Lo ngại sâu sắc về hậu quả của biến đổi khí hậu

18/06/2022

TN&MTTổng thống Mỹ Joe Biden tối 17-6 (giờ Việt Nam) đã chủ trì cuộc họp trực tuyến cấp cao Diễn đàn các nền kinh tế lớn về năng lượng và khí hậu (MEF). Đây là cuộc họp thứ 3 của Tổng thống Joe Biden đối với MEF kể từ khi ông nhậm chức, cho thấy Mỹ và các nền kinh tế lớn đang ngày càng quan ngại nhiều hơn về hậu quả của biến đổi khí hậu.

Tình hình cấp bách

MEF gồm 17 thành viên (Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu - EU, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Nam Phi, Anh và Mỹ), chiếm 80% GDP toàn cầu, dân số và lượng phát thải khí nhà kính.

Theo thông báo của Nhà Trắng, cuộc họp này của MEF là sự tiếp nối nỗ lực của Tổng thống Mỹ trong việc sử dụng tất cả các đòn bẩy để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Ông Joe Biden đã mời các nhà lãnh đạo cùng tham gia với Mỹ trong một loạt sáng kiến tập thể, cụ thể sẽ thúc đẩy hành động toàn cầu về khí hậu cũng như các nỗ lực an ninh năng lượng và an ninh lương thực.

Theo CNN, tại hội nghị của MEF, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Mỹ và EU đã khởi động bước tiếp theo trong cam kết giảm khí methane nhằm giảm 30% lượng khí phát thải vào năm 2030.

Ông Joe Biden cũng đã công bố một sáng kiến toàn cầu mới tập trung vào việc huy động 90 tỷ USD để phát triển và mở rộng quy mô các công nghệ sạch mới để khử carbon. Mỹ sẽ dành 21,5 tỷ USD cho nỗ lực này.

Lo ngại sâu sắc về hậu quả của biến đổi khí hậu

Cháy rừng dữ dội tại Mỹ

Ngay từ khi vào Nhà Trắng đầu năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã đưa nước Mỹ trở lại tham gia Hiệp định Paris về cắt giảm khí thải, đồng thời cam kết giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu với việc gia tăng hỗ trợ năng lượng sạch, tạo thêm việc làm cho tầng lớp lao động trong các doanh nghiệp sản xuất năng lượng Mặt trời, gió, pin và các lĩnh vực sản xuất khác.

Ông Joe Biden cho rằng số lượng các module năng lượng Mặt trời nhập khẩu chưa đủ để đảm bảo bổ sung công suất điện Mặt trời cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu và năng lượng sạch, cũng như chống lại giá nhiên liệu hóa thạch đang tăng.

Thiên tai hoành hành nhiều nơi

Theo Liên hiệp quốc (LHQ), biến đổi khí hậu nếu không được kiểm soát có thể gây thiệt hại kinh tế toàn cầu 178.000 tỷ USD (tính theo giá trị hiện tại) từ nay đến năm 2070. Riêng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nếu có thể hạn chế nhiệt độ tăng dưới mức 1,5oC, từ nay đến năm 2070 có thể lãi 47.000 tỷ USD thay vì có thể thiệt hại 96.000 tỷ USD.

Trong khi đó, châu Âu - nếu trở thành khu vực trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới, có thể làm tăng GDP khu vực lên 1,8% vào năm 2070 (hoặc 730 tỷ EUR). Quá trình đưa khí thải CO2 trên khắp Bắc và Nam Mỹ trở về 0 có thể thúc đẩy GDP của khu vực tăng thêm lên 1,8%, tương đương 1.000 tỷ USD vào năm 2070, trong đó riêng Mỹ là 885 tỷ USD.

Tình trạng biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều đợt thiên tai nặng nề ngay tại nhiều nước từ khi mới chớm hè. Tại Mỹ, cháy rừng cùng những đợt nắng nóng gay gắt lên đến 43oC xảy ra trên diện rộng các bang Texas, Arizona, Kansas, Oklahoma, Nebraska… ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 100 triệu người Mỹ. Nhiều bang khác lại hứng chịu trận lụt lịch sử với lượng mưa gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Trung Quốc, những trận mưa kỷ lục đã trút xuống nhiều khu vực từ đầu tháng 6 đến nay đã làm hơn 20 người chết. Lượng mưa cực lớn đã gây ra lũ lụt và lở đất, phá hủy đường sá và cơ sở hạ tầng. Khủng hoảng khí hậu khiến đợt nắng nóng ngày càng dữ dội hơn ở Nam Á. Các đợt nóng ở Ấn Độ và Pakistan gây thiệt hại nặng về người và của.

Theo báo cáo của LHQ, thời kỳ nắng nóng kéo dài khiến tháng 3 vừa qua trở thành tháng nóng nhất trong vòng 122 năm ở Ấn Độ và Pakistan. Cho đến nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ cao ở Ấn Độ và Pakistan trở nên bất thường vì tình trạng nhiệt độ cao bắt đầu quá sớm và kéo dài quá lâu.

Theo sggp.org.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Thanh Hóa: Tạm dừng khai thác khoáng sản tại 3 dự án xây dựng công trình

TP. Vũng Tàu: Rà soát, kiểm tra vi phạm về đất đai

Môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam

Ninh Thuận: Ra quân thu dọn hàng trăm khối rác thải ở đầm Nại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu chủ động xử lý sạt lở bờ biển ở huyện Bình Sơn

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Khảo sát quá trình lên men nghệ mật ong ở một số môi trường khác nhau

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường