Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường
13/12/2024TN&MTĐan Phượng là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội gần 20 km, có diện tích đất tự nhiên là 77,35 km2, diện tích đất canh tác 3.671 ha, dân số trên 190.850 người, gồm 15 xã và 1 thị trấn. Đan Phượng là huyện đầu tiên của Thủ đô Hà Nội đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Tổ chức Hội Nông dân có 16 cơ sở Hội với 19.530 hội viên hiện đang sinh hoạt tại 127 chi Hội hoạt động theo địa bàn thôn, phố, cụm dân cư.
Dưới sự lãnh, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy Đan Phượng, sự chỉ đạo của Hội Nông dân thành phố Hà Nội, sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của UBND huyện, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, các phòng, ban, ngành, sự động viên cổ vũ của nhân dân trong huyện, công tác Hội và phong trào nông dân huyện Đan Phượng trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng của huyện năm 2024.
Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường có cuộc trao đổi với ông Thiều Văn Son, Chủ tịch Hội Nông dân huyện .
Phóng viên: Xin ông cho biết đôi nét về kết quả hoạt động nổi bật của Hội trong năm 2024?
Tiếp tục phát huy nhưng thành tích đã đạt được, Hội Nông dân các cấp trên địa bàn huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân thu hoạch cây trồng vụ đông năm 2023, đồng thời phối hợp triển khai kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2024. Tích cực vận động, khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao đảm bảo phù hợp với quy hoạch, bền vững. Thu nhập bình quân năm 2024 đạt 86 triệu đồng/ người /năm; có 15/15 xã đạt nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu. Trong đó, 18 tổ hợp tác, HTX trong nông nghiệp, ngành nghề (Trồng rau xã Đan Phượng, Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng; trồng nấm, mộc nhĩ xã Song Phượng; Trồng bưởi xã Thượng Mỗ, Đan Phượng, Đồng Tháp, Tân Lập, Trung Châu, Hạ Mỗ; Chăn nuôi lợn xã Phương Đình, Trung Châu; Sản xuất mộc xã Liên Hà, Liên Hồng, Tân Lập; Trồng hoa Đồng tiền xã Đồng Tháp, Hoa ly xã Song Phượng, Tân Lập, hoa đào thị trấn Phùng, Thọ Xuân, Hồng Hà; trồng Nho xã Trung Châu, Đan Phượng, Thọ Xuân, Hạ Mỗ gắn du lịch canh nông, trải nghiệm; mở rộng trồng nho xã Thượng Mỗ; Thọ Xuân, mô hình nuôi lợn, gà, trâu, bò, chim bồ câu, thỏ, bò vỗ béo xã Liên Hồng, Hồng Hà,Tân Lập, Đồng Tháp... với số lượng trên 274 hộ tham gia quy mô trên 175 ha.
Phóng viên: Kết quả vận động nông dân phát triển nông nghiệp, giảm nghèo bền vững và bảo vệ môi trường của Hội là gì, thưa ông?
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường năm 2024, được sự đồng ý của Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam) và Ban Thường vụ Hội Nông dân TP, Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường tại huyện Đan Phượng. Qua đó, bà con hiểu rõ hơn về pháp luật BVMT, tác dụng của việc sử dụng phân bón hữu cơ đối với cây trồng, môi trường sống và sức khỏe người dân.
Hàng loạt mô hình chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như: Trồng hoa đồng tiền, phật thủ ở xã Đồng Tháp; trồng nho hạ đen ở xã Phương Đình, Đan Phượng; Bưởi sinh học hữu cơ Hạ Mỗ; Rượi Long Trường tửu xã Hồng Hà, Khoai Lang kén, Nho Hạ đen, Chim bò câu pháp xã Trung Châu...
Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện tốt chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân; tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; tích cực tham gia giữ gìn môi trường nông thôn, tuyến phố văn minh, đoạn đường tự quản.
Hưởng ứng Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 010/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025", phong trào trồng cây cũng được Hội phát động và nhận được sự hưởng ứng của Hội cấp xã. Tại xã Đồng Tháp, đã trồng đoạn đường “Hàng cây nông dân” dài gần 500m với 25 cây vàng anh, 25 cây bàng Đài Loan, gần 100 cây hoa mẫu đơn và mai vạn phúc. Hội gắn biển “Hàng cây nông dân”, “Cánh đồng thân thiện”, trồng lúa NĐ-9 định hướng hữu cơ năng xuất cao chào mừng 70 năm giải phóng thủ đô 10/10 tại các xã Đồng Tháp, Phương Đình, Hồng Hà, Tân Hội.
Ngoài ra, Hội phối hợp với công ty Hoàng Giang cấp chế phẩm thuốc sâu thảo mộc Anisat dùng cho rau ngót, rau ăn lá, rau muống, chăm sóc cây bưởi tại các xã Trung Châu, Thọ An, Liên Hồng, Liên Hà, xã Tân Hội…mỗi đơn vị 1.800m2 – 3.000m2. Hội Nông dân xã Hạ Mỗ XHH làm 38 bè thủy sinh góp phần BVMT tại Sông Nhuệ trị giá trên 40 triệu đồng; cắt cây, tỉa cành các “Hàng cây nông dân” tại xã Hồng Hà, Đan Phượng, Phương Đình, Trung Châu, Hạ Mỗ, Thượng Mỗ, Thọ Xuân, Thọ An với hàng trăm ngày công của cán bộ, HVND tham gia; xã Tân lập và Song Phượng ra mắt tổ thu gom rác thải cho 150 thành viên…
Phóng viên: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Tâm Đức