Nông dân Lập Thạch làm giàu nhờ Thanh long trái vụ

13/12/2024

TN&MTLà miền đất trung du của tỉnh Vĩnh Phúc, Lập Thạch chủ yếu trồng cây sắn, cây ngô nhưng năng suất không cao, hiệu quả kinh tế kém. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, nông dân một số xã có thổ nhưỡng phù hợp nên đã mạnh dạn trồng cây thanh long ruột đỏ. Nhờ ứng dụng công nghệ, làm chủ kỹ thuật sản xuất thanh long trái vụ, kéo dài thời gian thu hoạch, cung ứng hàng hóa ổn định cho thị trường, nâng cao năng suất, giá trị nông sản, mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân.

Về thôn Văn Trưng (xã Ngọc Mỹ), chúng tôi có mặt tại khu vườn thanh long sai trĩu quả của gia đình anh Nguyễn Văn Hoàng.

Nhìn những quả thanh long mọng nước, tươi rói, khi được hỏi về “bí quyết”, anh Hoàng cho biết: Để kích cho cây thanh long ra hoa trái vụ, ngoài các kỹ thuật chăm sóc cơ bản, cần phải lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiện đại, theo dõi sát sao quá trình phát triển của cây. Nhất là với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của miền Bắc, người trồng cần có các biện pháp kịp thời để bảo vệ hoa, quả trong quá trình phát triển, canh đúng thời điểm ra hoa, xuất bán vào ngày mùng 1 và ngày Rằm hằng tháng để mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

Là thương lái, anh Bùi Văn Phẩm rất ưng ý với chất lượng của thứ quả mang thương hiệu đặc trưng của huyện Lập Thạch. Hơn 5 năm nay, anh Phẩm bao tiêu đầu ra sản phẩm thanh long ruột đỏ cho nhiều chủ vườn có quy mô lớn trên địa bàn huyện Lập Thạch, đem đi tiêu thụ tại thị trường các tỉnh Tuyên Quang, Quảng Ninh.

Anh Phẩm chia sẻ: “Qua các hội nhóm trên mạng xã hội về cây thanh long, tôi biết đến quả thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch, đặc biệt là quả thanh long trái vụ của các chủ vườn nơi đây. Với ưu điểm vượt trội về mẫu mã, độ ngọt sắc, quả to, đồng đều, sau một thời gian tìm hiểu, thẩm định chất lượng quả tại một số nhà vườn, tôi lựa chọn quả thanh long Lập Thạch làm mặt hàng chủ lực để kinh doanh. Trung bình mỗi tháng hiện nay, tôi giúp bà con tiêu thụ khoảng 50 - 60 tấn quả, đem lại đầu ra ổn định cho nhiều nhà vườn”.

Thông thường, thanh long cho quả từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, tuy nhiên, nếu sử dụng kỹ thuật sản xuất thanh long trái vụ sẽ kéo dài được thêm 2 tháng. Ngoài việc dễ tiêu thụ, thanh long trái vụ còn có giá thành cao gấp 1,5 - 2 lần so với chính vụ, đem lại lợi ích kinh tế lớn cho các hộ.

Quyết liệt trong chỉ đạo triển khai các nội dung của “Chương trình thí điểm đầu tư phát triển vùng sản xuất thanh long ruột đỏ bền vững phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa theo mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ tại huyện Lập Thạch”, ngành Nông nghiệp huyện tích cực hướng dẫn các hộ dân chăm sóc diện tích thanh long đã trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.

Hiện nay, sản phẩm thanh long ruột đỏ Lập Thạch đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã Code vùng trồng (P.U.C) thanh long ruột đỏ diện tích 20 ha tại 3 vùng (Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa); hơn 38 ha thanh long ruột đỏ đã được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt nằm trong danh sách sản phẩm OCOP được đánh giá phân hạng chất lượng 3 sao, đánh dấu bước phát triển mới, tạo đà để sản phẩm thanh long có cơ hội vươn ra các thị trường ngoại tỉnh.

Đặc biệt, năm 2023, huyện Lập Thạch phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện mô hình áp dụng công nghệ số trong sản xuất thanh long phục vụ thăm quan, trao đổi kinh nghiệm cho người dân và doanh nghiệp. Mô hình triển khai trên diện tích hơn 3 ha tại thôn Hồng Thái (xã Xuân Hoà), tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân về chuyển đổi số nông nghiệp, tăng khả năng liên kết sản xuất, tiêu thụ qua môi trường thương mại điện tử.

Ông Đỗ Tiến Yên, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết, đến nay, toàn huyện có 320 ha sản xuất thanh long ruột đỏ đang cho thu hoạch (giống TN4), tập trung tại các xã Xuân Hòa, Vân Trục, Quang Sơn, Hợp Lý, Ngọc Mỹ. Năng suất bình quân đạt từ 15 - 20 tấn quả/ha/năm, với sản lượng gần 5.000 tấn/năm. Thời gian cho thu quả từ tháng 5 đến tháng 12 hằng năm với từ 10 đến 14 lứa quả/năm (trung bình 15 ngày thu hoạch một lần).

Thanh long trái vụ đem lại giá trị kinh tế cao cho nông dân huyện Lập Thạch

Với giá bán hiện nay là 15 - 25.000 đồng/kg, riêng thanh long trái vụ có giá từ 30 - 35.000 đồng/kg, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha, từ chi phí lãi từ 150 - 250 triệu/ha. Giải quyết việc làm ổn định cho hơn 1.500 lao động, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Chủ tịch UBND xã Vân Trục Vũ Đình Thọ cho biết: Với hiệu quả kinh tế từ cây thanh long, đặc biệt là thanh long trái vụ, nhiều thanh niên trẻ đã thay đổi tư duy, thực hiện khát vọng làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Nhờ đó, cây thanh long có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân trong xã. 6 tháng đầu năm 2024, ước tính bình quân thu nhập đầu người của xã đạt 29 triệu đồng/6 tháng, tăng 2,5 triệu đồng so với cùng kỳ, vượt kế hoạch đề ra.

Để sản phẩm quả thanh long ruột đỏ dễ dàng tiếp cận thị trường, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường khó tính, gắn chặt sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao, cần tiếp tục thực hiện xây dựng khu chế biến, bảo quản tập trung với sản lượng lớn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Cùng với đó áp dụng công nghệ chuyển đổi số đồng bộ trong sản xuất, tiêu thụ thanh long ruột đỏ, xây dựng phần mềm sổ tay hướng dẫn (dạng app mobile) phục vụ sản xuất. Khai thác tối đa thị trường qua thương mại điện tử, xây dựng "sợi dây" liên kết bền chặt giữa chủ vườn với thương lái, người tiêu dùng để đảm bảo đầu ra sản phẩm, phát triển các mô hình sản xuất thanh long kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nâng cao giá trị kinh tế.

Tâm Đức

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Giải pháp nào cho các dòng sông ô nhiễm?

Công bố Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Điểm tựa vững chắc để tiến ra biển

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư mỏ đất san lấp rộng 13ha cho Công ty TNHH Sản xuất và dịch vụ thương mại Phúc Đạt

Môi trường

Huy động nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái bền vững

Vướng mắc tại các nhà máy xử lý nước thải của Thủ đô

Theo dõi sát tình hình, chủ động phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa, giảm thiểu thiệt hại

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiện trạng nghề nuôi lồng bè ở một số khu vực tại vùng biển Quảng Ninh

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Khối thi đua số II tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024 tiếp tục gọi tên Masan Group

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét đậm, có nơi rét hại

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Kinh tế xanh

Nông dân Thái Nguyên được hưởng lợi khi sản xuất chè hữu cơ

Nông dân Long Xuyên làm giàu nhờ trồng lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn

Nông dân Lập Thạch làm giàu nhờ Thanh long trái vụ

Đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam