Nam Định: Tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản

16/10/2022

TN&MTNhững năm qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại tỉnh Nam Định đã được thực hiện có hiệu quả. Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Phong, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định xung quanh vấn đề này.

Xin ông đánh giá khái quát về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nam Định? 
Nam Định là tỉnh không có nhiều khoáng sản cả về chủng loại và trữ lượng. Khoáng sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu gồm cát làm vật liệu xây dựng thông thường. Hiện nay, tỉnh Nam Định có 14 điểm mỏ cát sông trên 4 tuyến sông lớn và 02 khu vực mỏ cát ven biển huyện Nghĩa Hưng và huyện Giao Thủy với tổng trữ lượng khoáng sản cát khoảng 206.346.684m3 cát. Trong đó các mỏ cát sông có tổng trữ lượng khoáng sản cát khoảng 14.506.164m3, mỏ cát khu vực ven biển Nghĩa Hưng có trữ lượng khoáng sản khoảng 113.407.000m3, mỏ cát khu vực ven biển Giao Thủy có trữ lượng khoáng sản khoảng 78.433.520m3.

Nam Định: Tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản

Ông Phan Văn Phong, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định

Đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói được phân bố rộng rãi trên địa bàn tỉnh Nam Định, chủ yếu ở các bãi bồi ven sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ và sông Đáy có quy mô từ nhỏ đến trung bình. Than bùn vùng Nam đồng bằng sông Hồng với trữ lượng lớn, đến nay mới dự báo ở mức đánh giá tiềm năng, chưa được đánh giá thăm dò chi tiết. 
Nước khoáng nóng phân bố trên địa bàn huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, chưa có nhiều nghiên cứu, thăm dò, đánh giá tiềm năng khoáng sản. Ngoài ra còn có rất ít một số khoáng sản khác như khoáng sản kim loại là các vành phân tán trọng sa của các khoáng vật Inmenit, Ziacon, Monazit (phân bố dọc theo bờ biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy). Sét làm gốm sứ tập trung ở khu vực các đồi núi thấp thuộc hai huyện Ý Yên và Vụ Bản.
Căn cứ quy định pháp luật về khoáng sản, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc uỷ quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền của tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản. 
Hiện nay, các giấy phép hoạt động khoáng sản đang có hiệu lực thuộc thẩm quyền cấp phép của tỉnh Nam Định bao gồm 07 giấy phép thăm dò khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng thông thường; 13 giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có 07 giấy phép khai thác đất sét làm gạch và 06 giấy phép khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường.
Công tác quản lý khai thác khoáng sản đã được Sở thực hiện ra sao nhằm tránh thất thoát tài nguyên khoáng sản? 
Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản hướng dẫn và đã đôn đốc các công ty được cấp phép khai thác khoáng sản thực hiện việc đo đạc hiện trạng mỏ, kèm theo bản đồ nhằm tăng cường cơ sở kiểm chứng báo cáo khai thác hàng năm của các công ty, hạn chế thất thoát tài nguyên. 
Ban hành các văn bản số 447/STNMT-TNNKS ngày 24/2/2020 về việc báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản; số 544/STNMT-TNNKS ngày 04/3/2020 về việc yêu cầu thực hiện báo cáo định kỳ kết quả hoạt động tài nguyên nước năm 2019; số 17/STNMT-TNNKS ngày 05/1/2021 về việc báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khoáng sản năm 2020; số 848/STNMT-TNNKS ngày 31/3/2021 về việc thực hiện các quy định pháp luật về khoáng sản,…
Để kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản đối với các mỏ đã được cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch và triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Qua thanh tra kiểm tra, Sở đã phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về khoáng sản, môi trường và yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục tồn tại. Đồng thời, thông qua kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và yêu cầu các cơ sở được cấp phép thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về khoáng sản.

Nam Định: Tăng cường quản lý nhà nước về khoáng sản

Những con tàu hút cát trái phép đã bị các lực lượng chức năng tỉnh Nam Định bắt giữ, xử lý

Ngoài ra, để phối hợp quản lý khoáng sản vùng giáp ranh giữa các tỉnh, UBND tỉnh Nam Định đã phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình xây dựng và ký kết quy chế phối hợp trong việc quản lý và khai thác cát sông trên các tuyến sông nằm trên địa bàn giữa các tỉnh nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông giáp ranh giữa các tỉnh.
Công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản rất quan trọng, vấn đề này được Sở quan tâm như thế nào, thưa ông?
Trong thời gian qua, việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai khác khoáng sản được các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Trong giai đoạn từ năm 2016-2021, Sở đã tổ chức thẩm định và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt báo cáo ĐTM của 12 dự án, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường của 02 dự án khai thác khoáng sản.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đôn đốc các tổ chức, cá nhân lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và thực hiện ký quỹ cải tạo phục môi trường của các dự án theo quy định của pháp luật.
Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (nếu có vi phạm) đối với các cơ sở khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Đâu là các giải pháp quản lý khoáng sản trong thời gian tới của Sở?
Triển khai đầy đủ, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản vào quy định của tỉnh, phù hợp với đặc điểm tài nguyên khoáng sản của địa phương. Hoàn thành việc thực hiện lập phương án bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trong quy hoạch tổng thể tỉnh Nam Định theo Luật Quy hoạch.
Tham mưu thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045, với một số định hướng đề xuất đó là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản, về vai trò, vị trí của ngành Địa chất và công nghiệp khai khoáng trong chiến lược, định hướng phát triển kinh tế- xã hội bền vững của tỉnh Nam Định. 
Tài nguyên khoáng sản phải được quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao đảm bảo an sinh xã hội, thích ứng biến đổi khí hậu. Quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, tôn trong nguyên tắc thị trường trong hoạt động khoáng sản và quản lý, sử dụng bền vững, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên địa chất, khoáng sản, bảo vệ môi trường, sinh thái. Khuyến khích áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội cho địa phương và người dân nơi khai thác khoáng sản, bảo đảm hài hòa 03 lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp,...
Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản tại địa phương, phối hợp với các Sở ngàn, UBND các cấp căn cứ thẩm quyền tổ chức hoạt động bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn quản lý theo Quyết định số 1275/QĐ-UBND ngày 19/6/2018 của UBND tỉnh Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản vùng giáp ranh giữa tỉnh Nam Đinh và tỉnh Thái Bình theo Quy chế phối hợp số 08/QCPH-NĐ-TB ngày 16/12/2020 của UBND tỉnh Nam Định và UBND tỉnh Thái Bình về quản lý khoáng sản cát tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Nam Định và Thái Bình. Giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình theo Quy chế phối hợp số 122/QCPH-NB-NĐ ngày 03/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình và UBND tỉnh Nam Định về công tác quản lý khoáng sản cát tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định.
Xin cảm ơn ông!
Đỗ Hùng thực hiện

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Họp Hội đồng bình xét sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ vừa thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tài nguyên

Bảo vệ nguồn nước tại các khu công nghiệp

Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai - Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công

Quy định mới về kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng ven bờ và hải đảo

Bình Phước: Công tác cấp giấy chứng nhận sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả cao

Môi trường

Mô hình ‘Trường học giảm nhựa’: Gieo ý thức xanh cho thế hệ tương lai

Cảnh báo sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động buôn bán các loài ngoại lai ở Việt Nam

Dự án Đô thị Huế giảm nhựa - Bài 1: Lộ trình hướng tới thành phố không rác thải

Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới ngành, lĩnh vực và một số giải pháp thích ứng

Video

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Khoa học

Công nghệ địa không gian quản lý và giám sát tài nguyên và môi trường 

Tập trung đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư và phát triển

Hiện trạng nghề nuôi lồng bè ở một số khu vực tại vùng biển Quảng Ninh

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Chính sách

Luật Thủ đô năm 2024 sẽ đưa Hà Nội trở thành Thành phố Sáng -Xanh- Sạch - Đẹp và văn minh

Thanh Hóa: Có dự án xử lý rác thải bị chậm tiến độ kéo dài tới 20 năm

Thủ tướng yêu cầu kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Phát triển

Khối thi đua số II tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024 tiếp tục gọi tên Masan Group

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

Diễn đàn

Ecopark hợp tác FPT kiến tạo tổ hợp giáo dục liên cấp tiên phong tại Nghệ An

Thời tiết ngày 18/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ hửng nắng, ấm dần

Thời tiết ngày 17/12: Bắc Bộ ấm dần, Trung Bộ chấm dứt mưa lớn

Thời tiết ngày 13/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét đậm, có nơi rét hại

Kinh tế xanh

Nông dân Thái Nguyên được hưởng lợi khi sản xuất chè hữu cơ

Nông dân Long Xuyên làm giàu nhờ trồng lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn

Nông dân Lập Thạch làm giàu nhờ Thanh long trái vụ

Đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam