Bài 2: Cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ
14/11/2024TN&MTTheo quy định tại khoản 4 Điều 77 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông có trách nhiệm thu hồi, tái chế các loại phương tiện giao thông cũ thải bỏ từ ngày 01/01/2027. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01/01/2025. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững đất nước.
Phương tiện cũ nát- Thủ phạm gây nên ô nhiễm môi trường
Thách thức trong thực thi quy định pháp luật
Ở nước ta, mô hình (EPR) tự nguyện (theo Luật BVMT 2014 và Quyết định 16/2015/QĐ-TTg) đã không phát huy được tác dụng mong muốn, không tạo ra cơ chế tài chính bền vững cho việc thu hồi, xử lý sản phẩm sau sử dụng; không có tác động đến quá trình sử dụng nguyên liệu, thiết kế sản phẩm, chính sách bảo trì, bảo dưỡng sản phẩm để giảm chi phí tái chế bằng cách sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, thiết kế sản phẩm dễ thu gom, tái chế, kéo dài vòng đời sản phẩm... Đứng trước xu hướng tất yếu của sự phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn thì việc áp dụng EPR theo mô hình bắt buộc là cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm phải thu hồi, tái chế các phương tiện giao thông thải bỏ bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường. Do vậy, Luật BVMT 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT đã đưa ra các quy định cụ thể hơn, khả thi hơn để thực hiện hiệu quả cơ chế EPR. Theo đó, phương tiện giao thông là một trong những loại sản phẩm phải thực hiện cơ chế EPR.
Trong thực tế hiện nay, việc thu hồi, xử lý phương tiện giao thông thải bỏ chủ yếu được thực hiện bởi khu vực phi chính thức, là các cơ sở ở các làng nghề thu gom, tháo dỡ, tái chế. Trong khi đó, dòng phương tiện giao thông ở nước ta đang tăng mạnh trong những thập kỷ qua với tỉ lệ sở hữu phương tiện giao thông đường bộ tăng mạnh với khoảng 70 triệu xe mô tô/xe gắn máy, 5-6 triệu xe ô tô đang lưu hành. Điều này đang đặt ra những thách thức lớn trong việc thực thi quy định pháp luật.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 77 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, các nhà sản xuất, nhập khẩu phương tiện giao thông có trách nhiệm thu hồi, tái chế các loại phương tiện giao thông cũ thải bỏ từ ngày 01/01/2027. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc thải bỏ phương tiện giao thông trước ngày 01/01/2025. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp, cơ chế thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ phù hợp với điều kiện của Việt Nam, góp phần thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững đất nước.
Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông được thực hiện theo Nghị định số 100/2019/NĐ/CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, Nghị định số 123/2021/NĐ-CP.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, từ năm 2013 đến nay đã tạm giữ, tịch thu được hơn 17.460.000 tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Theo số liệu thu thập được, các phương tiện giao thông (PTGT) bị tịch thu do vi phạm chủ yếu là xe máy, số lượng ô tô là không nhiều.
Việc bố trí, xây dựng và bảo đảm tiêu chuẩn nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính đã được UBND các cấp và các Bộ, ngành quan tâm, bố trí kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc xây dựng, sửa chữa các cơ sở tạm giữ. Tuy nhiên, thực tế hệ thống trang thiết bị, nơi tạm giữ tang vật, phương tiện, kho bãi vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tạm giữ, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nhiều địa phương hiện không có nơi tạm giữ tập trung.
Theo thống kê, thực trạng việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được thực hiện ít. Bên cạnh đó, thực trạng việc đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính cũng được thực hiện rất ít.
Việc tổ chức hoạt động đấu giá phương tiện giao thông vi phạm được thực hiện theo Điều 24, quy định về bán đấu giá tài sản công (trong đó có các tài sản tịch thu); Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Với thực hiện cơ chế tài chính đối với phương tiện giao thông, năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô đã góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, tạo điều kiện doanh nghiệp trong nước mở rộng đầu tư, tiếp tục phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của xe sản xuất lắp ráp trong nước so với xe nhập khẩu.
Phí đăng ký biển số xe đạt được mục tiêu chính đó là thu phí cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho việc cấp số hiệu riêng biệt cho từng phương tiện để quản lý.
Về phí đăng kiểm giao thông đường bộ, cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên ngành kiểm định chất lượng dựa trên khung tiêu chuẩn đã có trước khi đưa vào tham gia hoạt động giao thông và không mang lại những hậu quả xấu ảnh hưởng tới môi trường và xã hội.
Chưa hình thành ngành công nghiệp tái chế
Mô hình thu gom, tháo dỡ, tái chế ở các làng nghề, loại hình thu gom, phá dỡ này là hoạt động tự phát tại thôn, chưa được quy hoạch thành một khu vực cụ thể như cụm công nghiệp. Thu gom tất cả các loại xe máy, máy móc cũ như xe uyir, lu cứu hộ,…sau đó phân loại xe, xem xét phân chia ra từng loại, loại nào dùng được sẽ tân trang bán lại, loại nào không dùng được thì tháo gỡ lấy phụ tùng, bán phế liệu cho các cơ sở thu gom, số còn lại đem tiêu hủy, chôn lấp,..
Nhức mắt với những chiếc xe cũ nát
Từ thực tế trên cho thấy, ở Việt Nam, việc tái chế ô tô, xe máy mới dừng lại ở mức độ tự phát, hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường; chưa hình thành ngành công nghiệp tái chế, tái sử dụng ô tô, xe máy sau sử dụng ở quy mô lớn để bảo đảm hiệu quả bảo vệ môi trường.
Về loại hình cơ sở, các cơ sở thu mua, tháo dỡ, tái chế các phương tiện giao thông đã qua sử dụng chủ yếu là quy mô hộ gia đình với 232 cơ sở (chiếm 93%), loại hình doanh nghiệp chiếm 7% với 17 cơ sở. Hiện nay, chưa có loại hình hợp tác xã trong hoạt động thu mua, tháo dỡ và tái chế phương tiện giao thông đã qua sử dụng.
Nhìn chung, so với số lượng phương tiện giao thông đã và đang được sử dụng thì số lượng cơ sở thu mua, tháo dỡ đặc biệt là cơ sở có hoạt động tái chế quá ít, một trong những nguyên nhân cơ bản là do khi các phương tiện hết hạn sử dụng thì thường được tận dụng để sử dụng vào các mục đích khác như chở đá lạnh, rau củ quả, rác, gia cầm,… ở vùng nông thôn, vùng sâu xa.
Hiện nay, đã có một số công ty xử lý chất thải nguy hại được cấp phép đã thiết lập hệ thống tháo dỡ, tái chế PTGT thải bỏ nhưng lại không thu mua được nguồn đầu vào. Cụ thể như, Công ty TNHH Môi trường công
nghiệp xanh ở Vĩnh Phúc đã đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, quy trình và thực hiện thử nghiệm tháo dỡ, tái chế, xử lý xe ô tô của Toyota. Công ty Cổ phần Môi trường Việt-Úc ở TP. Hồ Chí Minh với 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại cũng đã bắt đầu thực hiện tháo dỡ, tái chế ô tô, xe máy với công suất 10 chiếc ô tô/ngày hoặc 50 xe máy/ngày. Tuy nhiên, nguồn xe thải bỏ hạn chế, năm 2021 chỉ có 10 xe ô tô được tháo dỡ, tái chế; 10 xe này thu gom được từ các công ty tư nhân.
Các phương tiện hết hạn, thải bỏ về cơ bản được thu hồi, tháo gỡ, tái sử dụng tái chế bởi khu vực phi chính thức: Nguồn thu gom này từ nhiều nơi trên khắp cả nước, từ các cá nhân đến các tổ chức, từ quá trình đấu thầu đến quá trình thanh lý xe cũ, xe phế liệu của các cơ quan quản lý nhà nước. Cũng thông qua mạng lưới của mình, các phụ tùng sau tháo dỡ được bán cho các cá nhân, cơ sở có nhu cầu theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Đây là mô hình giúp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong khu vực phi chính thức.
Về đấu giá và thanh lý các phương tiện giao thông bị tịch thu do vi phạm trật tự, an toàn giao thông đã giúp thu hồi một số lượng phương tiện giao thông nhất định để tái sử dụng, tháo dỡ, tái chế: Các phương tiện vi phạm đem đấu giá chủ yếu là xe máy, chủ xe không đến nhận xe. Các phương tiện được đấu giá dưới dạng phế liệu giúp cho thu hồi được một số lượng xe cũ.
Đã bước đầu hình thành một tỷ lệ doanh nghiệp thu mua, tháo dỡ, tái chế phương tiện giao thông, một số doanh nghiệp đã được cấp phép. Kết quả điều tra từ 16 tỉnh thành phố cho thấy, có 17 doanh nghiệp trong tổng số 249 cơ sở về thực hiện thu mua tháo dỡ, tái chế phương tiện giao thông, còn lại là các cơ sở chính thức quy mô hộ gia đình. Một số doanh nghiệp được cấp phép xử lý chất thải nguy hại cũng có thẩm quyền tháo dỡ, tái chế phương tiện giao thông.
Còn nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp chính thức trong việc cạnh tranh với các cơ sở phi chính thức để thu hồi, tháo dỡ, tái chế phương tiện giao thông. Tỷ lệ cơ sở chính thức thu mua, tháo dỡ, tái chế còn thấp, chỉ khoảng 6-7%.
Thời hạn về lưu giữ phương tiện giao thông vi phạm còn dài, gây khó khăn cho việc lưu giữ và ảnh hưởng đến chất lượng phương tiện. Việc quản lý phương tiện giao thông hết niên hạn chưa đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ chủ sở hữu phương tiện thực hiện các thủ tục nộp biển số là rất thấp (ở TP. Hồ Chí Minh chỉ đạt 5,6% giai đoạn 2020-2021). Các cơ sở tái chế có công nghệ tái chế đơn giản, hiệu quả thấp và gây ô nhiễm môi trường.
Bảo Trâm