Theo dõi sát tình hình, chủ động phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa, giảm thiểu thiệt hại
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính
Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu
Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường
Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam
Hội An thí điểm bán túi nilon, thu phí rác theo cân nặng
TP.Hội An là địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân.
Siết chặt quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa, thói quen sinh hoạt, việc thiếu ý thức của một số người khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bởi vậy, giải quyết vấn đề ô nhiễm, nhất là ô nhiễm chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung là vấn đề cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.
TS. Nguyễn Ngọc Huy: Thiên tai năm 2024 sẽ rất cực đoan, bất thường
TS. Nguyễn Ngọc Huy là một nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, ông đã thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết từ Bộ TN&MT và những dự báo, khuyến cáo trên trang Facebook Huy Nguyen của mình nhằm giúp người dân kịp thời nắm bắt thông tin về hiện tượng thời tiết ngày càng cực đoan và bất thường để phòng tránh.
Lễ công bố Cây di sản Việt Nam cho quần thể 57 cây chè Shan tuyết cổ thụ
UBND huyện Mộc Châu vừa phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công bố Cây di sản Việt Nam cho quần thể 57 cây chè shan tuyết cổ thụ tại tiểu khu Bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu.
Vùng duyên hải Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thích ứng biến đổi khí hậu
Vùng duyên hải Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ bao gồm 11 tỉnh kéo dài từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế là vùng có tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển. Tuy nhiên, trong bối cảnh gia tăng biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp, nhất là trong nuôi trồng thủy sản ven biển của vùng đã, đang chịu nhiều tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua nguồn nước, môi trường nuôi, dịch bệnh,… Trước thực trạng đó, địa phương, người dân đã, đang áp dụng hiệu quả một số mô hình có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu.
Bụi mịn Thủ đô và tầm nhìn năm 2050 cho nhiều đô thị
Vào những ngày cuối năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều trạm quan trắc, ứng dụng đo lường chất lượng không khí Hà Nội liên tục cho kết quả ở mức xấu. Đáng chú ý, sáng 4/3/2024, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí (IQAir ) xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí thứ 2 thế giới. Trên ứng dụng đo chỉ số ô nhiễm không khí PamAir, vào lúc 15 giờ 51 phút ngày 4/3, điểm có chất lượng không khí xấu nhất là khu vực phố vườn Dâu, Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) với mức AQI lên đến 236, mức cảnh báo màu tím, rất có hại cho sức khỏe.
Nắng nóng gay gắt, Sơn La tăng cường các giải pháp chống hạn
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La diễn ra nắng nóng gay gắt trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 39 độ, có nơi trên 40 độ, như Yên Châu 40,8 độ; Mường La 41,5 độ. Nắng nóng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
Nâng cao năng lực bảo vệ môi trường từ đơn vị sản xuất
Quảng Ninh hiện có 9 dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN thuộc 7 KCN được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập. Trên địa bàn tỉnh cũng đã thành lập, mở rộng diện tích 11 CCN; có 2 làng nghề, nhiều đơn vị khai thác than, sản xuất điện, xi măng… Các cơ sở này đều chú trọng công tác phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.
Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai trước tác động của biến đổi khí hậu
Tác động của biến đổi khí hậu tới mọi hoạt động của tự nhiên và của con người; càng ngày các hình thái thời tiết và khí hậu cực đoan xảy ra càng nhiều hơn, những đợt nắng nóng, hạn hán và cháy rừng xảy ra khắc nghiệt hơn; hơi nước hiện hữu mạnh hơn trong khí quyển dẫn đến những trận mưa lớn cực đoan và lũ lụt; sự ấm lên của đại dương thúc đẩy các cơn bão nhiệt đới mạnh hơn và mực nước biển dâng cao làm các tác động này gia tăng cực đoan hơn nữa.
Long An công bố khẩn cấp thiên tai xâm nhập mặn
Ngày 17-4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Minh Lâm vừa ký quyết định công bố khẩn cấp tình huống thiên tai xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Giải cứu thành công sơn dương quý hiếm bị mắc bẫy
Ông Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Ban Quản lý khu bảo tồn loài Sao la Quảng Nam cho biết, đơn vị trong lúc tuần tra cộng đồng tại Đông Giang và Tây Giang đã giải cứu thành công một con sơn dương quý hiếm bị mắc bẫy của kẻ xấu.
Tận dụng rác thải nhựa: Tại sao không?
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa khi mà khối lượng rác thải, bao bì nhựa gia tăng đáng báo động, song việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải nhựa còn rất hạn chế...
Hoàn thiện hành lang pháp lý về các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Sử dụng các công cụ chính sách, đặc biệt là công cụ kinh tế dựa vào các nguyên tắc, qui luật của kinh tế thị trường kết hợp với các công cụ khác như mệnh lệnh - hành chính, công nghệ - kỹ thuật, truyền thông nâng cao nhận thức,… ngày càng được sử dụng phổ biến và khẳng định được vai trò trong điều chỉnh hành vi của người sản xuất, người tiêu dùng nhằm thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Giai đoạn vừa qua, nhiều công cụ kinh tế đã được thể chế hóa, áp dụng trong thực tiễn quản lý ở Việt Nam và bước đầu phát huy được một số vai trò nhất định. Tuy nhiên, tổng kết, đánh giá cho thấy, các vai trò đó trong bảo vệ môi trường chưa được phát huy đầy đủ, còn hạn chế, cần tiếp tục được hoàn thiện.
Thừa Thiên - Huế: Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội phê duyệt kế hoạch truyền thông về Bảo vệ môi trường năm 2024
UBND TP Hà Nội vừa chính thức phê duyệt Kế hoạch tổ chức Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn TP năm 2024. Theo đó, TP tiếp tục giao Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Sở TN&MT chủ trì tổ chức chương trình.
Quảng Nam nỗ lực phục hồi đa dạng sinh học
Trong quá trình phát triển, Quảng Nam luôn quan tâm đến phục hồi đa dạng sinh học, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên... Tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đánh giá cao và được chọn là địa phương tiên phong khởi động Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024.
Thương mại điện tử phát sinh 171 nghìn tấn bao bì nhựa
Năm 2023, thương mại điện tử sử dụng khoảng 332 nghìn tấn bao bì, trong đó khối lượng bao bì nhựa các loại là 171 nghìn tấn. Với tốc độ tăng trưởng trên 25% mỗi năm thì đến năm 2030, lượng rác thải nhựa từ thương mại điện tử sẽ lên tới 800 nghìn tấn.
Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp hạn hán
UBND tỉnh Cà Mau vừa quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán trên địa bàn các huyện Trần Văn Thời, U Minh. Đây là tỉnh thứ 3 tại Đồng bằng sông Cửu Long công bố tình huống khẩn cấp thiên tai do hạn hán mùa khô năm nay.
Hoàn thiện hành lang pháp lý về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường
Thực tế cho thấy, hành lang pháp lý về ưu đãi thuế cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay chưa phù hợp với thực tiễn, nhất là trong bối cảnh thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Bất cập này đòi hỏi phải hoàn thiện hành lang pháp lý về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường.
Nghệ An: Mưa đá, lốc xoáy khiến 1 người bị thương, nhiều tài sản bị hư hại
Chiều 14/4/2024, tại huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đã xảy ra trận mưa đá, khiến 1 người dân bị thương và gây thiệt hại đến nhiều nhà cửa và cây cối, hoa màu cùng nhiều tài sản khác của người dân.