Gian nan công tác bảo vệ rừng, động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn Sao La

15/03/2023

TN&MTKhu bảo tồn thiên nhiên Sao La (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong những khu rừng cực kỳ quan trọng kết nối toàn bộ từ dãy núi Trường Sơn từ Lào về Việt Nam. Nơi đây có độ đa dạng sinh học bậc nhất trong khu vực và trên toàn thế giới, với những khu rừng rộng lớn có nhiều loài động vật có giá trị bảo tồn toàn cầu. Do đó, công tác tuần tra bảo vệ rừng tại khu bảo tồn khá vất vả, gian nan.

Gian nan công tác bảo vệ rừng, động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn Sao La

Cán bộ quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nhiệm vụ

Khu bảo tồn Sao La nằm trong hai huyện là Nam Đông và A Lưới, nơi tiếp giáp Vườn quốc gia Xê Sáp của Lào với 10km đường biên giới và giáp với tỉnh Quảng Nam. Khu bảo tồn Sao La có tổng diện tích 15.324,25 ha và có hệ động, thực vật phong phú, chứa đựng nguồn gen đa dạng củahơn 1.300 loài động, thực vật. Hiện nay, Khu bảo tồn vẫn giữ được diện tích lớn rừng kín thường xanh nhiệt đới, là nơi sinh sống của nhiều loài chim, thú, có các loài quý hiếm như vọc chà vá chân nâu, mèo rừng, chồn, linh dương, gấu,... Nhất là Sao la, mang Trường Sơn có trọng lượng 10 - 12kg, loài động vật đặc biệt quý hiếm, đặc hữu tại khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế giáp hệ sinh thái của Lào.

Anh Nguyễn Hữu Hóa, cán bộ Phòng Quản lý bảo vệ rừng Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết : “Giá trị tài nguyên lớn áp lực cực kỳ lớn cho đội tuần tra bảo vệ rừng. Trong những năm gần đây, Khu bảo tồn chịu sức ép lớn của con người khi việc khai thác lâm sản, săn bẫy động vật rừng trái phép...vẫn còn diễn ra. Tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng gỗ quý hiếm đang dần dần cạn kiệt”.

Hiện nay, Khu bảo tồn thiên nhiên Sao La Thừa Thiên Huế có 4 đội tuần tra và 6 trạm bảo vệ rừng. Nhiệm vu của các đội tuần tra là bảo vệ cảnh quan hệ sinh thái rừng, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tráiphép của con người đến khu bảo tồn. Mỗi đội tuần tra tối thiểu có 6 ngày đi tuần tra rừng, các đội luân phiên nhau để bảo vệ rừng. Để chuẩn bị cho một chuyến đi rừng dài ngày, lực lượng chức năng thường phải mang theo trong ba lô rất nhiều thứ, như: lương thực, đồ dùng cá nhân , thuốc men, xoong nồi, và các thiết bị ống nhòm, máy định vị,...

Anh Nguyễn Anh Tuấn, đội trưởng một đội tuần tra rừng Khu bảo tồn Sao La chia sẻ: “Địa hình rừng núi rất hiểm trở là những khó khăn, thách thức mà chúng tôi phải đối diện hằng ngày, nhất là vào những ngày thời tiết bất lợi. Trong quá trình đi tuần tra cũng không tránh được tai nạn nghề nghiệp, có anh em bất ngờ bị cây gãy đè, bị rắn rết độc cắn,…”

“Nghề nghiệp đi tuần tra bảo vệ rừng gặp muôn vàn gian nan, cực kỳ kham khổ. Lên rừng không có sóng điện thoại, mạng lưới điện cũng không có. Gia đình có chuyện gì cũng không liên lạc được. Lương thì ba cọc ba đồng, không đủ để trang trải trong cuộc sống, nào phần chi phí, xăng xe đi lại thậm chí còn chưa đủ”. Anh Lê Đình Anh Chiến, một cán bộ đội tuần tra cho biết thêm.

Gian nan công tác bảo vệ rừng, động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn Sao La

Công tác bảo vệ lâm sản tại Khu bảo tồn Sao La gặp nhiều khó khăn, thử thách

Một thực tế là hiện nay các giá trị tài nguyên rừng nằm chủ yếu ở các vùng xa xôi, hiểm trở,nên khi tiếp cận hiện trường các vụ khai thác vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng gặp nhiều khó khan, khi đến nơi đối tượng đã không còn ở hiện trường. Thông tin liên lạc gặp nhiều khó khăn do không có sóng điện thoại. Công tác triển khai lực lượng đủ mạnh để ngăn chặn, vây bắt mất nhiều thời gian, không tạo được tính bất ngờ. Công tác ngăn chặn ngay từ đầu, bắt giữ người vi phạm gặp nhiều khó khăn, dễ xảy ra các trường hợp chống người thi hành công vụ khi lực lượng thi hành công vụ không đủ về nhân lực, vũ khí và công cụ hỗ trợ. Do đó Khu bảo tồn cần phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an địa phương, lực lượng bộ đội biên phòng để hổ trợ công tác tuần tra bảo vệ rừng.

Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn Sao La cho biết, hằng năm,  Khubảo tồn sẽ xây dựng quy chế phối hợp với 7 đơn vị liên quan và chính quyền 4 xã giáp ranh. Thông quá quy chế phối hợp tổ chức lực lượng đủ mạnh để thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy  rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn Sao La. Nhờ đó, trong thời gian qua, các đơn vị đã ngăn chặn, hạn chế tình trạng người dân vào phá hoại rừng tại các khu vực điểm nóng, như: tuyến Sông Hữu Trạch, Tuyến đường 74 và khu vực xã Thượng Long, Thượng Quảng (huyện Nam Đông). Lượng người ra vào rừng khu vực này giảm 80-90%, chỉ còn một số lén lút dùng các đường tắt không có sự kiểm soát của trạm để vào rừng.

Gian nan công tác bảo vệ rừng, động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn Sao La

Thả động vật hoang dã quý hiếm về thiên nhiên

Trong năm 2022 đến đầu năm 2023, các lực lượng công tác tuần tra tạm giữ 5 khẩu súng săn bắt động vật bàn giao cho lực lượng công an, tiến hành 86 đợt tuần tra. Các đội tuần tra đã đẩy đuổi 111 người ra khỏi rừng; tháo dỡ 59 lán trại dựng trái phép trong rừng, tháo gỡ 3.097 bẫy động vật các loại.

Mặt khác, trong những năm gần đây, khu Bảo tồn Sao La áp dụng công nghệ máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả trong việc công tác tuần tra bảo vệ rừng. Các lực lượng, đơn vị sử dụng điện thoại vệ tinh để ghi lại các dấu hiệu vi phạm rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép, lán trại, bắt gặp người dân vào rừng,... Xây dựng bản đồ tuyến tuần tra, bản đồ khu vực có sóng điện thoại,…Những việc làm này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên rừng tại khu bảo tồn quan trọng không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn cả nước.

Gian nan công tác bảo vệ rừng, động vật quý hiếm ở Khu bảo tồn Sao La

Đưa các đoàn học sinh đi tham quan, trải nghiệm

Theo baodansinh.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Giải pháp nào cho các dòng sông ô nhiễm?

Công bố Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Điểm tựa vững chắc để tiến ra biển

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương đầu tư mỏ đất san lấp rộng 13ha cho Công ty TNHH Sản xuất và dịch vụ thương mại Phúc Đạt

Môi trường

Huy động nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái bền vững

Vướng mắc tại các nhà máy xử lý nước thải của Thủ đô

Theo dõi sát tình hình, chủ động phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa, giảm thiểu thiệt hại

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiện trạng nghề nuôi lồng bè ở một số khu vực tại vùng biển Quảng Ninh

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Khối thi đua số II tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024 tiếp tục gọi tên Masan Group

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Nông dân Thái Nguyên được hưởng lợi khi sản xuất chè hữu cơ

Nông dân Long Xuyên làm giàu nhờ trồng lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn

Nông dân Lập Thạch làm giàu nhờ Thanh long trái vụ

Đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam