Hoàn thiện hành lang pháp lý về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường

15/04/2024

TN&MTThực tế cho thấy, hành lang pháp lý về ưu đãi thuế cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay chưa phù hợp với thực tiễn, nhất là trong bối cảnh thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Bất cập này đòi hỏi phải hoàn thiện hành lang pháp lý về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện hành lang pháp lý về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường

Nhiều rào cản khi áp dụng ưu đãi thuế cho bảo vệ môi trường

Theo Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đề ra 04 mục tiêu, bao gồm: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; Xanh hóa các ngành kinh tế; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu. Chiến lược cũng đề ra giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trên, trong đó, trọng tâm là các giải pháp về tài chính: “Xây dựng, hoàn thiện công cụ chính sách tài chính ưu đãi, các chương trình, giải pháp thúc đẩy thị trường vốn, bảo hiểm xanh; sử dụng các công cụ thuế phí để điều chỉnh hành vi tiêu dùng không hợp lý, có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường.”

Trong đó, nội dung ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện BVMT, từ đó làm giảm ô nhiễm môi trường và hướng tới thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh. Cùng với đó, sự tác động của ưu đãi về thuế TNDN làm tăng tích lũy vốn để tái đầu tư cho hoạt động BVMT, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính,... Do vậy, nếu ưu đãi về thuế không đủ lớn sẽ không khuyến khích được các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vốn tích luỹ để tái đầu tư cho BVMT. Ngược lại, nếu ưu đãi đủ lớn thì các tổ chức, doanh nghiệp sẽ đầu tư mua sắm thiết bị, chuyển đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất theo hướng xanh, từ đó giảm ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu này xác định các vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về ưu đãi thuế, TNDN cho BVMT ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp khắc phục.

Tuy nhiên, thực tế triển khai còn bộc lộ nhiều rào cản, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng, có thể thấy qua một số mặt sau:

Thứ nhất, quy định về đối tượng được hưởng ưu đãi thuế TNDN chưa quy định rõ là dự án mới hay dự án cải tạo.

Khoản 1 Điều 141 Luật BVMT năm 2020 quy định: “Nhà nước Việt Nam thực hiện ưu đãi…miễn, giảm thuế,… đối với hoạt động BVMT”. Ưu đãi này dành cho hai nhóm hoạt động: Nhóm 1: Các hoạt động đầu tư kinh doanh về BVMT (quy định tại khoản 1 và 2 Phụ lục XXX Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT); Nhóm 2: Các hoạt động BVMT không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh (quy định tại khoản 3 Phụ lục XXX Nghị định số 08/2022/NĐ-CP). 

Với quy định trên, nhóm 1 được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN. Theo đó, khoản 2 Điều 141 Luật BVMT 2020 và Điều 134 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP chỉ quy định: “Ưu đãi về thuế TNDN: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động BVMT được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật về thuế TNDN”. Các dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động BVMT quy định tại Phụ lục XXX Nghị định số 08/2022/ NĐ-CP, bao gồm: Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về BVMT. Vấn đề đặt ra là, những quy định trên chỉ liệt kê các hoạt động (dự án) đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế TNDN chứ không quy định cụ thể rằng các dự án đầu tư này là dự án đầu tư mới hay dự án đầu tư cải tạo.

Theo đó, có hai chủ thể sẽ gặp khó khăn khi áp dụng quy định này là: Chủ dự án đầu tư kinh doanh cho BVMT sẽ không thể tự xác định được dự án của họ có thuộc trường hợp được ưu đãi về thuế TNDN hay không, điều này gây ra lãng phí về cơ hội, từ đó không khuyến khích được hoạt động BVMT và hậu quả là chính sách ưu đãi của Nhà nước không thể thực hiện mục tiêu dự kiến; Cơ quan thuế sẽ gặp khó khăn khi không thể xác định được dự án nào là dự án được cho hưởng ưu đãi về thuế.

Thứ hai, quy định về ưu đãi thuế suất chưa thống nhất. Tại điểm a khoản 1 Điều 141 Luật BVMT quy định: “Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động BVMT; trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với sản phẩm thân thiện môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động BVMT theo quy định của pháp luật”. Trên thực tế có 2 hình thức ưu đãi thuế TNDN nói chung mà Nhà nước áp dụng là ưu đãi trực tiếp và ưu đãi gián tiếp. Trong đó, ưu đãi về thuế suất là ưu đãi trực tiếp, tức là doanh nghiệp, tổ chức sẽ được hưởng thuế suất thuế TNDN thấp hơn thuế suất tiêu chuẩn.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 141 Luật BVMT thì không có quy định ưu đãi về thuế suất cho tổ chức, doanh nghiệp đầu tư cho BVMT mà chỉ có quy định về “miễn, giảm thuế”. Nhưng tại Điều 134 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định: “Ưu đãi về thuế TNDN: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư thuộc Danh mục hoạt động BVMT được ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật về TNDN”. Điều này cho thấy, Luật BVMT và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP chưa có sự thống nhất là có áp dụng thuế suất ưu đãi thuế TNDN cho hoạt động đầu tư kinh doanh BVMT hay không? Ngoài ra, tại Điều 13 Luật thuế TNDN quy định các ưu đãi về thuế suất được hưởng là 10%, tuy nhiên mức thuế suất này được áp dụng mà không phân biệt các doanh nghiệp có doanh thu là bao nhiêu. Đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu vì chính sách ưu đãi thuế hiện nay có phân biệt doanh thu và lĩnh vực đầu tư.

Thứ ba, quy định về ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN chưa phù hợp. Theo điểm a khoản 1 Điều 141 Luật BVMT thì ưu đãi về miễn giảm thuế là ưu đãi gián tiếp, tức là doanh nghiệp, tổ chức sẽ được hưởng các ưu đãi như miễn, giảm thuế TNDN.

Mức miễn giảm thuế TNDN cho BVMT hiện nay được quy định tại Điều 3 Thông tư số 212/2015/TT-BTC về hướng dẫn chính sách thuế TNDN đối với hoạt động BVMT quy định tại Nghị định số 19/2015/ NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT và Điều 14 Luật thuế TNDN. Theo đó, được miễn thuế 04 năm, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Vì có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tham gia và hoạt động BVMT nên thời gian miễn thuế 04 năm là chưa đủ để cho các doanh nghiệp tăng tích luỹ về vốn, đặc biệt trong giai đoạn doanh nghiệp cần rất nhiều vốn để gia tăng đầu tư xanh sau đại dịch COVID-19 như hiện nay. Cùng với đó, chưa có quy định thêm việc gia hạn nộp thuế TNDN để giúp cho doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư cho hoạt động BVMT.

Giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho bảo vệ môi trường

Với thực tế nêu trên, chúng ta cần tập trung hoàn thiện một số hành lang pháp lý về ưu đãi thuế TNDN cho BVMT, bao gồm:

Một là, bổ sung một số quy định về xác định hoạt động (dự án) đầu tư kinh doanh hoạt động BVMT. Đảm bảo chính sách ưu đãi của Nhà nước cho hoạt động BVMT được tập trung cho những dự án mới, dự án lần đầu được cấp phép; đảm bảo nguyên tắc công bằng và bình đẳng, vì cùng một dự án đầu tư kinh doanh hoạt động BVMT thì được hưởng những ưu đãi như nhau và tránh trường hợp một dự án được hưởng cùng một chính sách ưu đãi nhiều lần.

Thứ hai, bổ sung quy định về cho hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN cho doanh nghiệp hoạt động BVMT và phân loại rõ thuế suất ưu đãi được hưởng. Về hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN, quy định rõ các doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN. Việc quy định như vậy sẽ giải quyết được vấn đề nguyên tắc áp dụng luật khi có vấn đề phát sinh như đã phân tích ở trên. Đồng thời, giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được chính sách ưu đãi để tập trung đầu tư vào những lĩnh vực mà mình mong muốn. Về thuế suất ưu đãi được hưởng, bổ sung các quy định về xác định thuế suất ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BVMT, nhất là với các là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy định này một mặt giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường tích luỹ vốn, đầu tư, chuyển đổi sang hướng phát triển xanh, mặt khác giúp hoạt động BVMT được tham gia bởi nhiều doanh nghiệp, với công nghệ hiện đại.

Thứ ba, sửa đổi quy định về thời gian miễn, giảm thuế TNDN. Cần thiết phải kéo dài thêm thời gian miễn giảm thuế TNDN cho doanh nghiệp BVMT. Việc sửa đổi quy định này sẽ thực hiện trực tiếp trong Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành. Còn Luật BVMT chỉ định hướng mang tính nguyên tắc là cho doanh nghiệp BVMT được hưởng các ưu đãi đó giúp doanh nghiệp có thêm thời gian phục hồi, quay vòng vốn, tích luỹ vốn, đủ thời gian để tạo ra thu nhập và cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường như vậy hiện nay.

ĐINH VĂN LINH
Khoa Luật, Học viện Ngân hàng
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 3 năm 2024

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt