Môi trường

Nỗi lo rác thải biển

Nỗi lo rác thải biển

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, trong đó 0,28 - 0,73 triệu tấn bị thải ra biển, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Kiên Giang: Thả cá thể rùa 8kg về biển

Kiên Giang: Thả cá thể rùa 8kg về biển

Một cá thể rùa biển nặng 8kg được một thương lái thu mua hải sản ở Kiên Giang mua lại và giao nộp cho Bộ đội Biên phòng để thả về môi trường tự nhiên.

Giảm phát thải từ chuyển đổi lò hơi công nghiệp

Giảm phát thải từ chuyển đổi lò hơi công nghiệp

Với các lĩnh vực sản xuất công nghiệp sử dụng lò hơi như dệt may hay da giày, việc thay thế dần nhiên liệu đốt từ than đá, dầu mỏ sang năng lượng sinh khối là một trong những giải pháp chuyển đổi năng lượng có tính khả thi cao. Đặc biệt, hoạt động này có thể tạo ra nguồn tín chỉ các-bon nhiều tiềm năng.

Tổ chức Hội thảo Tập huấn “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” tại Đồng Nai

Tổ chức Hội thảo Tập huấn “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” tại Đồng Nai

Sáng ngày 09/04/2024, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với chính quyền địa phương xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo tập huấn về: “Rủi ro đối với môi trường và sức khỏe từ hoạt động của đốt lộ thiên” nhằm hướng tới mục đích canh tác an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

Hạn mặn vẫn khốc liệt

Hạn mặn vẫn khốc liệt

Hạn hán, xâm nhập mặn đang tấn công nhiều tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long. Tại Cà Mau, nhiều tuyến đường sụt lún, sạt lở; nước sinh hoạt thì nhiễm mặn và thiếu hụt trầm trọng, người dân phải xếp hàng mua từng can nước....

Đề xuất các giải pháp xử lý rác thải điện tử

Đề xuất các giải pháp xử lý rác thải điện tử

Sự bùng nổ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng sự đổi mới sáng tạo công nghệ khiến việc sản xuất các thiết bị điện, điện tử phát triển mạnh mẽ, nhu cầu thay đổi các sản phẩm điện, điện tử ngày càng cao dẫn đến gia tăng lượng lớn rác điện tử. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi lượng rác thải điện tử trong nước ngày càng tăng, tạo áp lực đối với công tác xử lý loại chất thải đặc thù này.

Long An: Tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Long An: Tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Thời gian qua, UBND tỉnh Long An tập trung các biện pháp, giải pháp khắc phục các tồn tại, vướng mắc, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh.

Bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước

Bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước

Bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa rất quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này không dễ dàng, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội trong công tác ngăn chặn đà suy giảm đa dạng sinh học, bảo đảm duy trì các dịch vụ hệ sinh thái, phát triển bền vững đất nước.

Cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Thời gian qua, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đáng lo ngại, chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 (loại bụi có thể đi sâu vào phổi, gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch, đặc biệt là với đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em). Chính quyền TP Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí, hạn chế các tác hại đến sức khỏe của người dân.

Bắc Kạn: Liên tiếp phát hiện hai cá thể Cu li nhỏ quý, hiếm

Bắc Kạn: Liên tiếp phát hiện hai cá thể Cu li nhỏ quý, hiếm

Ngày 3/4, cán bộ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (tỉnh Bắc Kạn) phát hiện một cá thể Cu li nhỏ đang đu bám trên cửa sổ của Trạm Kiểm lâm Cốc Tộc, xã Đồng Lạc (huyện Chợ Đồn). Hiện, Ban Quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc đang làm thủ tục để thả cá thể Cu li này về môi trường tự nhiên.

Kiểm toán môi trường: Bài 1- Phát triển kinh tế và những hệ lụy

Kiểm toán môi trường: Bài 1- Phát triển kinh tế và những hệ lụy

Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công tác bảo vệ và kiểm soát môi trường. Nếu không có một chính sách đúng đắn và chế tài nghiêm minh về bảo vệ môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời sự phát triển của đất nước cũng thiếu bền vững.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách kiểm soát môi trường

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách kiểm soát môi trường

Mặc dù là đơn vị được sắp xếp lại, nhưng ngay từ đầu năm 2023, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã nhanh chóng thiết lập, kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự để bắt tay ngay vào công việc; từng bước điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với tình hình thực tế. Với những kết quả quan trọng đã đạt được trong năm 2023, là cơ sở quan trọng tạo đà để Cục hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệu vụ trong năm 2024.

Đầu Trước 30 31 32 33 34 35 Tiếp Cuối