ làm. Một vòng tròn được cuộn bằng sợi dây thép mỏng, ngụy trang dưới lớp lá. Bên dưới là một cái hố chặn ngang lối đi của thú. Chiếc vòng tròn được nối với một sợi dây thép rồi buộc chặt vào thân cây ven đường. Thân cây lúc này có chức năng của một đòn bẩy, chỉ cần va chạm nhẹ là lập tức bung lên. Cả hai loại bẫy cạp và bẫy thòng lọng đang là mối đe dọa lớn với thú rừng trong khu bảo tồn này. Thợ săn sau đó chỉ cần thăm bẫy và đem thú về cung cấp các nhà hàng, khách sạn.
Trước đây, các hoạt động tuần tra và kiểm soát của kiểm lâm và lực lượng chức năng chủ yếu tập trung vào chống chặt phá rừng và khai thác gỗ trái phép. Hoạt động bảo vệ động vật hoang dã chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Trong khi đó, vẫn còn tồn tại tình trạng rừng bị xâm hại chủ yếu là do nhận thức về công tác bảo vệ rừng của một bộ phận người dân trên địa bàn còn hạn chế.
Một số người dân ở các xã vùng đệm còn duy trì tập quán canh tác lạc hậu, đốt rừng làm nương rẫy. Các chủ rừng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng... Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm về số lượng và đa dạng của các loài động vật hoang dã.
Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông Trương Quang Trung cho biết, nhằm khắc phục tình trạng xâm hại rừng, thời gian qua Ban và Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã phối hợp thực hiện nhiều biện pháp và giải pháp hiệu quả, trong đó tăng cường tuần tra và truy quét các đối tượng xâm nhập rừng và bẫy bắt động vật hoang dã trái phép là ưu tiên hàng đầu. 14 chốt trực đã được tổ chức với sự tham gia phối hợp của lực lượng kiểm lâm, tổ quần chúng bảo vệ rừng bám trụ các vùng trọng điểm để gỡ bẫy.
Những thành viên trong tổ luân phiên tuần tra, không cho người vào rừng khai thác, săn bắn trái phép. Nhưng từng bước chân của lực lượng kiểm lâm, tổ quần chúng bảo vệ rừng luôn ẩn chứa nguy cơ bị rắn, rết độc cắn khi giẫm lên lớp lá mục ẩm ướt và sự trả thù của các đối tượng đặt bẫy. Nhiều đoạn đường, họ phải xuyên qua cánh rừng rậm rạp, thâm u; suốt ngày, đêm lặn lội giữa rừng sâu, núi thẳm, miệt mài phát hiện những chiếc bẫy bắt động vật hoang dã mà thợ săn giăng sẵn để tháo gỡ. Nhiều khi, các đối tượng đặt bẫy còn có hành vi phá hoại phương tiện đi rừng của lực lượng chức năng.
Ông Đinh Thiên Hoàng, Phó Hạt trưởng Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông cho biết, Ban Quản lý Khu bảo tồn và Hạt Kiểm lâm có nhiều biện pháp động viên những cán bộ kiểm lâm, tổ quần chúng, người dân địa phương phát hiện và tháo dỡ bẫy động vật rừng. Tùy từng loại bẫy được tháo gỡ, lãnh đạo đơn vị sẽ trao thưởng từ 2.000-5.000 đồng/1 cái.
Từ tháng 10/2023 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh (VFBC), Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học đã thành lập được ba đội tháo gỡ bẫy chuyên nghiệp dựa vào cộng đồng với 15 thành viên, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, kỹ năng tuần tra hiện trường, hoạt động song hành với ba trạm kiểm lâm và 16 tổ nhận khoán bảo vệ rừng; góp phần quan trọng trong bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ bị săn bắn và cài bẫy.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Hạt Kiểm lâm xác định, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, tương tác trên nhiều phương tiện truyền thông, báo chí, mạng xã hội để khuyến khích sự tham gia của người dân, hỗ trợ của cộng đồng trong ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã kết hợp với việc tuyên truyền giảm nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm từ động vật hoang dã, ngừng ăn thịt thú rừng để góp thiện cho đời như thông điệp của chiến dịch hành động vì động vật hoang dã năm 2024.
Tại đây có nhiều loại động vật, thực vật đặc hữu quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như bò tót, vượn má vàng Trung Bộ, mang lớn, thỏ vằn, gấu, chà vá chân nâu, cu ly lớn, sơn dương… nhưng đang đứng trước sự đe dọa bởi nạn săn bắn và đặt bẫy.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đánh giá, tình trạng săn bắn và bẫy động vật hoang dã ở khu bảo tồn là một thách thức đáng lo ngại. Thợ săn thường dùng rất nhiều loại bẫy thú rừng, nguy hiểm nhất vẫn là loại bẫy cạp, được làm từ hai miếng thép hình bán nguyệt có răng cưa lởm chởm. Hai miếng thép được gắn vào nhau, sau đó gia cố thêm lò xo cực mạnh.
Bẫy được cố định một đầu vào cọc cắm sâu dưới đất hoặc buộc chặt vào gốc cây to bằng dây cáp. Khi thú rừng đi kiếm ăn vô tình giẫm vào bàn bẫy, chốt bẫy bung ra, hai miếng thép hình bán nguyệt lởm chởm răng cưa sẽ kẹp mạnh giữ chặt chân con thú.
Ngoài bẫy cạp, bẫy thòng lọng cũng được thợ săn sử dụng vì dễ làm. Một vòng tròn được cuộn bằng sợi dây thép mỏng, ngụy trang dưới lớp lá. Bên dưới là một cái hố chặn ngang lối đi của thú. Chiếc vòng tròn được nối với một sợi dây thép rồi buộc chặt vào thân cây ven đường. Thân cây lúc này có chức năng của một đòn bẩy, chỉ cần va chạm nhẹ là lập tức bung lên. Cả hai loại bẫy cạp và bẫy thòng lọng đang là mối đe dọa lớn với thú rừng trong khu bảo tồn này. Thợ săn sau đó chỉ cần thăm bẫy và đem thú về cung cấp các nhà hàng, khách sạn.
Trước đây, các hoạt động tuần tra và kiểm soát của kiểm lâm và lực lượng chức năng chủ yếu tập trung vào chống chặt phá rừng và khai thác gỗ trái phép. Hoạt động bảo vệ động vật hoang dã chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Trong khi đó, vẫn còn tồn tại tình trạng rừng bị xâm hại chủ yếu là do nhận thức về công tác bảo vệ rừng của một bộ phận người dân trên địa bàn còn hạn chế.
Một số người dân ở các xã vùng đệm còn duy trì tập quán canh tác lạc hậu, đốt rừng làm nương rẫy. Các chủ rừng chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng... Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm về số lượng và đa dạng của các loài động vật hoang dã.
Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông Trương Quang Trung cho biết, nhằm khắc phục tình trạng xâm hại rừng, thời gian qua Ban và Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã phối hợp thực hiện nhiều biện pháp và giải pháp hiệu quả, trong đó tăng cường tuần tra và truy quét các đối tượng xâm nhập rừng và bẫy bắt động vật hoang dã trái phép là ưu tiên hàng đầu. 14 chốt trực đã được tổ chức với sự tham gia phối hợp của lực lượng kiểm lâm, tổ quần chúng bảo vệ rừng bám trụ các vùng trọng điểm để gỡ bẫy.
Những thành viên trong tổ luân phiên tuần tra, không cho người vào rừng khai thác, săn bắn trái phép. Nhưng từng bước chân của lực lượng kiểm lâm, tổ quần chúng bảo vệ rừng luôn ẩn chứa nguy cơ bị rắn, rết độc cắn khi giẫm lên lớp lá mục ẩm ướt và sự trả thù của các đối tượng đặt bẫy. Nhiều đoạn đường, họ phải xuyên qua cánh rừng rậm rạp, thâm u; suốt ngày, đêm lặn lội giữa rừng sâu, núi thẳm, miệt mài phát hiện những chiếc bẫy bắt động vật hoang dã mà thợ săn giăng sẵn để tháo gỡ. Nhiều khi, các đối tượng đặt bẫy còn có hành vi phá hoại phương tiện đi rừng của lực lượng chức năng.
Ông Đinh Thiên Hoàng, Phó Hạt trưởng Kiểm lâm Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông cho biết, Ban Quản lý Khu bảo tồn và Hạt Kiểm lâm có nhiều biện pháp động viên những cán bộ kiểm lâm, tổ quần chúng, người dân địa phương phát hiện và tháo dỡ bẫy động vật rừng. Tùy từng loại bẫy được tháo gỡ, lãnh đạo đơn vị sẽ trao thưởng từ 2.000-5.000 đồng/1 cái.
Từ tháng 10/2023 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh (VFBC), Hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học đã thành lập được ba đội tháo gỡ bẫy chuyên nghiệp dựa vào cộng đồng với 15 thành viên, trang bị đầy đủ các trang thiết bị, kỹ năng tuần tra hiện trường, hoạt động song hành với ba trạm kiểm lâm và 16 tổ nhận khoán bảo vệ rừng; góp phần quan trọng trong bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ bị săn bắn và cài bẫy.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Hạt Kiểm lâm xác định, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, tương tác trên nhiều phương tiện truyền thông, báo chí, mạng xã hội để khuyến khích sự tham gia của người dân, hỗ trợ của cộng đồng trong ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán động vật hoang dã kết hợp với việc tuyên truyền giảm nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm từ động vật hoang dã, ngừng ăn thịt thú rừng để góp thiện cho đời như thông điệp của chiến dịch hành động vì động vật hoang dã năm 2024.
Theo nhandan.vn