Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

02/10/2022

TN&MTNhững năm qua, Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định (Công ty) đã thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý chất thải, góp phần xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Thành phố. Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tấn Nghĩa - Chủ tịch HĐQT Công ty xung quanh vấn đề này.

Xin ông đánh giá về công tác xử lý rác thải, chất thải của Công ty trong thời gian qua?
Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định là đơn vị thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Trong những năm qua, Công ty từng bước nâng cao năng lực, cải tiến phương tiện, thiết bị, đồng hành, góp phần xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu phát triển Thành phố.

Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

Ông Nguyễn Tấn Nghĩa - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định

Về công tác xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, sau khi thu gom rác trên địa bàn các phường, xã trong thành phố, Công ty vận chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Quy Nhơn (tại thôn Thanh Long, xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn) để xử lý. Tại đây Công ty sẽ xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài ra, một số ít rác hữu cơ là các phế phẩm nông nghiệp, rác thu gom từ các chợ được xử lý tái chế thành phân compost.
Công ty xử lý chất thải rắn theo đúng quy trình, quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời thực hiện đầy đủ việc quan trắc môi trường định kỳ và các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiện nay, với khối lượng rác thải ngày càng tăng, việc xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp chiếm nhiều diện tích đất, không phù hợp với xu hướng đô thị hóa. 
Trong tương lai, Công ty luôn tìm kiếm và mong muốn có nhiều cơ hội hợp tác để đầu tư những công nghệ xử lý chất thải rắn bền vững, tiên tiến, hạn chế việc chôn lấp, tăng cường tái chế như đốt rác phát điện hoặc thu hồi nhiệt, thu hồi nhiên liệu, tái chế rác hữu cơ thành phân compost, sản xuất hạt nhựa,...
Đâu là những bất cập trong công tác thu gom và xử lý rác thải hiện nay, thưa ông?
Mặc dù, Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu đã quy định rất rõ trách nhiệm của chủ phát thải phải thực hiện phân loại rác tại nguồn. Nhưng thực tế hiện nay phần lớn chất thải rắn sinh hoạt chưa được phân loại rác tại nguồn. Các chương trình phân loại rác tại nguồn còn mang tính thử nghiệm, phong trào, mang tính khuyến khích,...

Việc triển khai phân loại rác tại nguồn cần được triển khai đồng bộ với việc đầu tư các thiết bị, phương tiện, công nghệ cho công tác vận chuyển và xử lý chất thải. Đảm bảo chất thải sau khi được phân loại rác tại nguồn được vận chuyển và xử lý riêng theo công nghệ phú hợp, tái chế chất thải có khả năng tái chế. 
Công tác ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện đại từ các nước chưa phù hợp với đặc thù của chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam, do chưa được phân loại tại nguồn, độ ẩm của rác cao, nhiệt trị thấp,... Các thiết bị, công nghệ xử lý chất thải trong nước chưa hoàn thiện. Trong khi, Nhà nước chưa có định hướng về sử dụng công nghệ rõ ràng, chưa có tiêu chí lựa chọn thiết bị, công nghệ phù hợp.
Để biến rác thải thành tài nguyên, theo quan điểm của ông, Nhà nước cần phải có những giải pháp và chính sách gì thêm?
Để rác thải có thể trở thành tài nguyên, theo quan điểm của tôi thì phải thực hiện hiệu quả việc phân loại rác thải tại nguồn. Đầu tư đồng bộ phương tiện, thiết bị, công nghệ vận chuyển, xử lý chất thải rắn phù hợp, tái chế chất thải sau khi được phân loại.
Cần phải có chính sách khuyến khích, chế tài, sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện phân loại rác nguồn. Phải xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào tái chế rác thải.

Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

Lễ ra mắt Mô hình vệ sinh môi trường cơ động của Công ty

Xin ông cho biết những chương trình hành động cụ thể của Công ty về bảo vệ môi trường năm 2022?
Trong những năm qua, thành phố Quy Nhơn đẩy mạnh phát triển du lịch, là điểm đến hấp dẫn của du khách. Cùng với các hoạt động phát triển du lịch đã làm phát sinh một lượng rác thải lớn, nếu không được thu gom kịp thời sẽ ảnh hưởng đến mỹ quan, ô nhiễm môi trường. 
Nhằm đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, làm cho thành phố sạch hơn, góp một phần nhỏ trong hoạt động phát triển du lịch của thành phố. Công ty đã có những chương trình hành động mang lại hiệu quả tích cực như đầu tư, bố trí phương tiện để giải quyết kịp thời rác phát sinh hàng ngày trên địa bàn thành phố. Các khu dân cư mới được tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý khi mới hình thành. 
Đồng thời, tăng cường vệ sinh môi trường bãi biển, truyền thông giữ gìn vệ sinh môi trường, tuyên truyền nhân dân bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Đặc biệt, Công ty đã ra mắt Mô hình vệ sinh môi trường cơ động, thường xuyên kiểm tra, phát hiện, kịp thời thu gom rác trên các tuyến đường đảm bảo thành phố luôn sạch.
Xin cảm ơn ông!
Dưới đây là một số hình ảnh của Lễ ra mắt Mô hình vệ sinh môi trường cơ động của Công ty:

Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

Công ty Cổ phần Môi trường Bình Định: Góp phần tích cực xây dựng thành phố Quy Nhơn sạch, đẹp

Đỗ Hùng

Tin tức

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương

Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Tài nguyên

Quảng Ninh: Nhiều bất cập trong vấn đề khai thác khoáng sản

Đắk Lắk: Dừng các vị trí khai thác cát trên sông Krông Ana gây sạt lở nghiêm trọng

Gỡ vướng để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khai thác đá hoa chế biến sâu

Cần điều chỉnh một số quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Môi trường

Khi người dân tự quản gìn giữ môi trường

Làm đẹp cảnh quan trường học, di tích

Chung tay hành động vì môi trường Thủ đô

Đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 5

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 4

Bản tin Bất động sản và Môi trường số 3

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/9: Bắc Bộ và Trung Bộ có nơi nắng nóng, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông

Việt Nam nỗ lực kiểm soát các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

Thời tiết ngày 20/9: Bắc Bộ nắng nóng trở lại, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông

Thời tiết ngày 19/9: Bắc Bộ ngày nắng đan xen, chiều tối có thể có mưa rào và dông

Phát triển

Tập đoàn AEON MALL, Nhật Bản tới thăm và làm việc với Tập đoàn TTC, Việt Nam

Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên

Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên - Huế

Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang

Khoa học

Phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất và khoáng sản - Hiện trạng và đề xuất

Bản đồ kể chuyện (storymap) - phương thức truyền thông mới!

Thành lập Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo

Lo ngại về môi trường khi khai thác biển sâu

Chính sách

Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu

Bắc Giang: Công ty TNHH Kim Tường hoạt động sản xuất bê tông có "dấu hiệu" chưa tuân thủ quy định pháp luật về môi trường

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc

Hội thảo phổ biến thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường