Châu Á hứng chịu đợt rét đậm kỷ lục

30/01/2023

TN&MTHàng trăm triệu người trên khắp Châu Á đang phải hứng chịu đợt rét đậm kỷ lục, khi gió Bắc Cực và tuyết càn quét qua Siberia, Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.

Châu Á hứng chịu đợt rét đậm kỷ lục

Các nhà khoa học cho biết tình trạng rét đậm kỷ lục ở Châu Á phần lớn là do xoáy cực

Nhiệt độ tại vùng cực bắc Trung Quốc, Mạc Hà, đã hạ xuống ngưỡng thấp kỷ lục âm 53 độ C. Đây được coi là đợt rét sâu nhất trong lịch sử và đủ lạnh để hạ thân nhiệt trong vòng vài phút đối với những người không giữ đủ ấm.

“Thời tiết chưa bao giờ khắc nghiệt như vậy” - bà Zhang Hong, 53 tuổi, chủ một cửa hàng bánh kếp ở Mạc Hà và đã sinh sống tại đây 30 năm, chia sẻ. “Bên ngoài trời thực sự rất lạnh. Gió thổi mạnh đến nỗi làm tôi có cảm giác như đang bị cào mũi và mặt”.

Theo Strait Times, bà Zhang là một trong số hàng trăm triệu người trên khắp Đông Á phải hứng chịu đợt rét kỷ lục này, khi gió bắc cực và tuyết càn quét qua Siberia, Trung Quốc, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.

Bên cạnh đó, Nam Á cũng đang trải qua một mùa đông băng giá. Một số bang tại Ấn Độ chìm trong đợt không khí lạnh khốc liệt vào giữa tháng 1. Tại Afghanistan, các nhà chức trách cho biết, kể từ ngày 10.1, có ít nhất 162 người chết do rét đậm, rét hại tại một số khu vực giảm xuống còn âm 18,3 độ C. 

Các nhà khoa học cho rằng, đợt lạnh băng giá mà Châu Á phải đối mặt là do tình trạng xoáy cực, tương tự với hiện tượng thời tiết cực lạnh bao phủ nước Mỹ vào tháng trước. Thuật ngữ này đề cập đến một dải không khí lạnh bao quanh Bắc Cực nhưng đôi khi dịch chuyển về phía nam từ Bắc Cực.

"Hiệu ứng tàu lượn siêu tốc"

Xoáy cực được giữ cố định bởi hiện tương tự quay của Trái đất cùng sự chênh lệch nhiệt độ giữa Bắc Cực và các vĩ độ trung bình. Khi những biến đổi về nhiệt độ tăng lên, xoáy cực có thể dịch chuyển về phía nam. Điều này là hoàn toàn tự nhiên, nhưng các nhà khoa học cho rằng khi hành tinh nóng lên, sự dịch chuyển của xoáy cực có thể trở nên thường xuyên và rõ rệt hơn.

Các nhà khoa học hiện chưa rõ biến đổi khí hậu đóng vai trò gì, nếu có thì liệu trong quá trình này hay liệu số lượng của các đợt đóng băng khắc nghiệt có tăng lên khi khí hậu tiếp tục ấm lên hay không.

Nhà khí tượng học Woo Jin-kyu của Cục khí tượng Hàn Quốc cho biết, trong tháng này, xoáy cực đã kéo không khí Bắc Cực đến vùng Trung Á trước khi từ từ di chuyển về phía đông.

“Nó giống như đường ray của tàu lượn siêu tốc. Biên độ của các đường ray càng lớn thì diện tích xoáy cực càng lớn và không khí bắc cực cũng kéo dài về phía nam” - Woo nói. 

Châu Á hứng chịu đợt rét đậm kỷ lục

Tuyết rơi ở Cung điện Gyeongbokgung, Seoul, Hàn Quốc ngày 26.1.2023

Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã viết trong một báo cáo vào năm ngoái rằng tần suất và cường độ các đợt lạnh cực đoan trên khắp thế giới có xu hướng giảm từ những năm 1950. Tuy nhiên, ông Howden, Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, cho rằng xu hướng này là mức trung bình và chưa tính đến các biến đổi cục bộ.

“Điều thực tế đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới là chúng ta phải đương đầu với nhiều loại thời tiết khắc nghiệt hơn. Vì vậy những ngày nóng thì sẽ nóng hơn còn những ngày lạnh thì sẽ lạnh hơn” - ông Howden nói.

Giá lạnh từ Afghanistan đến Nhật Bản

Afghanistan ghi nhận đợt rét buốt kỷ lục trong tháng này. Bộ trưởng Quỹ phòng chống thiên tai của quốc gia cho biết, chỉ trong một tuần trước đã chiếm một nửa trong số 162 người tử vong kể từ ngày 10.1.

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết có ít nhất 3 trường hợp tử vong liên quan đến diễn biến phức tạp của thời tiết lạnh. Tuyết rơi dày khiến hàng loạt chuyến bay và tàu cao tốc bị đình trệ.

Cơ quan khí tượng Hàn Quốc gióng lên hồi chuông cảnh báo về đợt giá lạnh khắc nghiệt nhất trong 23 năm qua. Tại Hàn Quốc, hàng trăm chuyến bay đã bị hoãn, huỷ và các bãi biển bị bao phủ bởi lớp băng dày. Truyền thông địa phương cho biết thêm, những người đi câu cá trên băng đã rầu rĩ tạm dừng cuộc phiêu lưu sớm khi dây câu của họ bị đóng băng.

Mặc dù thời tiết đã bắt đầu ấm lên một chút, song cơ quan khí tượng Trung Quốc vẫn đưa ra cảnh báo hàng ngày về nhiệt độ thấp kỷ lục ở quốc gia này. Tại trung tâm thủ đô Bắc Kinh, thời tiết thường xuống tới âm 25 độ C vào buổi tối.

Theo laodong.vn

Tin tức

Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam

Thủ tướng: Quyết tâm giảm chi phí cho doanh nghiệp nhưng không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT hưởng ứng Chương trình Tháng 3 biên giới tại Sơn La

Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh

Tài nguyên

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2030

Việt Nam sẽ đưa ra các cam kết mạnh mẽ trong việc sử dụng nguồn nước

Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề xuất không thu tiền thuê đất đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Ra mắt Câu lạc bộ Yêu biển đảo Việt Nam tại Pháp

Môi trường

‘Đổi rác tái chế lấy cây xanh’ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

Nhà máy đường Phan Rang tích cực khắc phục sự cố bụi tro từ quá trình sản xuất

Nha Trang: Tăng cường xử lý rác thải ra sông, biển

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh ra quân Ngày Chủ nhật xanh

Video

Tạp chí Tài nguyên và Môi trường trồng 3000 cây xanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long: Công tác thu gom, xử lý rác chưa hiệu quả

Công tác thu gom rác chưa hiệu quả, Công ty CP Dịch vụ Môi trường Thăng Long có năng lực?

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo khí tượng thủy văn.

Diễn đàn

Thời tiết ngày 21/3:: Miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ nắng nóng, có nơi 37 độ C

Thời tiết ngày 20/3: Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế xảy ra nắng nóng từ ngày mai

Điện Biên xuất hiện mưa đá kèm dông lốc, có nơi đá phủ trắng mặt đất

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, miền núi chiều tối và đêm có mưa dông

Phát triển

Cơ hội và thách thức của người làm báo trong thời kỳ mới

Trao 29 giải thưởng Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Trí tuệ nhân tạo và quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn

Hội báo Toàn quốc diễn ra từ ngày 17-19/3/2023

Khoa học

Rác thải nhựa đang âm thầm tàn phá môi trường và sức khỏe

Ứng dụng KHCN trong công tác bảo vệ môi trường

Những tiến bộ trong công nghệ phân tích, thử nghiệm, giám sát môi trường và an toàn thực phẩm - Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững ở Việt Nam

Viện Khoa học KTTV&BĐKH đề ra định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ đến năm 2030

Chính sách

Hội đồng EPR quốc gia đã thông qua Nghị quyết của Phiên họp lần thứ nhất

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tập huấn về giá thực hiện đặt hàng sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước

Báo chí ưu tiên thời lượng, khung giờ vàng phổ biến rộng rãi nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Báo cáo tiến độ xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường