Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn môi trường năm 2024: "Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp"

04/06/2024

TN&MTNgày 4/6/2024, tại Hà Nội, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Diễn đàn Môi trường với chủ đề: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vai trò của doanh nghiệp”. Đây là sự kiện thường niên (năm thứ 3) hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6).

Tham dự trực tiếp tại điểm cầu Hà Nội có: GS, TS. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; PGS, TS. Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam; TS. Phạm Thị Mỵ, Tổng Biên tập Tạp chí Sức khỏe và Môi trường; ông HIDEKI WADA, Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản, Chủ tịch Công ty TNHH Quy hoạch chất thải Việt Nam, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý...

Về các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường có: PGS, TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; PGS, TS. Phạm Văn Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học môi trường, Biển và Hải đảo; TS. Lê Ngọc Cầu, Phó Viện trưởng Viện Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu; ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường; ông Vũ Minh Lý, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường...

Tham dự tại hơn 80 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, lãnh đạo chính quyền địa phương; lãnh đạo các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố, các công ty hoạt động về lĩnh vực môi trường trên cả nước.

Đây là sự kiện thường niên, được Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhằm tích cực phổ biến và truyền thông hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Năm nay, diễn đàn được tổ chức rất ý nghĩa, là chỉ còn hơn 6 tháng nữa, bắt đầu từ 1/1/2025, thực hiện phân rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, cá nhân.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn cho biết, Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, với tốc độ phát triển đô thị hoá ở các đô thị và nông thôn rất nhanh. Cùng với đó là sự gia tăng dân số, kéo theo chất thải rắn sinh hoạt, tăng về khối lượng, gây áp lực rất lớn cho công tác bảo vệ môi trường.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước là khoảng 68.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Chỉ tính riêng các thành phố lớn như ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn rác thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường, trong đó phần lớn rác thải rắn sinh hoạt được xử lý theo hình thức chôn lấp.

Thách thức lớn nhất hiện nay, là cần có giải pháp thúc đẩy phân loại, thu gom, xửchất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, ở các khu đô thị, các khu công nghiệp, các làng nghề, các vùng nông thôn.

Diễn đàn môi trường năm 2024, đề cao vai trò trách nhiệm của các địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền và thực hiện hiệu quả việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, cá nhân, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, từ 1/1/2025 sẽ bắt buộc phân loại rác tại nguồn. khẳng định vai trò của doanh nghiệp tham gia trực tiếp từ khâu phân loại, vận chuyển và ứng dụng công nghệ tiên tiến xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giảm dần việc chôn lấp trực tiếp; khắc phục, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, tái chế hiệu quả rác thải thành nguồn tài nguyên.

Đồng thời, truyền thông sâu rộng tới các doanh nghiệp là chủ sử dụng lao động trong việc nâng cao nâng cao nhận thức và hành động của người lao động trong việc phân loại rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

TS. Đào Xuân Hưng cho biết thêm, với chức năng của mình, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường mong muốn thông qua diễn đàn này, truyền thông chính sách tới doanh nghiệp, người dân về việc phân loại rác đầu nguồn và sử dụng các vật dụng thân thiện với môi trường, giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần, góp phần giảm phát thải, gây ô nhiễm môi trường, xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển, hiện đại, văn minh.

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó vai trò của các địa phương, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và trách nhiệm của người dân là yếu tố đầu tiên trong việc bảo vệ môi trường hiệu quả.

Khi chất thải rắn sinh hoạt được phân loại và tận dụng triệt để giá trị cũng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nếu khai thác tốt sẽ tạo ra nguồn thu rất lớn để tái đầu tư tại địa phương, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, vì chất thải rắn sinh hoạt, có thể trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác.

Diễn đàn là dịp để các doanh nghiệp xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt trao đổi, đối thoại chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường với các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia.

Chủ tọa Diễn đàn

Với thông điệp kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội hưởng ứng thực thi hiệu quả Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và có nhiều sáng kiến áp dụng trong phân loại rác, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt để bảo vệ môi trường. Diễn đàn môi trường năm 2024, nhận được nhiều tham luận và các ý kiến thảo luận của các diễn giả, các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học từ Việt Nam, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB),… Các tham luận chia sẻ nhiều kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị đối với quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp môi trường, xử lý chất thải, phát triển công nghệ đưa ra những mô hình tiên tiến, giới thiệu các công nghệ hiện đại, nhiều giải pháp hiệu quả trong xử lý, phân loại và tái chế chất thải rắn sinh hoạt.

Diễn đàn môi trường năm 2024 được chia làm 02 phiên với hai chủ đề thảo luận lớn. Tại phiên 1, với chủ đề: Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt; phiên 2, với chủ đề: Công nghệ nào cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam.

Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu đề dẫn phiên 1 tại Diễn đàn, ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Diễn đàn Môi trường năm thứ 3 được diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, tích cực về môi trường để hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 và triển khai tháng hành động về môi trường năm 2024. Đặc biệt, trong bối cảnh cuối năm nay, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, cá nhân theo tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Sau hơn 2 năm, kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực. Để thúc đẩy quản lý chất thải rắn sinh hoạt và phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tổ chức nhiều hoạt động xây dựng mô hình phân loại chất thải, hoàn thiện các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Theo đó, hệ thống pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt về cơ bản đã hoàn thiện, hiện chỉ còn 01 văn bản về định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn tất các thủ tục, dự kiến ban hành vào cuối tháng 6 và tháng 9/2024, làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố xây dựng định mức kỹ thuật, giá dịch vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương,...

“Thời gian vừa qua, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường đã đi làm việc với rất nhiều địa phương để thúc đẩy công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo đúng tinh thần của Luật BVMT 2020. Có thể nhận thấy, việc thực hiện công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở các địa phương hiện nay còn gặp nhiều thách thức, khó có thể thực hiện sau ngày 31/12/2024 vì các nguyên nhân sau:

(1) Hạ tầng thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại còn thiếu và không đồng bộ. Nhiều địa phương chưa tìm kiếm đầu ra cho từng loại chất thải, chưa tìm kiếm công nghệ tái chế và xử lý mỗi loại chất thải sau khi phân loại. Đây là công việc quan trọng nhất trước khi thực hiện công tác phân loại chất thải;

(2) Thiếu cơ chế thu hút đầu tư, cơ chế giá để thúc đẩy cơ sở, doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh hầu hết các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thuộc quản lý nhà nước, chưa đảm bảo năng lực và trang thiết bị cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại; (3) Nhận thức và sự vào cuộc của chính quyền địa phương còn chậm, chưa quyết liệt. Cụ thể là nhiều địa phương vẫn tư duy chất thải phải mang đi xử lý, chưa tìm kiếm hoặc xây dựng các cơ sở tái chế trong và ngoài tỉnh để biến chất thải sau phân loại thành tài nguyên và nguyên liệu sản xuất, phát triển kinh tế của đất nước; chưa đưa các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật về thu gom, vận chuyển, phân loại chất thải rắn sinh hoạt, các điểm tập kết/trạm trung chuyển/trạm phân loại chất thải rắn sinh hoạt, các khu tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vào trong quy hoạch của tỉnh để có lộ trình thực hiện; chưa xây dựng các mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với địa phương;

(4) Nhận thức của cộng đồng, người dân về phân loại chất thải rắn sinh hoạt còn hạn chế và cần thời gian để tổ chức thực hiện.

Diễn đàn này là cơ hội để chúng ta các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý cùng các doanh nghiệp chia sẻ  kinh nghiệm, khắc phục khó khăn, vướng mắc, đưa ra các giải pháp, cách thức giúp địa phương có thể triển khai hiệu quả, đồng bộ công tác quản lý, phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo đúng yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020”, ông Hồ Kiên Trung cho biết thêm!.

Phó GS, TS. Nguyễn Đình Thọ phát biểu tại Diễn đàn

Cũng tại Hội thảo, PGS, TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trình bày tham luận: Sử dụng chính sách ữu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy xử lý chất thải rắn sinh hoạt hướng đến nền kinh tế tuần hoàn.

Theo PGS, TS. Nguyễn Đình Thọ yêu cầu về xử lý chất thải rắn sinh hoạt là nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam thời gian tới. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra các nguyên tắc, các giải pháp. Tuy nhiên, thời gian tới Việt Nam đặt ta nhiều thách thức như chúng ta thực hiện việc phân loại rác quá muộn so với thế giới, chưa đồng bộ về quy hoạch,... Bên cạnh đó, các giải pháp tạm thời chúng ta đang sử dụng như đốt rác thu hồi năng lượng, đốt rác trong cả năm, cơ thời điểm thay đổi và nó thải ra nhiều nguy hại,... Chính vì vậy, việc phân loại thành công chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới là một thách thức lớn.

Cần có cơ chế khuyến khích để doanh nghiệp có thể tham gia được trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt,...Các chính sách thuế và lệ phí, chính sách xanh, kiến trúc xanh,... để sử dụng các chính sách này hiệu quả, trước hết Việt Nam cần có phân loại xanh, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, chúng ta quan tâm đến quy mô quy hoạch để các doanh nghiệp tham gia mang lại hiệu quả, mặc dù có những địa phương thực hiện tốt, nhưng phải có quy hoạch quốc gia. Chính vì vậy cần có quy hoạch, có hệ thống thu gom vận chuyển là thách thức lớn của các địa phương trong việc thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Ông Trương Khắc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) trình bày tham luận: Xử lý rác thải tại huyện đảo Cồn Cỏ. Tại phần trình bày của mình, ông Trưởng nêu lên một số tồn tại, hạn chế về để Diễn đàn thảo luận, đưa ra ý kiến góp ý.

Đơn cử, rác thải chưa được phân loại tại nguồn, tỷ lệ rác thải nhựa chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn cho quá trình xử lý; rác thải tại một số nơi công cộng, điểm tham quan vào mùa du lịch chưa được thu gom triệt để do một bộ phận khách du lịch chưa có ý thức xả rác thải đúng nơi quy định, thùng rác đặt tại các điểm chưa đáp ứng được yêu cầu; rác thải bãi biển phát sinh với khối lượng lớn, tần suất thu gom còn hạn chế, chưa thu gom triệt để rác thải phát sinh; thành phần rác thải đa dạng, có nhiều loại khó xử lý, bên cạnh đó rác thải chưa được phân loại gây khó khăn cho công tác xử lý; nguồn lực dành cho thu gom, xử lý rác thải còn rất hạn chế, chủ yếu là nguồn ngân sách Nhà nước, chưa có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, nhân dân trên địa bàn huyện, các chính sách xã hội hóa nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trường còn rất hạn chế; ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân, khách du lịch còn hạn chế; rác thải chưa được phân loại tại nguồn, nhận thức và cách làm về phân loại rác thải tại các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

TS. Phạm Thị Mỵ phát biểu tại Diễn đàn

Ở góc độ truyền thông chính sách, TS. Phạm Thị Mỵ, Tổng Biên Tạp chí Sức khỏe và Môi trường, kiến nghị truyền thông cần đồng bộ; bản thân chúng ta nên có những hình thức truyền thông phù hợp với từng đối tượng; vai trò của cơ quan truyền thông; trên cơ sở nhận thức đúng chúng ta sẽ hành đồng tốt.

Công nghệ nào cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam?

Tại phiên 2, với chủ đề thảo luận: Công nghệ nào cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam? đã nhận được nhiều tham luận, ý kiến chất lượng từ các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp.

GS, TS. Đặng Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trình bày tham luận: Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam: Giải pháp và định hướng phát triển.

GS, TS. Đặng Kim Chi cho biết, trước áp lực tác động đến môi trường từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, phát triển dân số dẫn đến phát sinh nhiều chất thải trong đó chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã có yêu cầu phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn  vì vậy cần thiết phải có biện pháp quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Từ năm 2000 đến nay, đã có nhiều phương pháp, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt do các đơn vị trong nước và ngoài nước được áp dụng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập do điều kiện của Việt Nam có nhiều khác biệt đối với các nước trên thế giới. Và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đặt ra những yêu cầu mới khi yêu cầu phân loại rác tại nguồn và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn cần phải rà soát lại hiện trạng hoạt động, hiệu quả xử lý cũng như tính phù hợp của các công nghệ xử lý đang áp dụng đáp ứng yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa phương để từ đó đề xuất được những công nghệ có hiệu quả theo hướng phân loại chất thải rắn sinh hoạt  tại ngưồn và xử lý chất thải rắn theo hướng kinh tế tuần hoàn.

GS, TS. Đặng Kim Chi trình bày tham luận tại Diễn đàn

Do vậy, GS, TS. Đặng Kim Chi đưa ra một số giải pháp cần thực hiện như: Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đang áp dụng tại Việt Nam làm căn cứ đánh giá lựa chọn công nghệ, các tiêu chí đánh giá được tập trung vào các nội dung về kỹ thuật, công nghệ, về kinh tế và về môi trường và tiêu chí khuyến khích theo hướng kinh tế tuần hoàn, phù hợp với chất thải rắn đã được phân loại (tiêu chí về kỹ thuật công nghệ, kinh tế, môi trường và khuyến khích); Đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn được khuyến khích áp dụng với yêu cầu của từng địa phương.

Chú ý kết hợp công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh với công ngh tái chế chất thải rắn thành phân hữu cơ vi sinh hay công nghệ đốt để giảm tối thiểu chất thải rắn phải chôn lấp, kéo dài tuổi thọ của bãi chôn. Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải phù hợp với vùng đô thị, vùng đô thị xen lẫn nông thôn, vùng nông thôn đồng bằng, vùng trung du, vùng miền núi; Đề xuất mô hình xử lý khu liên hợp cấp huyện, liên xã, liên vùng có phối hợp các công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt đã phân loại, kết hợp xử lý nhằm giảm thể tích chất thải (nhiệt, đóng rắn), và chôn lấp chất thải không xử lý hợp vệ sinh; Đánh giá tính khả thi, bền vững của công nghệ được đề xuất của dự án đầu tư, chú ý các sai sót dẫn đến các hậu quả môi trường phương án xử lý sự cố môi trường xấu nhất và sức chịu tải của môi trường.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình trình bày tham luận: Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Ninh Bình và những kiến nghị.

Tại phần trình bày của mình, ông Dũng nêu lên một số kiến nghị: Thực hiện phân loại chất thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; tận dụng chất thải thực phẩm làm thức ăn chăn nuôi hoặc phân bón hữu cơ trong phạm vi thôn, xóm, xã để giảm thiểu chi phí vận chuyển, xử lý chất thải và nâng cao hiệu quả kinh tế; Tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải đồng bộ với các nhóm chất thải đã được phân loại đảm bảo không để lẫn các nhóm chất thải với nhau; thu gom triệt để các loại chất thải phát sinh, không để tồn đọng chất thải dài ngày tại các hộ gia đình, điểm tập kết gây ô nhiễm môi trường; Lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp với thực tế của từng địa phương do mỗi công nghệ xử lý chất thải có các ưu, nhược điểm khác nhau như: diện tích, chi phí xử lý, khối lượng chất thải phát sinh,… và mỗi địa phương có điều kiện thực tế khác nhau như: quỹ đất, mật độ dân số, ngân sách,… để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải với công suất phù hợp đảm bảo không bị quá tải và đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường đồng thời cần xem xét ưu tiên các công nghệ do các doanh nghiệp trong nước làm chủ.

Đồng thời, ông Dũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có định hướng cụ thể về công nghệ xử lý chất thải; triển khai nhân rộng các mô hình xử lý có công nghệ tiên tiến, hiệu quả để các địa phương nghiên cứu, thống nhất áp dụng, tránh đầu tư lãng phí, đầu tư nhiều kinh phí nhưng hiệu quả xử lý thấp.

Ngoài ra, UBND các cấp cần bố trí ngân sách đủ và kịp thời để chi trả cho các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và ngân sách cho hoạt động sửa chữa bảo dưỡng các máy móc, thiết bị, phương tiện đối với các cơ sở xử lý có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước tránh lãng phí đầu tư.

TS. Lê Ngọc Cầu trình bày tham luận

TS. Lê Ngọc Cầu, Phó Viện trưởng Viện Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu trình bày tham luận: Công nghệ giảm phát thải khí Mê - tan trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn tại Việt Nam. Tại phần trình bày của mình, TS. Lê Ngọc Cầu đề xuất 07 giải pháp giảm phát thải CH4, cụ thể: W1. Giảm phát sinh chất thải; W2. Tái chế chất thải (giấy bìa, thủy tinh, kim loại); W3. Sản xuất phân compost (thức ăn thừa, rác thải vườn); W4. Đốt CTR để phát điện (vải, nhựa, da…); W5. Sản xuất viên nén nhiên liệu RDF (vải, nhựa, da…); W6. Chôn lấp bán hiếu khí (rác hỗn hợp); W7. Chôn lấp có thu hồi khí bãi rác (LFG) cho phát điện (rác hỗn hợp).

ThS. Đinh Nam Vinh, Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) trình bày tham luận: Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam và những khuyến nghị.

Trước thực trạng những khó khăn, thách thức trong phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam, ThS. Đinh Nam Vinh đề xuất một số kiến nghị:

Về chính sách, cần hoàn thiện, bổ sung các nội dung: Chỉnh sửa, bổ sung Quy chuẩn Việt Nam cho lò đốt chất thải rắn thay thế các Quy chuẩn trước đây để phù hợp với thực tế; Về giá mua điện cho các dự án điện rác: Bổ sung, chỉnh sửa Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Về giá và tiến độ thánh toán: cần bổ sung các quy định liên quan đến việc xử phạt, thanh toán chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư, xã hội hóa vào lĩnh vực này; Đối với hạ tầng của các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên cả nước, cần có quy định bắt buộc đối với bể chứa rác (phải có dung tích đủ lớn để chứa rác tối thiểu 8-10 ngày, đủ kín để không thất thoát khí ra ngoài - khuyến khích áp suất âm; có hệ thống đảo trộn, cẩu rác và thu hồi nước rỉ rác cũng như hệ thống khử mùi. Nước thải sau khi được xử lý cần được tuần hoàn tái sử dụng 100%).

Về mặt quản lý nhà nước, các Bộ, ngành cần tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình trọng điểm cấp quốc gia về liên quan đến bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai, trong đó có công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ nghiên 49 cứu, chuyển giao công nghệ nhằm đánh giá, lựa chọn các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với Việt Nam; ban hành, hoàn thiện cơ chế khuyến khích đủ hấp dẫn để doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt gắn liền với các dự án đầu tư và nghiên cứu nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quy mô lớn; cần bổ sung đầy đủ chính sách về đơn giá xử lý rác/ mua điện từ dự án điện rác cho từng loại hình công nghệ khác nhau, cơ chế miễn giảm thuế, hỗ trợ/giảm lãi suất.

Về công nghệ, trong việc xử lý rác thải, không có một công nghệ nào duy nhất được coi là tối ưu nhất. Sự lựa chọn công nghệ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình địa phương, loại rác thải, quy mô xử lý, nguồn lực kinh tế và môi trường. Sự kết hợp và tối ưu các công nghệ khác nhau có thể được áp dụng tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương. Quan trọng nhất là lựa chọn và áp dụng các công nghệ phù hợp, đảm bảo tính bền vững và tạo ra hiệu quả tốt nhất trong việc xử lý rác thải.

Việc xử lý rác thải và cần được tiếp cận một cách bài bản, liên hoàn và hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng Việt Nam nên đầu tư vào công nghệ xử lý rác thải hiện đại như nhà máy tái chế, nhà máy chuyển hóa rác thành năng lượng, xử lý rác bằng phương pháp sinh học, và các công nghệ tái chế tiên tiến khác.

ThS. Đinh Nam Vinh, Vụ Đánh giá, thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ)

Theo ông Vinh, điều này sẽ giúp giảm lượng rác thải đến bãi rác và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Mỗi công nghệ đều có những đặc tính ưu nhược điểm. Việc áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt ngoài công nghệ chôn lấp là rất cấp thiết. Vấn đề đặt ra là các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt khi đưa vào sử dụng cần đảm bảo luôn luôn được vận hành đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Việc ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần được xem xét, tính toán phù hợp với điều kiện đặc trưng của từng vùng miền, địa phương Việt Nam, theo xu thế công nghệ tái chế, tái sử dụng và tận dụng năng lượng từ rác thải. Chất thải rắn sinh hoạt Việt Nam có độ ẩm cao, lẫn nhiều tạp chất, phân loại đầu nguồn chưa tốt,… do đó công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với Việt Nam phải khắc phục được những nhược điểm trên và có giá thành đầu tư phù hợp. Mặt khác, để thực hiện các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), cần phát triển các công nghệ xử lý chất thải rắn mới, thân thiện môi trường và giảm thải khí nhà kính.

Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung hay công tác quản lý chất thải rắn nói riêng là việc làm cần thiết và phù hợp với nền kinh tế thị trường hiện nay. Việc thành công trong việc quản lý rác thải yêu cầu sự phối hợp giữa chính phủ, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, cộng đồng và công dân. Sự quyết tâm và hợp tác của cộng đồng, doanh nghiệp và chính phủ là rất quan trọng để giải quyết bài toán xử lý rác thải tại Việt Nam.

Ông HIDEKI WADA trình bày tham luận

Ông HIDEKI WADA, Chuyên gia chất thải rắn Nhật Bản, Chủ tịch Công ty TNHH Quy hoạch chất thải Việt Nam trình bày tham luận: Hỗ trợ tài chính Phát triển các cơ sở xử lý chất thải rắn tại Nhật Bản, khái quát một số vấn đề về việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Nhật Bản hiện nay. Đặc biệt, là vấn đề các nguồn tài chính hỗ trợ cho xử lý vấn đề môi trường.

PGS, TS. Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư lý Hiệp hội Xi măng Việt Nam trình bày tham luận: Giải pháp công nghệ từ sử dụng chất thải rắn sinh hoạt làm nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng. Đặc biệt, PGS, TS. Lương Đức Long cho biết, việc xử lý chất thải rắn trong lò xi măng rất ưu việt và không sinh ra chất độc Dioxin và nhiều nước trên thế giới vẫn áp dụng,…

PGS, TS. Lương Đức Long phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu kết luận Diễn đàn, PGS, TS. Phạm Văn Lợi, Phó Viện trưởng Viện Khoa học môi trường, Biển và Hải đảo khái quát lại những ý kiến, tham luận đã trình bày. Theo PGS, TS. Phạm Văn Lợi, Diễn đàn đã đưa ra nhiều ý kiến hay, nhấn mạnh đến chính sách, những việc làm được và những tồn tại, vướng mắc. Từ đó, các đại biểu đã đề xuất các giải pháp xử lý theo nhóm giải pháp: Về chính sách, ngân sách, cơ chế ưu đãi; về công nghệ xử lý chất thải, các tiêu chí về đánh giá công nghệ, mô hình công nghệ đến cấp huyện, xã,… về vai trò, trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn

H.K.Đ

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường