Điện Biên làm tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Bài 3: Bước đột phá về quản lý đất đai

16/03/2024

TN&MTMặc dù công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên đã chủ động bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về quản lý đất đai, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, cải cách thủ tục hành chính,…

Triển khai các phương án sử dụng đất

Theo thông tin từ UBND tỉnh Điện Biên, về Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này đang hoàn thiện để trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm tỉnh Điện Biên (2021-2025) đã hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định theo quy định nhưng đến thời điểm hiện tại Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 chưa được phê duyệt, do đó Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa thành lập Hội đồng thẩm định Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Điện Biên.

Tuy nhiên, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện quy hoạch, rà soát, công khai quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030; Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của 10/10 đơn vị hành chính cấp huyện. Chỉ đạo UBND cấp huyện công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2023, lập và hoàn thiện hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 theo quy định.

Bên cạnh đó, năm 2023 công tác thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện đúng trình tự theo quy định của Luật Đất đai; quản lý chặt chẽ hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Cụ thể, đối với thẩm quyền cấp tỉnh, giao đất không thu tiền sử dụng đất vào các mục đích cho 20 trường hợp với diện tích 7.215,26 ha (trong đó: Giao đất vào mục đích đất nông nghiệp cho 01 trường hợp với diện tích 0,26 ha; giao đất vào mục đích đất phi nông nghiệp cho 19 trường hợp với diện tích 7.215 ha). Cho thuê đất vào các mục đích không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cho 17 trường hợp với diện tích 1.729,40 ha (trong đó: Cho thuê đất vào mục đích đất nông nghiệp cho 01 trường hợp với diện tích 1.335ha; cho thuê đất vào mục đích đất phi nông nghiệp cho 16 trường hợp với diện tích 394,40 ha). Cho phép chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp 01 trường hợp với diện tích 0,09 ha. Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất cho 02 trường hợp với diện tích 1,4 ha.

Điện Biên làm tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Bài 3: Bước đột phá về quản lý đất đai

Mặc dù lĩnh vực đất đai gặp nhiều khó khăn...

Đối với thẩm quyền cấp huyện, giao đất không thu tiền sử dụng đất cho 3.287 trường hợp với diện tích 16.055,66 ha (trong đó: Giao đất vào mục đích đất nông nghiệp cho 3.257 trường hơp với diện tích 16.053,0 ha; giao đất vào mục đích đất phi nông nghiệp cho 30 trường hợp với diện tích 2,66 ha). Giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 226 trường hợp với diện tích 5,54ha (trong đó: Giao đất vào mục đích đất phi nông nghiệp thông qua đấu giá cho 09 trường hợp với diện tích 0,22 ha; giao đất vào mục đích đất phi nông nghiệp không thông qua đấu giá cho 217 trường hợp với diện tích 5,3 ha). Cho thuê đất vào mục đích đất nông nghiệp không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cho 07 trường hợp với diện tích 1,79ha. Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là 190 trường hợp với diện tích là 3,0 ha. Cho phép chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm là 4 trường hợp với diện tích là 0,34 ha.

Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho tổ chức 218 Giấy chứng nhận, diện tích 648,88 ha, cho 860 thửa; Cấp đổi, cấp lại (do nhận chuyển nhượng chứng nhận bổ sung tài sản trên giấy chứng nhận đã cấp, mất giấy...) cho 14 Giấy chứng nhận, diện tích 30.59 ha. Đối với hộ gia đình, cá nhân, diện tích 384.01 ha, cho 4489 thửa. Thực hiện 166 hồ sơ của 13 tổ chức đăng ký biến động (chuyển nhượng quyền sử dụng đất 155 hồ sơ; nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất 01 hồ sơ) và 10 trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm (đăng ký thế chấp tài sản hình thành trong tương lai 05 hồ sơ, đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất 05 hồ sơ). Thực hiện 5.703 hồ sơ (chuyển đổi 148 hồ sơ; chuyển nhượng quyền sử dụng đất 1.662 hồ sơ; tặng cho quyền sử dụng đất 1.067 hồ sơ: thừa kế 437 hồ sơ; thế chấp bằng quyền sử dụng đất 2.385 hồ sơ; cho thuê 04 hồ sơ).

Nhờ vậy, các thủ tục hành chính về đất đai của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên được đảm bảo nhanh, gọn đúng thời hạn. Thậm chí cho trường hợp sớm hơn cả thời hạn.

Chia sẻ với chúng tôi về việc làm thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bà Nguyễn Thị Hoà, một nhân viên làm dịch vụ bất động sản trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ cho biết, nhờ cải cách về thủ tục hành chính, sự nhiệt tình của cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường nên các thủ tục về Giất chứng nhận quyền sử dụng đất của chúng tôi rất nhanh. Thậm chí có thời điểm, chúng tôi chỉ làm thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một ngày là xong.

Điện Biên làm tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Bài 3: Bước đột phá về quản lý đất đai

ảnh minh họa

Hướng đến vận hành tốt cơ sở dữ liệu đất đai

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai cũng được địa phương này quan tâm. Hiện toàn tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính của 02 đơn vị cấp huyện là thành phố Điện Biên Phủ (08/12 xã, phường) và huyện Tủa Chùa (12/12 xã, thị trấn); đưa vào quản lý vận hành khai thác, sử dụng trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ.

Tại thành phố Điện Biên Phủ, tổng số thửa đất đã xây dựng cơ sở dữ liệu: 54.570 thửa đất; Huyện Tủa Chùa: Cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tủa Chùa được xây dựng tại 12/12 xã, thị trấn với 84.944 hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 174.153 thửa đất; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính vào tháng 11 năm 2020. Tuy nhiên, trang thiết bị máy móc để vận hành cơ sở dữ liệu địa chính tại Trung tâm quản lý đất đai và UBND các xã trên địa bàn chưa được đầu tư. Vì vậy, cơ sở dữ liệu địa chính huyện Tủa Chùa chưa kết nối và đưa vào sử dụng.

Đến nay, cơ bản cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đưa vào vận hành khai thác sử dụng. Cụ thể, số lượng hồ sơ đăng ký đất đai đã quét và cập nhật trong cơ sở dữ liệu vào cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm các loại hồ sơ: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký biến động đất đai là 4.420 hồ sơ; số lượng sổ địa chính điện tử triết xuất là 12; số lượng thửa đất trên bản đồ địa chính đã được chỉnh lý là 5.311 thửa; Cung cấp thông tin trên cơ sở dữ liệu địa chính là 1.000 hồ sơ. Tuy nhiên, việc cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố chưa được thực hiện thường xuyên do khối lượng hồ sơ lớn trong khi nhân lực không đáp ứng được nhu cầu.

Phát huy nguồn lực từ đất

Nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai nên Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát huy được nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể là định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất, tạo ra nguồn thu từ đất đai, tăng ngân sách Nhà nước tại địa phương.

Năm 2023 công tác xác định giá đất cụ thể cơ bản phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường theo nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 Luật Đất đai năm 2013 góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi khi triển khai các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh năm 2023 (Kế hoạch số 1248/KH-UBND ngày 11/4/2023); phê duyệt Phương án giá đất cụ thể đối với 316 công trình, dự án để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, cho thuê đất, giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất. Kết quả nguồn thu từ đất trong năm 2023 đạt 423.223 triệu đồng.

Cùng với đó, công tác thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh Điên Biên cũng đạt được những kết quả khả quan. Cụ thể, tổng diện tích đất đã thu hồi, bồi thường là 187.46 ha, gồm: 1.659 hộ gia đình và 63 tổ chức (trong đó: Đất nông nghiệp 115,777 ha; đất phi nông nghiệp 67,28 ha; đất chưa sử dụng 4,41ha). Tổng giá trị bồi thường hỗ trợ về đất và các khoản hỗ trợ là 135.095,25 triệu đồng (trong đó: Bồi thường, hỗ trợ về đất là 76.407,05 triệu đồng; các khoản hỗ trợ là 58.688,20 triệu đồng; thực hiện tái định cư cho 21 hộ gia đình, cá nhân).

Điện Biên làm tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Bài 3: Bước đột phá về quản lý đất đai

Quy hoạch đất địa phương được triển khai tốt

Mặt khác, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện triển khai, tăng cường công tác quản lý đất đai, nắm chắc quỹ đất cả về số lượng và chất lượng, tiềm năng, xu thế suy thoái đất; ô nhiễm đất theo mức độ, theo đó đề xuất sử dụng đất đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh đồng thời kế thừa đầy đủ triệt để các nội dung, nhiệm vụ, dự án đã thực hiện trước đây liên quan đến việc điều tra, đánh giá chất lượng đất và tiềm năng đất đai. Đồng thời, chỉ đao triển khai thực hiện lập thiết kế kỹ thuật dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn các huyện: Mường Nhé và Mường Ảng, thị xã Mường Lay; tổ chức, triển khai, thực hiện công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Mường Lay.

Tuy nhiên, theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Điện Biên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án còn chậm, đặc biệt là các dự án trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ; số vụ việc khiếu kiện về đất đai phải giải quyết có xu hướng giảm, nhưng chủ yếu là các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đã qua nhiều cấp giải quyết, hồ sơ, giấy tờ tài liệu không đầy đủ, khó khăn trong công tác giải quyết,… Quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra trên địa bàn tỉnh còn chậm, chưa theo kịp nhu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp.

Nguyên nhân được cho là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên thay đổi trong khi các văn bản hướng dẫn thi hành chậm được ban hành; tính đồng bộ quy định ở nhiều văn bản luật khác nhau chưa cao. Một số quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh còn mâu thuẫn, chồng chéo, khó áp dụng. Chính sách đất đai thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, người dân có tâm lý chờ đợi tăng giá bồi thường, không chịu bàn giao mặt bằng; nguồn gốc đất đai khá phức tạp, chính sách bồi thường các loại đất, các đối tượng sử dụng đất khác nhau; sự phối hợp giữa chủ đầu tư với các đơn vị làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại tỉnh chưa chủ động và chặt chẽ.

Bên cạnh đó, do nhận thức về pháp luật đất đai, tài nguyên và môi trường của một bộ phận cán bộ, công chức, hộ gia đình, cá nhân cọn hạn chế; việc đầu tư kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao; việc thanh tra, kiểm tra quản lý, sử dụng đất đai chưa được triển khai thực hiện đúng mức,…

Do vậy, thời gian tới, tỉnh Điện Biên tiếp tục xây dựng quy định sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai; Hoàn thành Kế hoạch sử dụng đất 5 năm tỉnh Điện Biên (2021-2025) trình Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cấp huyện; Phê duyệt bổ sung danh mục dự án cần thu hồi đất và dự án có sử dụng đất trồng lúa đất rừng phòng hộ vào mục đích khác để phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia công cộng năm 2024, năm 2025 trên địa bàn tỉnh; Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất và thẩm định nhu cầu sử dụng của các dự án theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Đất đai năm 2013; Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013; thực hiện bảng giá đất và bảng giá đất đã được sửa đổi, bổ sung giai đoạn 2020 – 2024,… Đồng thời, tiếp tục bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, của ngành Tài nguyên và Môi trường trong triển khai thực hiện các nghị định, hướng dẫn,… triển khai thi hành Luật Đất đai 2024.

Điện Biên làm tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Bài 3: Bước đột phá về quản lý đất đai

Nên phát huy được nguồn lực đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội

Hiện trạng sử dụng các loại đất tỉnh Điện Biên

Nhóm đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh Điện Biên là 883.111,34 ha, chiếm 92,63% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích là 470.615,09 ha chiếm 49,52 % diện tích tự nhiên; Đất lâm nghiệp: Diện tích 409.730,4 ha, chiếm 42,81% tổng diện tích tự nhiên; Đất nuôi trông thuỷ sản: Diện tích 2.613,73 ha, chiếm 0,28% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất nông nghiệp khác: Diện tích là 152,12 ha, chiếm 0,02% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất phi nông nghiệp

Tổng diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 27.343,39 ha, chiếm 2,82% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Trong đó: Đất ở 5.619,08 ha, chiếm 20,84% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất chuyên dùng 11.093,02 ha, chiếm 39,17% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất cơ sở tín ngưỡng là 3,33 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 752,32 ha, chiếm 2,78% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 9.017,51 ha, chiếm 33,99% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất có mặt nước chuyên dùng 817,65 ha, chiếm 3,04% diện tích đất phi nông nghiệp; Đất Phi nông nghiệp khác: Diện tích 40,49 ha.

Nhóm đất chưa sử dụng

Diện tích là 43.537,87 ha, chiếm 4,56% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

Bài 4: Cả hệ thống chính trị bảo vệ môi trường

Bài 1: https://tainguyenvamoitruong.vn/dien-bien-trien-khai-dong-bo-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-tai-nguyen-va-moi-truong-bai-1-quan-ly-tot-khai-thac-hieu-qua-tai-nguyen-nuoc-cid113471.html

bài 2 : https://tainguyenvamoitruong.vn/dien-bien-trien-khai-dong-bo-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-tai-nguyen-va-moi-truong-bai-2-quan-ly-khai-thac-khoang-san-hieu-qua-cid113497.html

Nhất Nam

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt