Thái Nguyên: Khó khăn trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

04/05/2024

TN&MTKinh tế-xã hội ngày càng phát triển kéo theo lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Nguyên ngày càng lớn, trong khi việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải chưa đáp ứng yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường và khiến người dân nhiều nơi bức xúc.

Thái Nguyên: Khó khăn trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

Mặc dù đã triển khai đề án, nhưng việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ở thành phố Thái Nguyên chưa thành công

Để bảo vệ môi trường một cách bền vững, Thái Nguyên cần khẩn trương thu hút đầu tư xây dựng một số nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại.

Bất cập đề án phân loại rác thải

Năm 2021, thành phố Thái Nguyên là địa phương đầu tiên trong tỉnh ban hành đề án thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Đề án chú trọng việc tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, cung cấp thùng chứa rác với mầu sắc dễ nhận biết để hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải đốt được, không đốt được ngay tại nguồn; lắp đặt thùng chứa rác đã phân loại ở các tuyến phố chính, trường học, nơi tập trung đông người.

Là một trong những đơn vị được giao thực hiện đề án, Trưởng ban Quản lý dịch vụ công ích đô thị thành phố Thái Nguyên Nguyễn Toàn Thắng cho biết: “Các cấp, phòng, ban chức năng và các đoàn thể đã có nhiều nỗ lực nhưng đến nay, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chưa thành công. Dù được cấp phát túi, thùng đựng rác, hầu hết người dân không thực hiện phân loại rác tại gia đình, thậm chí sử dụng thùng đựng rác vào việc khác. Còn thùng đựng rác phân loại được lắp đặt tại các tuyến phố, trường học, nơi công cộng bị hư hỏng, mất trộm, hoặc bị phá do người dân không muốn để thùng đựng rác trước cửa nhà mình”.

Điều đáng nói là việc thu gom rác sau phân loại cũng “phá sản” ngay từ đầu. Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Thái Nguyên Tăng Anh Trường chia sẻ: “Chúng tôi đầu tư xe thu gom, chở rác sau khi đã được phân loại, nhưng không có rác được phân loại tại nguồn để chở. Trên địa bàn không có vị trí tập kết rác tạm thời để phân loại; việc phân loại rác mất nhiều thời gian và nhân lực, nhưng không được ban hành đơn giá nên không thể phân loại được. Do đó phải trộn lẫn các loại rác trong quá trình thu gom, vận chuyển”.

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, rác thải phải được phân loại tại nguồn từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên, ở nhiều nơi tại tỉnh Thái Nguyên, nhất là đô thị, thị trấn, thị tứ, khu đông dân cư, người dân chưa có ý thức về việc này. Ở nhiều vùng nông thôn, rác thải không được thu gom để xử lý mà người dân tích trữ rác vào bao tải rồi vứt xuống sông, suối, ao hồ gây ô nhiễm môi trường.

Thái Nguyên: Khó khăn trong phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt

Nhà máy đốt rác Việt Xuân Mới ở thành phố Phổ Yên lọc khói và bụi qua bể nước.

Công nghệ xử lý rác lạc hậu

Mỗi ngày, thành phố Thái Nguyên thu gom, vận chuyển, xử lý 200 tấn rác tại “tổ hợp” Đá Mài , trong đó 70 tấn được đốt tại nhà máy đốt rác Đá Mài, số còn lại mang đi chôn lấp tại bãi rác gần đó. Được coi là địa chỉ xử lý rác hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh, nhưng bãi chôn lấp rác Đá Mài với hồ thu gom, xử lý nước rỉ rác có nguy cơ bị chảy tràn khi mưa lớn; khói bụi của nhà máy đốt rác được lọc, lắng qua nước trước khi thải ra môi trường, nên nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao.

Thời gian qua, người dân nhiều địa phương đã bức xúc về tình trạng nước thải từ bãi xử lý rác, nhà máy đốt rác thải gây ô nhiễm môi trường. Tại xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, người dân rất xót xa trước tình trạng đất nông nghiệp của mình bị bỏ hoang do nước rỉ rác từ bãi rác Sông Công chảy ra gây ô nhiễm đất. Đặc biệt những ngày nắng nóng gần đây, người dân xóm Lý Nhân, xã Bá Xuyên còn phải hứng chịu mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ bãi rác; bụi mịn, mầu đen với mật độ cao, bám vào bề mặt đồ dùng, vật dụng, nền nhà, cây cối ảnh hưởng đến sức khỏe của người già, trẻ em.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Sông Công Vũ Duy Nghĩa cho biết: “Ủy ban đã chỉ đạo phòng, ban chức năng của thành phố kiểm tra, và cũng đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành quan trắc mức độ ô nhiễm, kiểm tra việc bảo vệ môi trường đối với bãi rác Sông Công”.

Tại Nhà máy xử lý rác thải Việt Xuân Mới ở xã Minh Đức, thành phố Phổ Yên, nhiều thời điểm nhà máy xả khói mầu trắng, có lúc mầu đen, mùi khét, làm cho nhiều người hít phải thấy khó thở, đau đầu, mệt mỏi. Nhân dân địa phương cho rằng, khói bụi của nhà máy không được xử lý triệt để gây nên tình trạng nêu trên. Tình trạng ô nhiễm tương tự cũng diễn ra tại bãi rác Phúc Thành, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ.

Việc thu gom, nhất là xử lý rác thải sinh hoạt, rõ ràng đang là vấn đề nan giải đối với các địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên. Lo ngại ô nhiễm, hầu hết người dân không ủng hộ việc mở rộng diện tích, hoặc đặt bãi chôn lấp, nhà máy đốt rác thải tại địa phương mình, trong khi các bãi chôn lấp rác thải hiện đã quá tải, còn đầu tư các bãi chôn lấp rác mới khó khả thi, vì phương pháp xử lý rác đã quá lạc hậu, không chỉ chiếm nhiều diện tích đất mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Để khắc phục tình trạng này, tỉnh Thái Nguyên cần đầu tư những nhà máy đốt rác thải phát điện với công nghệ hiện đại. Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Phúc Thành Cù Xuân Dũng chia sẻ: “Công ty chúng tôi đã lập dự án nhà máy đốt rác thải phát điện với công suất 10MW đặt tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, công suất xử lý 480 tấn rác/ngày, vốn đầu tư khoảng sáu triệu USD. Nhà máy sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, xỉ đáy lò và tro bay được thu gom triệt để và tái sử dụng. Chúng tôi đang chờ cơ quan có thẩm quyền bổ sung quy hoạch điện và các thủ tục hành chính để dự đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án”.

Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ cũng đã quy hoạch khu vực xây dựng dự án nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao tại xã Nam Hòa và Cây Thị để thay thế bãi rác Phúc Thành đang gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Dự án đã nhận được sự quan tâm của một số nhà đầu tư, trong đó có Công ty cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình đề xuất đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý, tái chế rác thải Đồng Hỷ, công suất xử lý 1.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ Vũ Quang Dũng, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đang nỗ lực hoàn tất các thủ tục pháp lý và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư sớm triển khai dự án Nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao Đồng Hỷ nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường./.

Theo nhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường