Nhân rộng nhiều mô hình không rác thải nhựa ở thành phố Hà Tĩnh

10/01/2024

TN&MTGiải quyết ô nhiễm rác thải nhựa từ lâu luôn là vấn đề cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ngoài việc nâng cao ý thức cộng đồng, trách nhiệm của mỗi cá nhân hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa một lần và túi nilon, tìm sản phẩm thay thế vẫn được đánh giá là “điểm chốt và từng bước kích hoạt” để hướng đến mục tiêu bền vững.

Theo Báo cáo khảo sát đầu vào về quản lý rác thải tại TP Hà Tĩnh của UBND tỉnh Hà Tĩnh và Tổ chức WWF- Việt Nam cho thấy: Lượng rác thải nhựa thất thoát trung bình trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh theo tính toán là khoảng 297 kg/ngày, tương ứng với 108 tấn/năm. Lý do thất thoát rác ra môi trường chủ yếu là từ việc xả rác của một số hộ dân ven sông, các khu vực chợ và lượng rác không thu gom được theo hệ thống thu gom rác thải hoặc rơi vãi trong quá trình vận chuyển, tập kết rác.

Nhân rộng nhiều mô hình không rác thải nhựa ở thành phố Hà Tĩnh

Có biển cấm, nhưng dân vẫn đổ rác

Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay, lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều với các chủng loại phức tạp, đang tạo ra áp lực cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: công nghệ xử lý một số nơi còn lạc hậu, vẫn còn công nghệ chôn lấp; phương tiện trang thiết bị thu gom, vận chuyển chưa đồng bộ.

Nhân rộng nhiều mô hình không rác thải nhựa ở thành phố Hà Tĩnh

Rác rải khắp trên đường

Nhiều địa phương vẫn chưa có khu xử lý rác thải hoặc có nhưng không đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải phát sinh trên địa bàn, theo đó vẫn còn nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường do vứt rác bừa bãi tại các cầu cống, dọc các trục đường giao thông, ven sông, ven suối; đốt hoặc chôn lấp rác tại các điểm tập kết, trung chuyển,… tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan, đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương. Vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh đang đặt ra nhiều thách thức, cần phải giải quyết nhanh, triệt để.

Hành động để xóa điểm nóng

Thành phố Hà Tĩnh đã tham gia đồng hành cùng dự án “Quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam” để xây dựng một kế hoạch hành động về Quản lý rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh tới năm 2025, tầm nhìn 2030, trong đó tập trung vào các nhóm công việc chính đó là: (1) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý rác thải nhựa; (2). Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, cải thiện kỹ năng quản lý rác thải nhựa và hành vi tiêu dùng xanh; (3). Thực hiện phân loại và thu gom, vận chuyển đồng bộ và xử lý triệt để rác thải đã phân loại tại nguồn; (4)Tăng cường hoạt động tái chế và khuyến khích tiêu dùng xanh; (5) Tăng cường công tác giám sát, đánh giá thất thoát rác thải nhựa và phát triển hợp tác quốc tế trong quản lý rác thải nhựa.

Nhân rộng nhiều mô hình không rác thải nhựa ở thành phố Hà Tĩnh

Chương trình đổi rác lấy đồ dùng

Theo báo cáo khảo sát ghi nhận của Tổ chức WWF - Việt Nam, công tác quản lý chất thải tại địa phương được thực hiện khá tốt với cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ với nhiều điểm trung chuyển chất thải được xây dựng kiên cố và theo quy hoạch, nên hạn chế được thất thoát ra ngoài môi trường.

Lượng rác thải nhựa thất thoát trung bình trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh theo tính toán là khoảng 297 kg/ngày, tương ứng với 108 tấn/năm. Lý do thất thoát rác ra môi trường chủ yếu là từ việc xả rác của một số hộ dân ven sông, các khu vực chợ và lượng rác không thu gom được theo hệ thống thu gom rác thải hoặc rơi vãi trong quá trình vận chuyển, tập kết rác. Khi phân tích hiện trạng theo từng dòng chất thải, các chuyên gia môi trường đánh giá rủi ro phát thải có thể cao hơn, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều và TP Hà Tĩnh là khu vực gần biển. Ước tỉnh rủi ro phát thải chất thải nhựa ra môi trường theo hệ số cao có thể lên đến 8,7%.

Từ kết quả nghiên cứu, địa phương phối hợp với dự án xác định những nguồn gây thất thoát rác nhựa và có kế hoạch với mục tiêu và hành động cụ thể với từng nhóm đối tượng để giảm thiểu rác thải nhựa tại địa phương.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, Dự án tiếp tục hỗ trợ địa phương dự thảo và ban hành kế hoạch hành động xoá các điểm nóng gây thất thoát rác trực tiếp ra môi trường. Chợ Đò được quy hoạch sát sông Rào Cái thuộc địa phận xã Đồng Môn, TP. Hà Tĩnh được xây dựng và đi vào vận hành từ nhiều năm. Tuy nhiên, do chưa có hệ thống thu gom, rác phát sinh hàng ngày từ hoạt động của chợ được thải bỏ ngay sát bờ sông. Vì vậy, rác thường xuyên bị cuốn theo dòng nước ra đại dương.

Để xóa điểm nóng rác thải tại chợ Đò cũng như cải thiện hệ thống thu gom rác tại đây, ngày 27/8/2022, dự án đã phối hợp với Thành đoàn thành phố Hà Tĩnh và UBND xã Đồng Môn đã tổ chức ra quân dọn rác và sau đó xử lý đất để trồng cây. Có khoảng 60 tấn rác đã được thu gom trong đó 40% là rác thải nhựa đã được thu gom và đưa về nhà máy Cẩm Quan để xử lý.

Khu vực sau khi dọn rác được 50 đoàn viên thanh niên cải tạo để trồng cây tạo cảnh quan, cùng với đó là 2 xe rác 500 lít đã được cung cấp để việc xả rác bừa bãi ra môi trường tự nhiên không tiếp tục tái diễn. Bên cạnh đó, UBND xã và ban quản lý chợ Đò cùng các tiểu thương cam kết vứt rác đúng nơi quy định góp phần giảm thiểu thất thoát rác nhựa và bảo vệ môi trường.

Tại Hà Tĩnh, cũng chính từ các tổ chức Hội, nhiều phong trào, mô hình về bảo vệ môi trường được gây dựng, duy trì hoạt động vừa mục đích để tuyên truyền đến người dân, đồng thời trực tiếp thu hút cộng đồng cùng tham gia thực hiện. Bước đầu có thể ghi nhận những mô hình như: “Phụ nữ sống xanh”, “Nói không với rác thải nhựa”, “Phân loại rác tại nguồn” do Hội Phụ nữ làm nòng cốt; “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, “Ngày Chủ nhật xanh” của Đoàn Thanh niên; “Xanh – sạch – đẹp” trong các trường học,… đã từng bước cải thiện chất lượng môi trường.

Xây dựng mô hình trường học không rác thải nhựa

Với sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh (HCCD), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam đã thực hiện thí điểm mô hình “trường học không rác nhựa” tại với 6 trường THCS và tiểu học triên địa bàn thành phố. Các trường tham gia mô hình đều được giáo dục môi trường, thực hành và các hoạt động ngoại khoá về giảm thiểu rác thải nhựa. Định hướng tiếp theo mà Dự án đặt ra đối với hoạt động giáo dục môi trường và thúc đẩy sự thay đổi của học sinh trong việc tiêu dùng, xả thải và quản lý rác nhựa bao gồm 3 nội dung chính: Vận động lồng ghép các tiêu chí về trường học phân loại rác và giảm nhựa vào bộ tiêu chí "Trường học Xanh - Sạch - Sáng - An toàn - Thân thiện" mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) các địa phương đang triển khai hàng năm với các trường; Xây dựng và ban hành nội quy trường học phân loại rác và giảm rác nhựa tại tất cả các trường; Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường và giảm rác nhựa vào các mô học chính khoá và hoạt động ngoại khoá cho học sinh.

Nhân rộng nhiều mô hình không rác thải nhựa ở thành phố Hà Tĩnh

Đổi rác lấy quà để thay đổi nhận thức, hành vi trong các trường học

Tháng 4/2023, Dự án đã phối hợp với Phòng GD&ĐT thành phố Hà Tĩnh tổ chức hội thảo “Tổng kết mô hình trường học và định hướng phát triển mô hình”. Hội thảo có sự tham gia của 24 trường trên địa bàn Thành phố. Qua thảo luận, bước đầu ghi nhận sự ủng hộ nhất trí cao từ các trường. Hầu hết các giáo viên đều cho rằng vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề cấp bách, trong đó vai trò của Nhà trường là rất quan trọng để thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự thay đổi của các em học sinh, đồng thời cũng thể hiện sự đồng thuận về việc lồng ghép tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí hiện tại.

Tại các trường tiểu học, trung học trên địa bàn, nội dung giảm nhựa cũng được Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Hà Tĩnh đưa vào bài giảng chính khóa. 2 lớp tập huấn thu hút 68 giáo viên tiểu học và THCS các trường trên địa bàn TP Hà Tĩnh tham gia. Tại
buổi tập huấn các giáo viên được hướng dẫn các phương pháp lồng ghép các nội dung giảm nhựa vào bài giảng, sau đó các giáo viên được thực hành bài giảng lồng ghép. Các nội dung liên quan tới hoạt động giảm nhựa được thực hành lồng ghép trong nhiều bài giảng ở tất cả các khối lớp học.

Trong thời gian tới, Phòng Giáo dục và đào tạo sẽ phối hợp với các trường để lựa chọn các nội dung lồng ghép và các môn học và thực hiện thử nghiệm. Thông qua việc lồng ghép các nội dung giảm nhựa, dự án kỳ vọng các thông tin liên quan tới ô nhiễm nhựa, tác hại của ô nhiễm nhựa tới môi trường và sức khỏe cộng đồng cũng như các thực hành giảm nhựa sẽ được phổ biến đến nhiều học sinh và góp phần vào việc thay đổi hành vi của học sinh.

Trong thời gian tới, Dự án sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác liên quan để tổ chức các hội thảo tổng kết mô hình và tham vấn bộ tiêu chí ở các địa bàn khác cũng như hoàn thiện bộ tiêu chí để có thể phát động cho năm học mới 2023-2024 và tiến tới xây dựng áp dụng các quy chế về giảm nhựa trong trường học.

Truyền thông để nâng cao nhận thức cộng đồng

 Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội LHPN) thành phố Hà Tĩnh đã phối hợp với Dự án thực hiện tập huấn nguồn (TOT) cho 50 cán bộ nòng cốt của hội. Trong khuôn khổ chương trình tập huấn, ngoài các kiến thức và kỹ năng truyền thông, sản xuất các sản phẩm truyền thông, các học viên còn được thăm quan, trải nghiệm thực tế tại Nhà máy xử lý rác Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh và mô hình phân loại và ủ rác tại chợ xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên. Từ đó, học viên có thêm tư liệu để truyền thông cũng như nhận thức rõ hơn các vấn đề môi trường mà cộng đồng đang phải đối mặt.

Nhân rộng nhiều mô hình không rác thải nhựa ở thành phố Hà Tĩnh

Phụ nữ TP. Hà Tĩnh hướng đến sống xanh và đi chợ không túi nilon

Việc thực hiện các kỹ năng về lập kế hoạch truyền thông, sử dụng các phương tiện truyền thông và các thức truyền thông không chỉ hỗ trợ các cán bộ trong công tác mà còn góp phần trong việc tuyên truyền về giảm rác thải nhựa trong cộng đồng.

Được biết, trong thời gian tới, các thành viên nòng cốt của Hội LHPN sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc lồng ghép các nội dung và kỹ năng truyền thông từ lớp tập huấn vào các hoạt động tuyên truyền, các sản phẩm truyền thông và các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với người dân để không chỉ góp phần nâng cao nhận thức mà còn hướng tới những thay đổi tích cực trong hành vi tiêu dùng đồ nhựa, đặc biệt là nhựa dùng một lần của người dân thành phố Hà Tĩnh.

Xây dựng và thí điểm các mô hình giảm rác nhựa

Tại phường Hà Huy Tập, từ cuối tháng 10/2021 đến tháng 12/2021, Dự án đã phối hợp với Hội LHPN phường Hà Huy Tập, TP. Hà Tĩnh triển khai mô hình "phân loại rác tại hộ gia đình và làm phân compost từ rác hữu cơ". Để triển khai mô hình, Hội LHPN đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ dân phố để chọn ra 60 hộ đáp ứng tiêu chí để tham gia mô hình. Các hoạt động cụ thể bao gồm: Tập huấn cách phân loại rác tại hộ gia đình (rác hữu cơ, rác tái chế, rác khác); Kỹ thuật làm phân compost từ rác hữu cơ. Các hộ tham gia mô hình được cấp mỗi hộ 2 thùng đựng rác 10 lít và 1 thùng ủ phân compost 140 lít. Sau khi các hộ được tập huấn về lý thuyết, cán bộ kỹ thuật đến từng nhà để hướng dẫn về cách thức phân loại rác và kỹ thuật ủ phân compost.
Trong tuần đầu tiên, đại diện Hội LHPN và cán bộ kỹ thuật đi giám sát và kiểm tra để đảm bảo công tác phân loại rác tại hộ gia đình được tiến hành đúng và chính xác để đảm bảo chất lượng phân compost được ủ từ rác hữu cơ. Bên cạnh đó, định kỳ cán bộ kỹ thuật đi giám sát và kiểm tra các hộ về kỹ thuật ủ phân compost từ rác hữu cơ. Sau gần 3 tháng tiền hành, kết quả bước đầu cho thấy các hộ dân đã tích cực tham gia và đã tận dụng được rác hữu cơ ủ phân compost bón cho vườn rau của các hộ. Đến nay, mô hình vẫn được Hội LHPN tiếp tục theo dõi, giám sát và duy trì.

Nhân rộng nhiều mô hình không rác thải nhựa ở thành phố Hà Tĩnh

Tháng 8/2022, Hội LHPN TP. Hà Tĩnh phối hợp cùng Dự án thực hiện tập huấn về PLR, sản xuất IMO và ứng dụng IMO trong xử lý rác hữu cơ cho 240 hội viên, các nội dung thực hiện gồm có: Tập huấn cho 240 hội viên nòng cốt tại 15 phường xã về PLR, sản xuất IMO và ứng dụng IMO trong bảo vệ môi trường và xử lý rác hữu cơ; Trao tặng 240 thùng ủ compost hộ gia đình và 240 thùng sản xuất IMO; Hỗ trợ cán bộ Hội LHPN theo dõi, hỗ trợ và đánh giá mô hình.

Sau khi được tập huấn, hướng dẫn, các học viên đã thực hiện PLR, ủ phân hữu cơ, sản xuất IMO tại gia đình góp phần vào việc xử lý tại chỗ lượng rác hữu cơ từ hộ gia đình. Mô hình hiện đang được vận hành tốt, các sản phẩm compost được sử dụng cho chính nhu cầu của gia đình hoặc cộng đồng xung quanh.

Tại một số các chi hội phụ nữ trên địa bàn thành phố, ứng dụng IMO được sử dụng rộng rãi trong việc khử mùi chuồng trại chăn nuôi (nuôi bò, nuôi gà) và trong xử lý phân chuồng.

Tại xã Đồng Môn, Hội LHPN thành phố đã phối hợp với Dự án thực hiện xây dựng mô hình “Ngôi nhà tiết kiệm sinh thái” với mục tiêu vận động cộng đồng phân loại và thu hồi vật liệu tái chế. Trong tháng 11/2022, Dự án đã hỗ trợ 10 ngôi nhà tiết kiệm sinh thái cho 10 đơn vị thuộc hội. Định kỳ hằng tuần, tổ viên sẽ thu hồi vật liệu, bán vật liệu tái chế và số tiền thu được sẽ được sử dụng cho các mục đích xã hội như: Mua thẻ bảo hiểm cho người khó khăn trong khu phố; góp quỹ khuyến học; góp quỹ xóa đói giảm nghèo cho khu phố.

Mô hình được vận hành khuyến khích cộng đồng đóng góp rác tái chế, giảm thiểu việc lãng phí rác trong cộng đồng. Dự án đã hỗ trợ 10/126 chi hội phụ nữ thuộc TP. Hà Tĩnh, hằng tháng mỗi chi hội đều có đóng góp từ 600.000 - 1.000.000 vào quỹ hội bằng nguồn tiền bán phế liệu. Đến nay, Hội LHPN TP. Hà Tĩnh đang nhân rộng và phát triển mô hình trên địa bàn thành phố.

Thực hiện mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Xuất phát từ hiện trạng vỏ bao bì thuốc BVTV phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP. Hà Tĩnh hiện nay chưa được thu gom và xử lý đúng cách. Phần lớn bị xả thải trên đồng ruộng và không được quản lý, xử lý như là 1 loại chất thải nguy hại, Dự án và Phòng TN&MT thành phố, Hội Nông dân đã phối
hợp thực hiện Mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc Bảo vệ thực vật. Theo đó các bên đều phải có trách nhiệm: Phòng TN&MT là đầu mối chính, quản lý và chịu trách nhiệm thuê đơn vị có chức năng (giấy phép quản lý CTNH) để thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Hội Nông dân có trách nhiệm vận hành tổ công tác thu gom rác thải vỏ bao bì thuốc BVTV từ các điểm tập kết trên đồng ruộng về bể tập trung thuận tiện cho đơn vị thu gom tới thu gom sau mỗi mùa vụ. Dự kiến 2-3 lần/năm.

Nhân rộng nhiều mô hình không rác thải nhựa ở thành phố Hà Tĩnh

Công nhân thu gom chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng tại các điểm tập kết để tiến hành xử đảm bảo quy định bảo vệ môi trường

Trong năm 2022, dự án có đã hỗ trợ xây dựng 105 bể nhỏ có thể tích (0,6m3) chứa bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng; 08 xe vận chuyển rác về điểm tập trung; 08 gói dụng cụ bảo hộ lao động cho các phường xã.

Các phường xã và thành phố có trách nhiệm tiếp tục xây dựng 270 bể chứa trên đồng ruộng theo lộ trình của từng phường xã. Sau khi tiếp nhận cơ sở vật chất và các dụng cụ bảo hộ, Hội Nông dân tại các 08 xã phường đã xây dựng tổ thu gom rác và bảo vệ môi trường với mục tiêu thu: vận động nông dân tại địa bàn thu gom rác vào các bể nhỏ - chứa bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đã lắp đặt tại đồng ruộng; tổ có nhiệm vụ gom toàn bộ lượng rác tại các bể nhỏ sau mỗi mùa vụ về bể tập trung và liên lạc với Phòng TN&MT thành phố để thu gom và xử lý đúng quy định đối với toàn bộ lượng rác này.

Thành phố kỳ vọng khi hoàn thành dự án sẽ thực hiện thu gom triệt để bao bì thuốc BVTV trên toàn thành phố với khối lượng 01 tấn/năm. Toàn bộ lượng rác thải nguy hại này sẽ được xử lý bằng phương pháp phù hợp bởi đơn vị có chức năng trên địa bàn tỉnh bằng nguồn vốn ngân sách của thành phố.

Theo báo cáo của Tổ chức WWF Việt Nam: Đến tháng 5/2023 dự án đã hỗ trợ xây dựng 07 bể tập trung với thể tích từ 6-12m3 để gom bao bì thuốc BVTV trước khi vận chuyển đi xử lý. Theo báo cáo của Hội Nông dân, đến tháng 6 năm 2023, số lượng thu gom đạt hơn 1.000 kg ở 8 xã tham được hỗ trợ xây dựng các bể chứa bao bì thuốc BVTV. Các thông tin về lượng rác thải là bao bì thuốc BVTV thu gom trong năm 2023 đang được Hội Nông dân TP. Hà Tĩnh tổng hợp và sẽ báo cáo vào đầu năm 2024.

Trong thời gian tới, Dự án tiếp tục làm việc với Phòng TN&MT TP. Hà Tĩnh để thúc đẩy quản lý, thu gom và xử lý toàn bộ lượng rác này theo đúng quy định.

Ông Phan Lam Sơn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh thừa nhận những khó khăn gặp phải: “Việc sử dụng túi nilong khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần đã trở thành thói quen khó bỏ của người dân do tính tiện lợi của chúng; việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trở nên phổ biến đặc biệt là ở các nhà hàng, quán ăn nhỏ lẻ, quán cafe, đồ ăn nhanh. Mặt khác, việc tuyên truyền cho các hộ kinh doanh, buôn bán ở các chợ, các quầy hàng trên địa bàn tỉnh chưa được nhiều dẫn đến hiệu quả trong giảm thiểu sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần chưa cao. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn mới chỉ tập trung ở việc sử dụng túi nilong khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Bảo Trâm

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Họp Hội đồng bình xét sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ vừa thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tài nguyên

Bảo vệ nguồn nước tại các khu công nghiệp

Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai - Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công

Quy định mới về kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng ven bờ và hải đảo

Bình Phước: Công tác cấp giấy chứng nhận sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả cao

Môi trường

Mô hình ‘Trường học giảm nhựa’: Gieo ý thức xanh cho thế hệ tương lai

Cảnh báo sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động buôn bán các loài ngoại lai ở Việt Nam

Dự án Đô thị Huế giảm nhựa - Bài 1: Lộ trình hướng tới thành phố không rác thải

Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới ngành, lĩnh vực và một số giải pháp thích ứng

Video

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Khoa học

Công nghệ địa không gian quản lý và giám sát tài nguyên và môi trường 

Tập trung đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư và phát triển

Hiện trạng nghề nuôi lồng bè ở một số khu vực tại vùng biển Quảng Ninh

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Chính sách

Luật Thủ đô năm 2024 sẽ đưa Hà Nội trở thành Thành phố Sáng -Xanh- Sạch - Đẹp và văn minh

Thanh Hóa: Có dự án xử lý rác thải bị chậm tiến độ kéo dài tới 20 năm

Thủ tướng yêu cầu kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Phát triển

Khối thi đua số II tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024 tiếp tục gọi tên Masan Group

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

Diễn đàn

Ecopark hợp tác FPT kiến tạo tổ hợp giáo dục liên cấp tiên phong tại Nghệ An

Thời tiết ngày 18/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ hửng nắng, ấm dần

Thời tiết ngày 17/12: Bắc Bộ ấm dần, Trung Bộ chấm dứt mưa lớn

Thời tiết ngày 13/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét đậm, có nơi rét hại

Kinh tế xanh

Nông dân Thái Nguyên được hưởng lợi khi sản xuất chè hữu cơ

Nông dân Long Xuyên làm giàu nhờ trồng lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn

Nông dân Lập Thạch làm giàu nhờ Thanh long trái vụ

Đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam