Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác dự báo sạt lở đất

24/12/2022

TN&MTTăng cường cảnh báo sớm, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác dự báo là một trong những giải pháp quan trọng nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản do sạt lở đất gây ra.

Gây thiệt hại lớn về người và tài sản

Theo các chuyên gia địa chất, trượt lở đất đá là một trong những loại hình thiên tai phổ biến nhất trên thế giới và Việt Nam. Ở nước ta, những năm gần đây, các loại hình thiên tai này xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng, gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, điển hình ở các tỉnh miền núi như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Nghệ An...

Trong những năm qua, nhiều trận lũ quét, sạt lở đất bất ngờ đổ ập xuống, cuốn trôi nhà cửa và tính mạng người dân, đặc biệt ở khu vực các tỉnh miền núi nước ta. Điển hình như trong các ngày 15-16.11.2021, mưa lớn đã gây ngập lụt cục bộ nhiều nơi ở Bình Định. Đặc biệt, khu vực núi Cấm, xã Cát Thành, huyện Phù Cát còn xảy ra sạt lở, hơn 10.000m3 đất đá đổ xuống, tràn vào nhà dân khiến người dân hoảng hốt tháo chạy. Hai trận sạt lở đã khiến đất đá và bùn non bị nước cuốn trôi bồi lấp khoảng 70 nhà người dân, có một số nhà dân bị đất bồi sâu gần 1m. Chính quyền xã Cát Thắng đã phải huy động 2 xe múc giúp người dân khơi thông dòng chảy tại những khu vực xung yếu, nơi đọng nước để tránh tình nước lũ ngập trở lại.

Cũng trong tháng 11.2021, một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra đầu đường Khe Sanh, P.10, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã khiến cơ quan chức năng phải thông báo di dời khẩn cấp 7 hộ gia đình trong vùng nguy hiểm. Vị trí đất sạt lở nằm ngay vòng cua đầu tiên của đường Khe Sanh, đất sạt trượt kéo theo 2 ngôi nhà sau các khách sạn xuống thung lũng sâu hơn 10m. Khối lượng đất sạt trượt cả hàng nghìn khối. Các khách sạn cao tầng lộ ra móng chơi vơi sau vụ sạt trượt đất.

Tổng hợp của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai cho thấy, chỉ tính ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trên địa bàn 15 tỉnh được điều tra hiện có 116 huyện, 730 xã có nguy cơ cao lũ quét; 136 huyện, 1.226 xã có nguy cơ cao sạt lở đất; 123 huyện, 559 xã có nguy cơ cao sạt lở bờ sông bờ suối. Các vị trí này thường nằm ở sườn dốc các núi tạo hướng chắn gió dễ tạo ra mưa lớn; sườn dốc lớn có nguy cơ sạt lở đất, đá; như ven sông, suối khu vực hạ lưu; các nhà ở, công trình do đào chân núi nằm dọc theo các đường giao thông.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác dự báo sạt lở đất

Cần ưu tiên nguồn lực cho công tác di dời, tái định cư khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đất

Tập trung tăng cường phát triển hệ thống quan trắc mưa, lưu lượng tự động

Dù là một loại hình thiên tai nguy hiểm, thường xuyên xảy ra nhưng để dự báo, cảnh báo chính xác, kịp thời về thời gian, địa điểm xảy lũ quét, sạt lở đất hiện vẫn là “bài toán khó” không chỉ với Việt Nam mà cả các nước có công nghệ dự báo tiên tiến trên thế giới. Với Việt Nam, khó khăn này là do các mô hình dự báo quá trình mưa, lũ còn hạn chế. Mặt khác, do thiếu dữ liệu về quan trắc, địa hình, thiếu thông tin số liệu về cấu trúc thảm phủ, lớp đất, tính chất cơ lý của đất. Sự thay đổi về sử dụng đất, phá rừng, khai thác khoáng sản, làm đường… cũng là những nhân tố gây khó khăn trong công tác dự báo lũ quét, sạt lở đất.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác dự báo sạt lở đất

Cần ưu tiên nguồn lực cho công tác di dời, tái định cư khu vực ảnh hưởng bởi sạt lở đất

Trong bối cảnh đó, mới đây, các nhà khoa học của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ứng dụng thành công việc phân tích ảnh viễn thám trong đánh giá hiện trạng sạt lở đất đá ở vùng miền núi. TS. Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Viễn thám và Tai biến địa chất (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản) cho biết, phân tích ảnh viễn thám cho phép nhận dạng các khối trượt và các yếu tố chính phát sinh trượt lở đất đá. Đó là các yếu tố cấu trúc địa chất, đới phá hủy kiến tạo, thảm phủ thực vật và những biến động của lớp thảm phủ thực vật…

Theo TS. Nguyễn Quốc Khánh, với công nghệ viễn thám, các thông tin được chiết xuất từ ảnh viễn thám chủ yếu thông qua các dấu hiệu ảnh: dấu hiệu trực tiếp như tôn ảnh, màu sắc ảnh, hoa văn ảnh, kiến trúc ảnh, hình dạng đối tượng ảnh và gián tiếp như những yếu tố lớp phủ, địa hình, địa mạo, thành phần vật chất trên bề mặt địa hình.... Trên cơ sở đó, các nhà khoa học thành lập được các sơ đồ giải đoán các khối trượt và các yếu tố thành phần. Các sơ đồ kết quả giải đoán các khối trượt và các yếu tố thành phần sẽ được sử dụng làm các dữ liệu đầu vào rất quan trọng cho công tác đánh giá, phân vùng dự báo và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá trong các bước tiếp theo.

Thừa nhận Việt Nam hiện chưa có khả năng dự báo được lũ quét, sạt lở đất (mới cảnh báo nguy cơ có khả năng xảy ra lũ quét tại một vùng hoặc khu vực rộng), Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Trần Hồng Thái cho biết, trước mắt, Tổng cục sẽ tập trung tăng cường phát triển hệ thống quan trắc mưa, lưu lượng tự động, tăng cường cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét thông qua việc xây dựng công nghệ đồng hóa dữ liệu cảnh báo mưa, dông, hạn cực ngắn cho khu vực miền núi. Xác định ngưỡng mưa gây sạt lở, lũ quét cho khu vực miền núi, khu vực trọng điểm xảy ra sạt lở, lũ quét. Cùng với đó là nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, xây dựng hệ thống cảnh báo tác động và cảnh báo rủi ro do sạt lở đất.

Theo daibieunhandan.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ vừa thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Chủ tịch Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Không để lãng phí người tài khi hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải

Tài nguyên

Bảo vệ nguồn nước tại các khu công nghiệp

Nâng cao hiệu quả thi hành Luật Đất đai - Chống lãng phí và vi phạm trong sử dụng đất công

Quy định mới về kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, môi trường vùng ven bờ và hải đảo

Bình Phước: Công tác cấp giấy chứng nhận sẽ tiếp tục có nhiều đổi mới và đạt hiệu quả cao

Môi trường

Dự án Đô thị Huế giảm nhựa - Bài 1: Lộ trình hướng tới thành phố không rác thải

Ảnh hưởng biến đổi khí hậu tới ngành, lĩnh vực và một số giải pháp thích ứng

Huy động nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi hệ sinh thái bền vững

Vướng mắc tại các nhà máy xử lý nước thải của Thủ đô

Video

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Khoa học

Hiện trạng nghề nuôi lồng bè ở một số khu vực tại vùng biển Quảng Ninh

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Chính sách

Luật Thủ đô năm 2024 sẽ đưa Hà Nội trở thành Thành phố Sáng -Xanh- Sạch - Đẹp và văn minh

Thủ tướng yêu cầu kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Phát triển

Khối thi đua số II tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024

TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024 tiếp tục gọi tên Masan Group

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

Diễn đàn

Thời tiết ngày 17/12: Bắc Bộ ấm dần, Trung Bộ chấm dứt mưa lớn

Thời tiết ngày 13/12: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rét đậm, có nơi rét hại

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Kinh tế xanh

Nông dân Thái Nguyên được hưởng lợi khi sản xuất chè hữu cơ

Nông dân Long Xuyên làm giàu nhờ trồng lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn

Nông dân Lập Thạch làm giàu nhờ Thanh long trái vụ

Đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong tái chế chất thải nhựa tại Việt Nam