Điện Biên làm tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Bài 4: Cả hệ thống chính trị bảo vệ môi trường

21/03/2024

TN&MTVới tinh thần sát sao, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác bảo vệ môi trường. Nên vấn đề môi trường tỉnh Điện Biên ngày càng được đảm bảo, nâng cao,…

Áp lực môi trường ngày một tăng

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương này vẫn được triển khai thực hiện toàn diện trên các mặt công tác, ngày càng khẳng định vai trò, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; công tác bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành quan tâm nhiều hơn. Song song với đó là hệ thống tổ chức bộ máy quản lý môi trường tiếp tục được hoàn thiện, kiện toàn, từng bước đáp ứng được yêu cầu triển khai nhiệm vụ; kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên. Hệ thống chính sách, pháp luật về môi trường thực thi hiệu quả đến tận cơ sở.

Theo đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính được chú trọng; tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các thủ tục về môi trường.

Đồng thời, việc thẩm định, cấp phép về môi trường, thanh tra, kiểm tra hậu cấp phép được tăng cường; chất lượng công tác thẩm định và thanh tra, kiểm tra ngày càng được nâng cao; kịp thời giải quyết các kiến nghị cử tri và chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đặc biệt việc giải quyết các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng của Bộ Tài nguyên và Môi trường,...

Cùng với đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra được đẩy mạnh, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc, cơ sở có dấu hiệu ô nhiễm. Các phong trào quần chúng nhân dân bảo vệ môi trường được phát động thường xuyên và duy trì. Môi trường của Điện Biên được cải thiện về nhiều mặt như trồng cây xanh, vệ sinh môi trường đô thị, vệ sinh môi trường nông thôn, vệ sinh môi trường tại các cơ sở y tế, rừng và đa dạng sinh học từng bước được phục hồi,…

Áp lực từ môi trường ở Điện Biên ngày càng cao

Tuy nhiên, theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, hiện tại lĩnh vực môi trường đang chịu nhiều áp lực từ phát triển kinh tế - xã hội và dân số tăng nhanh. Cụ thể, dân số trung bình tỉnh Điện Biên năm 2022 là 635.921 người, tăng 1,73% so với năm 2021 (10.832 người); trong đó: dân số thành thị 96.668 người, chiếm 15,20%; dân số nông thôn 539.253 người, chiếm 84,80% (niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2022). Hiện nay, vấn đề gia tăng dân số đang là một trong những áp lực đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo lý giải của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, dân số tăng sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ở và đất sản xuất nông nghiệp tăng làm diện tích rừng bị thu hẹp do bị chặt phá. Do đó, sẽ gia tăng các thảm họa thiên nhiên như xói mòn đất, trượt lở, lũ bùn đá,…. Đất sử dụng trong canh tác nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích tăng trưởng quá mức, sử dụng không đúng quy cách. Dân số tăng, nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng, trong quá trình khai thác tài nguyên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường. Gia tăng dân số đồng nghĩa với lượng nước thải đổ vào môi trường nhiều hơn, trong khi đó nước thải sinh hoạt của cư dân thường đổ trực tiếp ra sông, suối chưa qua xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt. Tăng dân số kéo theo lượng rác thải sinh hoạt tăng, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất vì hầu như chất thải sinh hoạt chưa được thu gom, phân loại và xử lý đúng quy định,…

Bên cạnh đó, những tác động của hoạt động công nghiệp cũng gây áp lực tới môi trường của địa phương này. Năm 2023, ước tính thực hiện chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Điện Biên (IIP) tăng 5,63% so với năm 2022, đạt 98,76% so với kế hoạch năm trước. Các ngành công nghiệp chính của địa phương này chủ yếu là khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất điện, nước. Sản xuất công nghiệp tiếp tục được duy trì ổn định và có tăng trưởng khá so với cùng kỳ ở một số ngành sản xuất trọng điểm như: Công nghiệp chế biến tăng 13,12% so với cùng kỳ năm trước, công nghiệp khai thác mỏ giảm 6,04%, công nghiệp sản xuất điện đạt 87,02% so với kế hoạch, bằng 87,22% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 2,96%.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, các tác động chính của ngành công nghiệp đến môi trường là làm thay đổi chế độ thủy văn, bồi lắng dòng chảy; thay đổi địa hình, địa mạo khu vực hoạt động khoáng sản, các thành phần môi trường bị ảnh hưởng, gia tăng sự cố môi trường. Hoạt động công nghiệp trong tỉnh thời gian gần đây có tốc độ phát triển nhanh, tuy nhiên có trữ lượng, quy mô nhỏ nên hầu hết chưa triển khai đầu tư ở quy mô công nghiệp, công nghệ khai thác và chế biến chưa thực sự tiên tiến để đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường.

Nhưng ý thức người dân về bảo vệ môi trường ngày một cao

Ở góc độ khác, mặc dù xây dựng tiếp tục là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế, đóng góp khá lớn vào tăng trưởng kinh tế chung của Điện Biên. Giá trị sản suất ngành xây dựng năm 2023 của địa phương ước đạt 8.276,1866 tỷ đồng, tăng 21,44% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng, các tác động chính của ngành xây dựng đến môi trường là từ các quy hoạch phát triển đô thị, công nghiệp; hoạt động khai thác đất, cát, đá, sỏi làm vật liệu xây dựng; quy hoạch phát triển các cụm dân cư nông thôn, các khu đô thị, khu công nghiệp. Đây là hoạt động có tác động đáng kể đến môi trường khu vực, đặc biệt hoạt động khai thác cát, sỏi sông suối có khả năng làm thay đổi dòng chảy, sạt lở bờ và bồi lắng khu vực hạ lưu.

Nỗ lực từ Sở Tài nguyên và Môi trường

Theo thông tin từ UBND tỉnh Điện Biên cho biết, thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 106-KH/TU ngày 28/4/2020 nhằm cụ thể hóa một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị thành các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, của từng ngành, địa phương góp phần quản lý khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên.

Theo Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Điện Biên: Thực hiện theo Quyết định số 2782/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2019, UBND tỉnh đã tiến hành thu thập, tổng hợp và tự đánh giá kết quả thực hiện các chỉ số môi trường hằng năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, thẩm định, phê duyệt,… Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 02 đô thị được xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt với tổng công suất xử lý 12.350 m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên ước tính khoảng 46.586 m3/ngày (nước thải đô thị chiếm 10.691 m3/ngày, nước thải sinh hoạt nông thôn là 35.895 m3/ngày). Nước thải sinh hoạt đô thị trên địa bàn thị xã Mường Lay và thành phố Điện Biên Phủ được thu gom, xử lý tại nhà máy xử lý nước thải tập trung với tổng công suất xử lý 12.350 m3/ngày đêm; khối lượng được thu gom xử lý là 4.725 m3 đạt tỷ lệ 10,14 % so với tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh, các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại hộ gia đình, qua hệ thống thoát nước mưa rồi xả thẳng ra môi trường bên ngoài. Đối với cụm dân cư, các xã, thôn, bản chưa có hệ thống tiếp nhận nước thải tập trung, nước thải chủ yếu được thu vào cống, rãnh đơn lẻ sau đó được xả vào hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ trong khu dân cư. Hầu hết nước thải sinh hoạt đều chưa qua xử lý, đây cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lớn đến hiện trạng chất lượng môi trường nước tỉnh Điện Biên.

Môi trường sống của người dân ngày một tốt hơn

Được biết, hiện tại, Điện Biên chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cũng như hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định cho cụm công nghiệp; tuy nhiên các dự án triển khai trong cụm công nghiệp đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường được phê duyệt theo đúng quy định, có hệ thống xử lý nước thải riêng nhằm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường, chủ cơ sở đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý bụi, khí thải, thu gom chất thải rắn, chất thải nguy hại,... cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 330,14 tấn/ngày (khu vực đô thị phát sinh khoảng 84,14 tấn/ngày; tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 96%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh 94%. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn phát sinh khoảng 246 tấn/ngày; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom 26%, xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 23%.

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các huyện thực hiện trên cơ sở UBND huyện, phòng Kinh tế hạ tầng, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị huyện phụ trách, hợp đồng với các đơn vị tư nhân, tổ chức cá nhân triển khai, cụ thể: Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên tiến hành thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn các huyện Tuần Giáo, Mường Ảng, Mường Chà, Tủa Chùa, thành phố Điện Biên Phủ; Doanh nghiệp tư nhân xây dựng và thương mại Hoàng Hải thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Điện Biên; Công ty TNHH Anh Minh Điên Biên thu gom, vận chuyển, xử lý rác trên địa bàn huyện Nậm Pồ; Phòng Kinh tế hạ tầng phụ trách hoạt động thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, Mường Nhé; phòng Quản lý đô thị phụ trách hoạt động thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn thị xã Mường Lay.

Hệ thống xử lý rác thải luôn được nâng cao, đổi mới công nghệ

Nhìn chung các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý hiện nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu thu gom, vận chuyển khối lượng chất thải phát sinh tại các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh, cụ thể các công ty dịch vụ môi trường đã đầu tư trang thiết bị, phương tiện xe cơ giới đảm bảo để thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đi xử lý theo quy định. Ở khu vực nông thôn, các hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc tổ vệ sinh môi trường của địa phương đã đầu tư các trang thiết bị phù hợp cơ bản đáp ứng cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Đối với chất thải rắn thông thường, chất thải công nghiệp chủ yếu chất thải từ ngành công nghiệp khai khoáng; tổng khối lượng phát sinh khoảng 34.677 tấn/năm, tỷ lệ được thu gom 80% (khoảng 27.740 tấn) chủ yếu chất thải từ ngành công nghiệp khai khoáng, thành phần vô cơ chiếm 60-70%, thành phần hữu cơ có tỷ lệ 20-25%, thành phần nguy hại chiếm tỷ lệ 8-10%. Mặc dù, trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa có nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp, nhưng các cơ sở tự thu gom, phân loại chất thải rắn đối với các chất thải mang lại giá trị kinh tế và được tái chế sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành khác như: Gỗ vụn, mộc dân dụng, hàng thủ công mỹ nghệ thải bỏ được tận dụng làm nguyên liệu đốt; gạch, vụn đá thải bỏ được tận dụng làm đường dân sinh, chất thải còn lại được thu gom đổ thải cùng chất thải rắn sinh hoạt đổ thải vào bãi xử lý chất thải sinh hoạt chung và xử lý theo phương thức đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh.

Đặc biệt, công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn đã được tăng cường, các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại đã thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.  Toàn tỉnh Điện Biên, hiện có 10 lò đốt đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại QCVN 02:2012/BTNMT và 02 hệ thống xử lý bằng công nghệ hấp ướt bằng hơi nước ở nhiệt độ cao kết hợp nghiền cắt, gồm 03 Bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Y dược cổ truyền - phục hồi chức năng tỉnh và Bệnh viện Phổi tỉnh Điện Biên); 07 Bệnh viện các huyện (BVĐK huyện Điện Biên, BVĐK huyện Tủa Chùa, BVĐK huyện Mường Chà, BVĐK huyện Mường Nhé, BVĐK huyện Điện Biên Đông, BVĐK khu vực thị xã Mường Lay, BVĐK huyện Mường Ảng). Đối với các cơ sở y tế nằm xa trung tâm thành phố, chưa được đầu tư lò đốt, chất thải y tế nguy hại được xử lý bằng các lò đốt thủ công hoặc theo phương pháp chôn lấp trong bể bê tông tại chỗ.

Cảnh quan, môi trường tại các khu di tích trên địa bàn tỉnh Điện Biên được đảm bảo

Các hội, đoàn thể chính trị, doanh nghiệp cùng vào cuộc

Chia sẻ với chúng tôi về các hoạt động bảo vệ môi trường của Hội trên địa bàn, Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Điện Biên cho biết, các cấp Hội đã tích cực vận động hội viên gương mẫu tham gia góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới - đô thị văn minh; Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tích cực tuyên truyền cho hội viên và Nhân dân thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng bản, tổ dân phố.

Hội Cựu chiến binh các huyện, thị, thành phố đã phối hợp với các tổ chức đoàn và các nhà trường tổ chức tuyên truyền giáo dục truyền thống; phổ biến giáo dục pháp luật, phòng chống ma túy, tội phạm, bảo vệ môi trường cho các cháu thanh, thiếu niên và học sinh; Tham gia với Mặt trận tổ quốc thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” xây dựng bản, khối phố, tổ dân phố văn hoá. Cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường tuyên truyền vận động cựu chiến binh nâng cao ý thức tự giác giữ gìn bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp,...

Thiếu tướng Lưu Trọng Lư, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Điện Biên

Đón chúng tôi vào đầu giờ chiều cuối tháng 2 vừa qua, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên hồ hởi kể về những phong trào hoạt động của Hội. Từ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “nghĩa tình đồng đội”,… nhưng phong trào chúng tôi ấn tượng nhất vẫn là phong trào bảo vệ môi trường, đường làng ngõ xóm trên địa bàn huyện. Bởi, phong trào không chỉ là hoạt động của các hội viên của Hội mà còn kêu gọi sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, lãnh đạo trên địa bàn,… với mục đích làm xanh, sạch đẹp môi trường sống. Phong trào góp phần truyền thông, giáo dục và vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ cây xanh xung quanh môi trường sống; vận động người dân bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu thu gom tái sử dụng và tái chế rác thải, chất thải; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường được tổ chức ra quân hằng tháng,...

Hội cựu chiến binh tham gia bảo vệ môi trường

Theo thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Điện Biên, Hội có vai trò quan trọng trong việc huy động hội viên và nông dân tham gia bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường nông thôn. Hội viên nông dân là một trong những lực lượng nòng cốt của các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới ở Điện Biên. Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tích cực triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về mục đích, ý nghĩa và nội dung các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí về môi trường được Hội phát động sâu rộng, vận động mỗi cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng tạo thành phong trào nông dân có sức lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân, giúp từng gia đình thay đổi nhận thức, hành vi giữ gìn vệ sinh môi trường ngay từ trong gia đình ra đến cộng đồng.

Cùng với việc góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, nông dân Điện Biên ở các chi hội còn tích cực phối kết hợp với các đoàn thể tạo cảnh quan cho nông thôn với phong trào trồng và chăm sóc cây xanh. Từ những việc làm cụ thể, thiết thực, đã cho thấy sự đóng góp không nhỏ của nông dân tỉnh Điện Biên trong việc bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới nâng cao, thôn/xóm kiểu mẫu.

Cùng phong trào bảo vệ môi trường này, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên nổi bật với hoạt động chống rác thải nhựa của các cấp Hội đã góp phần tích cực giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp tại các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Cùng với đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ các các cơ sở của tỉnh Điện Biên chỉ đạo các chi hội, tổ phụ nữ tuyên truyền sâu rộng về phong trào “Chống rác thải nhựa” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” - (không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ em suy dinh dưỡng; sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp). Thực hiện “Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần” và phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tới cán bộ, hội viên, phụ nữ và Nhân dân. Điều này nhằm thay đổi, từ bỏ thói quen sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần.

Phong trào bảo vệ môi trường đang phát huy mạnh ở Điện Biên

Theo Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Điện Biên, năm vừa qua, tổng lượng rác thải nhựa thu gom, xử lý trên 160 tấn. Bên cạnh đó, hàng năm các cấp Hội tích cực phối hợp, tham gia các buổi Lễ phát động “Bảo vệ môi trường” tại Điện Biên. Toàn bộ cán bộ các cấp của Hội nghiên cứu về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường; phòng, chống rác thải nhựa. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về công tác phòng, chống rác thải nhựa; Tác hại của chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy đối với môi trường,... Cùng với đó, Hội chủ động vận động nguồn lực, phối kết hợp tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, năng lực cho cán bộ chủ chốt và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội các kiến thức về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa; cán bộ Hội có trách nhiệm là những tấm gương tiêu biểu, lan tỏa, truyền cảm hứng trong công tác tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa.

Để làm gương cho Nhân dân, các cán bộ chuyên trách các cấp của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Điện Biên, hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” bằng các việc làm thiết thực như: may túi vải đi chợ, mang hộp đựng đồ từ nhà khi đi mua thức ăn ở chợ, vận động người thân và gia đình đi chợ bằng làn nhựa, không đựng thức ăn trong tủ lạnh bằng túi nilon.

Ngoài ra, các cấp Hội phụ nữ vận động cán bộ chuyên trách Hội sau khi tham gia các buổi hội nghị, mít tinh cùng dọn dẹp và thu gom các vật dụng, rác thải,… nhằm hình thành ý thức, thói quen nhặt rác ngay tại nơi mình sinh sống, làm việc; lan tỏa hành động thiết thực đến mọi người xung quanh cùng bỏ rác đúng nơi quy định, phân rác tại nguồn.

Điện Biên làm tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Bài 4: Cả hệ thống chính trị bảo vệ môi trường

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Điện Biên tham gia phân loại rác thải nhựa

Bà Phạm Thị Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mường Nhé cho biết: Với mục tiêu xây dựng mô hình “Biến rác thải thành tiền” để giúp đỡ hội viên nghèo, đồng thời nâng cao ý thức cho hội viên phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên; mô hình đã được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Nhé triển khai tới từng chi hội thôn bản, tổ dân cư. Cùng với đó đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ nông thôn hình thành thói quen thu gom, xử lý rác thải, giữ gìn vệ sinh trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, góp phần nâng cao chất lương cuộc sống.

Đoàn Thanh niên tỉnh Điện Biên ra quân bảo vệ môi trường

“Lớp cha trước, lớp con sau”, tuổi trẻ tỉnh Điện Biên cũng sôi nổi hưởng ứng, tổ chức các phong trào hoạt động vì môi trường. Gần đây nhất, thực hiện công văn số 1220 -CV/TĐTN-PT ngày 07/3/2024 của Ban Chấp hành Đoàn tỉnh Điện Biên về việc thực hiện các hoạt động tình nguyện trong khuôn khổ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên Phủ và Lễ hội Hoa Ban năm 2024 được khải mạc vừa qua. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức ra quân bảo vệ môi trường tại một số điểm trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Theo đó, từ ngày 14-19/3 các đoàn viên thanh niên của các đơn vị: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật; Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Huyện đoàn Điện Biên; Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm; Thành đoàn Điện Biên Phủ, Ban Thanh niên Công an tỉnh ra quân tiến hành quét dọn, vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải, bóc, xóa quảng cáo rao vặt trái phép; làm đẹp cảnh quan tại các tuyến đường chính, nghĩa trang liệt sĩ, bia tưởng niệm, khu di tích lịch sử,... Thông qua hoạt động, các đoàn viên, thanh niên cũng đã tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi, từng bước hình thành nếp sống văn minh.

Lớp trẻ Điện Biên ý thức cao hơn về bảo vệ môi trường

Theo ghi nhận của chúng tôi, không chỉ các tổ chức Hội, đoàn thể chính trị,... lực lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên cũng góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường. Là doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực môi trường, ông Trần Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên cho biết, mặc dù vấn đề môi trường ở Điện Biên có nhiêu áp lực. Tuy nhiên, với sự vào cuộc, đồng lòng và quyết tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, đặc biệt, là các phong trào của các cấp hội, chính trị, đoàn thể trên địa bàn đã làm cho môi trường sống của người dân ngày được đảm bảo hơn. Ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường cũng được cải thiện, nâng cao,… với vai trò là công ty hoạt động trong lĩnh vực môi trường, chúng tôi luôn cố gắng, nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới, áp dụng công nghệ vào thu gom và xử lý chất thải sinh sinh hoạt. Hiện tại, chúng tôi đã triển khai nhà máy xử lý rác thải ở huyện Tuần Giáo với tiêu chí, tận dụng được lượng nhiệt trong quá trình đốt để sấy các sản phẩm nông nghiệp; tận dụng được rác hữu cơ để làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp xanh, sạch,… Do vậy, hơn ai hết, ngoài sự chỉ đạo, hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo tỉnh, của ngành Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi rất cần sự đồng lòng của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường, phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn.

Ông Trần Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Xây dựng tỉnh Điện Biên

Mặc dù hoạt động sản xuất xi măng, ngành có tác động rất lớn đến môi trường. Nhưng chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên cho biết, phương châm hoạt động của chúng tôi là phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường. Do vậy, chúng tôi liên tục nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất với những tối ưu nhất về môi trường; đầu tư mua xe dọn vệ sinh, sử dụng nước tuần hoàn trong quá trình sản xuất,... Chúng tôi là đơn vị đầu tiên tại Điện Biên đặt trạm quan trắc môi trường tại nhà máy để theo dõi thường xuyên, định kỳ lượng khói bụi, khí thải của nhà máy, từ đó có biện pháp điều chỉnh. Không chỉ vậy, khuôn viên công ty kết hợp trang trại, trồng rau, nuôi cá, làm phân vi sinh,… phục vụ cho chính chúng tôi. Bởi nếu môi trường không đảm bảo, chính chúng tôi, những người sinh sống 24/24 giờ tại nhà máy sẽ phải gánh chịu những hậu quả của nó,…

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên

Tiếp tục phát huy và cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ 

Điện Biên đã làm tốt công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với nhiều phong trào, hoạt động sôi nổi, thiết thực. Tuy nhiên, chia sẻ với chúng tôi, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên cho biết, vấn đề môi trường luôn là vấn đề “nóng”. Do vậy, phải làm thường xuyên, liên tục và sáng tạo,…

Trên tinh thần đó, thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên tiếp tục nâng cao chất lượng và thực hiện nghiêm túc quy trình lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường nhằm cập nhật số liệu, cung cấp thông tin thường xuyên về hiện trạng chất lượng môi trường để có chính sách quản lý phù hợp.

Hệ thống xử lý nước tuần hoàn tại Công ty Cổ phần Xi măng Điện Biên

Đề xuất các dự án đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị quan trắc môi trường, phương tiện, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường, đa dạng sinh học và an toàn sinh học. Xây dựng và triển khai các mô hình bảo vệ môi trường trong thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt khu dân cư tập trung,… hình thành và nhân rộng các mô hình tự quản ở địa phương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường ở các cấp.

Mặt khác, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, rà soát các mô hình bảo vệ môi trường hiện có, nhân rộng các mô hình hiệu quả, triển khai xây dựng các mô hình mới, chú trọng lồng ghép mô hình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác bảo vệ môi trường với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Thực hiện lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường nhất là tuyên truyền trong việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt; Tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền và xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung rà soát, tổ chức kiểm tra các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở hoạt động khoáng sản, chế biến nông sản, chăn nuôi tập trung,... kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp hành động với các đơn vị đã ký kết; rà soát, xây dựng và thực hiện ký kết mới các Nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp hành động theo văn bản hướng dẫn của Trung ương.

Người dân tận dụng rác thải nhựa vào cuộc sống hàng ngày

Theo đại diện UBND tỉnh Điện Biên, để làm tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường, tỉnh Điện Biên rất cần Chính phủ tăng phân bổ nguồn ngân sách Trung ương cho địa phương để triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đầu tư cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; các cơ sở thuộc đối tượng công ích (bệnh viện, bãi rác). UBND tỉnh Điện Biên mong Chính phủ sớm ban hành Nghị Định sửa đổi Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường để đảm bảo sự đồng nhất và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Điện Biên đề nghị Bộ xem xét việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại theo vùng, đặc biệt là vùng Tây Bắc; hỗ trợ địa phương trong công tác điều tra cơ bản về đa dạng sinh học; kinh phí thực nhiệm vụ, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.  Đề nghị Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hỗ trợ kinh phí giúp tỉnh Điện Biên thực hiện xây dựng 02 bãi xử lý rác thải sinh hoạt cấp huyện tại huyện Tủa Chùa và huyện Nậm Pồ.

Bài 5: Đấu tranh ngăn chặn vi phạm về môi trường

Bài 1: https://tainguyenvamoitruong.vn/dien-bien-trien-khai-dong-bo-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-tai-nguyen-va-moi-truong-bai-1-quan-ly-tot-khai-thac-hieu-qua-tai-nguyen-nuoc-cid113471.html 

Bài 2: https://tainguyenvamoitruong.vn/dien-bien-trien-khai-dong-bo-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-tai-nguyen-va-moi-truong-bai-2-quan-ly-khai-thac-khoang-san-hieu-qua-cid113497.html 

Bài 3: https://tainguyenvamoitruong.vn/dien-bien-lam-tot-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-tai-nguyen-va-moi-truong-bai-3-buoc-dot-pha-ve-quan-ly-dat-dai-cid113532.html

Nhất Nam

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt