Cộng đồng châu Á chung tay giảm phát thải ròng

08/03/2023

TN&MTHưởng ứng sáng kiến do Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (Ki-si-đa Phư-mi-ô) đề xuất tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hồi tháng 1/2022, các quốc gia thành viên ASEAN cùng Australia và Nhật Bản mới đây đã tổ chức Hội nghị “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á” (AZEC).

Cộng đồng châu Á chung tay giảm phát thải ròng

Hội nghị Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á lần thứ nhất

Hội nghị bộ trưởng AZEC đầu tiên được tổ chức tại Tokyo, hướng đến giảm phát thải ròng, bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững ở châu Á.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nổi lên là một thách thức chung và cấp bách trên toàn cầu, 11 quốc gia tham dự Hội nghị Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á lần thứ nhất đặt mục tiêu tìm được tiếng nói chung để cùng nhau vượt qua những khó khăn trong duy trì an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Nhấn mạnh những thách thức và biến động phức tạp của thị trường năng lượng toàn cầu, thông điệp được Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio gửi tới hội nghị đề cao vai trò của hợp tác đa phương trong tiến trình giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng của khu vực.

Hội nghị AZEC là diễn đàn để các nước thành viên thảo luận về những thách thức mà các quốc gia châu Á phải đối mặt nhằm đạt được mức trung hòa các-bon, cũng như những nỗ lực cụ thể đang được thực hiện ở mỗi nước. Tuy còn có nhiều khác biệt trong cách các quốc gia theo đuổi mục tiêu trung hòa các-bon, song trong tuyên bố chung, các quốc gia thành viên nhất trí quá trình chuyển đổi năng lượng có thể được thực hiện với nhiều lộ trình khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia.

Cùng với đó, châu Á với nhu cầu năng lượng tăng nhanh do đà tăng trưởng kinh tế đóng vai trò trọng tâm trong tiến trình hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Các đại biểu tham dự cuộc họp cũng nhất trí thúc đẩy đầu tư vào kết cấu hạ tầng khử các-bon, cùng lưới điện cho năng lượng sạch và tăng cường năng lực nguồn nhân lực trong khu vực.

Các chuyên gia khí hậu và năng lượng chỉ ra, Đông Nam Á cùng lúc là một trung tâm tăng trưởng kinh tế và phát thải, do đó những nỗ lực khử các-bon của khu vực sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình hành động vì khí hậu toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, chiếm tới một phần ba lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và khoảng 60% lượng than tiêu thụ của thế giới, đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Mục tiêu chính của Hội nghị bộ trưởng AZEC là để các quốc gia thành viên thúc đẩy hợp tác và cùng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0, song vẫn bảo đảm an ninh năng lượng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng phù hợp đà tăng trưởng kinh tế ở mỗi nước. Tại các cuộc thảo luận, các thành viên cùng đặt mục tiêu, lộ trình đẩy nhanh công tác xây dựng các dự án năng lượng sạch, thu hút sự quan tâm đến “tài chính xanh”, giảm chi phí triển khai các công nghệ mới thông qua hỗ trợ và điều phối chính sách, đồng thời thúc đẩy các công nghệ khử các-bon ưu việt hơn.

Thông qua diễn đàn AZEC, các nước thành viên sẽ triển khai các chiến lược và phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, hydro, amoniac…, thu hồi, sử dụng và lưu trữ các-bon. Nhật Bản cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các khoản đầu tư vào kết cấu hạ tầng năng lượng như lưới điện, trong đó khu vực công và tư nhân của Nhật Bản sẽ phối hợp để hỗ trợ châu Á chuyển hướng từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Theo Chính phủ Nhật Bản, hydro và amoniac có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cắt giảm lượng khí thải từ sản xuất nhiệt điện, lĩnh vực giao thông vận tải và các ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.

Với cơ cấu công nghiệp, điều kiện địa lý và mức độ phát triển khác nhau của các thành viên, tuyên bố chung từ Hội nghị Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á lần thứ nhất nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng, các nguồn năng lượng sạch và công nghệ đa dạng. Các bộ trưởng thành viên AZEC đồng thời nhất trí sẽ tiến tới tổ chức họp hằng năm, vì tương lai khí hậu toàn cầu.

Theo nhandan.vn

Tin tức

Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La

Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

Tài nguyên

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Việt Nam sẽ đưa ra các cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn nước

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ra mắt Câu lạc bộ Yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Môi trường

‘Đổi rác tái chế lấy cây xanh’ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nhà máy đường Phan Rang tích cực khắc phục sự cố bụi tro từ quá trình sản xuất

Nha Trang: Tăng cường xử lý rác thải ra sông, biển

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Video

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 3000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long: Công tác thu gom, xử lý rác chưa hiệu quả

Công tác thu gom rác chưa hiệu quả, Công ty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long có năng lực?

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn.

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/3:: Miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ nắng nóng, có nơi 37 độ C

Thời tiết ngày 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra nắng nóng từ ngày mai

Điện Biên xuất hiện mưa đá kèm dông lốc, có nơi đá phủ trắng mặt đất

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, miền núi chiều tối và đêm có mưa dông

Phát triển

Cơ hội và thách thức của người làm báo trong thời kỳ mới

Trao 29 giải thưởng Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Trí tuệ nhân tạo và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn

Hội báo Toàn quốc diễn ra từ ngày 17-19/3/2023

Khoa học

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường

Những tiến bộ trong công nghệ phân tích, thử nghiệm, giám sát môi trường và an toàn thực phẩm - Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ở Việt Nam

Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Chính sách

Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết của Phiên họp lần thứ nhất

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn về giá thực hiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước

Báo chí ưu tiên thời lượng, khung giờ vàng phổ biến rộng rãi nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường