Theo dõi sát tình hình, chủ động phòng, chống thiên tai từ sớm, từ xa, giảm thiểu thiệt hại
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính
Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu
Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường
Kết nối các Vườn Di sản ASEAN: Hành trình bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam
Việt Nam phấn đấu có hệ thống khu bảo tồn rộng 6,7 triệu ha
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng tổng diện tích khu bảo tồn trên toàn quốc đạt 6,7 triệu ha nhằm bảo tồn các giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ môi trường.
7 tỉnh Tây Bắc trao đổi kinh nghiệm thực hiện chính sách 'môi trường rừng'
Chiều ngày 10/7, tại tỉnh Điện Biên, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 7 tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Giang) tổ chức trao đổi kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; thống nhất kiến nghị sửa đổi một số nội dung, quy định chi trả dịch vụ môi trường rừng phù hợp với thực tiễn.
Hàng loạt tỉnh tập trung nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển
Do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tình hình sạt lở ở bờ sông, bờ biển diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Nhiều tỉnh, thành gấp rút tập trung triển khai đề án phòng, chống đến năm 2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Đóng cửa vĩnh viễn trang trại lợn nếu không xử lý dứt điểm được ô nhiễm
Nếu không khắc phục dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại trang trại lợn khiến người dân các xã Tam Văn, Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh huyện Lang Chánh bất bình sẽ cho đóng cửa vĩnh viễn, đó là nội dung phát biểu tiếp thu, giải trình những vấn đề cử tri quan tâm của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Tại kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra từ ngày 8/7 đến 10/7/2024.
Sẽ xây dựng thêm nhiều khu xử lý chất thải tập trung
Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam sẽ hình thành hai khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, 7 khu vực xử lý chất thải tập trung cấp vùng và nhiều khu xử lý chất thải tập trung cấp tỉnh/thành phố để xử lý vấn đề chất thải rắn nhức nhối nhiều năm qua.
Độc đáo phiên chợ đổi rác lấy thực phẩm sạch
Đến phiên chợ độc đáo ở Đà Nẵng, người dân có thể mua các loại thực phẩm sạch bằng lon bia, thùng giấy các tông, rác thải nhựa...
Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai): Tái thả 28 cá thể động vật hoang dã về với tự nhiên
Nhân dịp kỷ niệm 22 năm ngày thành lập ( 12/7/2002 -12/7/2024), ngày 10/7/ 2024, Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) đã tổ chức tái thả 28 cá thể thuộc 10 loài động vật hoang dã về với tự nhiên sau chăm sóc và cứu hộ.
Nghệ An: Phê duyệt 79 cộng đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng hưởng lợi nguồn thu từ ERPA
UBND tỉnh Nghệ An mới ban hành các Quyết định phê duyệt danh sách 79 cộng đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng năm 2024 hưởng lợi nguồn thu từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống.
Điện Biên Đông thiệt hại nặng nề do mưa lũ
Do ảnh hưởng các đợt mưa lớn kéo dài những ngày qua, trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã xảy ra nhiều đợt lũ ống cục bộ thuộc xã Chiềng Sơ, Phì Nhừ làm ảnh hưởng nhà cửa, hoa màu; thiệt hại nặng nề tuyến đường từ xã Phì Nhừ đi xã Chiềng Sơ. Riêng thiệt hại về giao thông ước hơn 8 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Sáng 10/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã làm việc với đoàn chuyên gia UNESCO đến thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh: Gỡ khó để triển khai công tác thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đang là vấn đề “nóng”, đây là một trong số nhiệm vụ tỉnh Trà Vinh quan tâm. Theo đó, địa phương này đã thu gom và xử lý gần 100% lượng chất thải, môi trường sống cho người dân,... Vậy nhiệm vụ gỡ khó này được Sở triển khai thế nào, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh đã chia sẻ:
Điện Biên: Nỗ lực thực hiện kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Vừa qua, UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch số 08/2024/QĐ-UBND về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn. Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện phân loại chất thải.
Hà Nội thông tin về phương án giảm thiểu ô nhiễm sông Đáy
UBND thành phố Hà Nội cho biết sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Cải tạo, nạo vét lòng sông; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các khu vực gây ô nhiễm môi trường; tiếp tục rà soát, kiểm soát các nguồn thải ra sông Đáy.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - thách thức của triều cường, hạn mặn và các giải pháp ứng phó
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được hưởng nhiều thuận lợi từ vị trí địa lý, nguồn nước phong phú từ thượng lưu và và quá trình điều tiết dòng chảy từ Biển Hồ. Vùng có hệ thống sông suối, kênh rạch chằng chịt, có bờ biển và vùng biển rộng lớn nhiều tài nguyên, đất đai bằng phẳng, màu mỡ và được phù sa bồi đắp hàng năm, nguồn thủy sản dồi dào với nhiều giống loài,... Bên cạnh những thuận lợi, vùng đang đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế, phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác nguồn nước thượng lưu; chịu những tác động, thách thức từ các hoạt động ở thượng lưu, biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng.
Tận mắt xem rùa quý hiếm chào đời trên biển Quy Nhơn
Tối 8/7, người dân thích thú khi chứng kiến cảnh nhiều chú rùa con bò lổm ngổm rất dễ thương trên bãi biển xã Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn, Bình Định).
Hà Nội: Giải bài toán xử lý rác thải cồng kềnh
Giường, tủ, nệm, bàn, ghế... cũ, hỏng hay những gốc cây, thân cây… không còn giá trị sử dụng là nhóm rác thải cồng kềnh song lại không thuộc diện được thu gom hằng ngày, nên rất dễ gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Thừa Thiên - Huế: Tình cờ mua con vật có tên trong Sách đỏ về làm cảnh, người dân giao nộp ngay cho kiểm lâm
Tình cờ mua một cá thể cu li nhỏ về làm cảnh, qua phương tiện sách báo, truyền thông, một người dân tại Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) nhận biết đây là loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, nên tự nguyện giao nộp cho cơ quan kiểm lâm để thả về môi trường tự nhiên.
Ghi nhận nhiều loài thực vật quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên thiên Đakrông
Trong khuôn khổ thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Ban quản lý dự án VFBC tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF Việt Nam - đơn vị thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học) đã tổ chức cuộc họp Báo cáo kết quả điều tra bổ sung danh mục thực vật, các loài nguy cấp, quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
Đẩy mạnh dịch vụ môi trường rừng
Theo Báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), tính đến nay, tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng cả nước đạt hơn 4.156 tỷ đồng. Việc giải ngân nguồn tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân đã cơ bản hoàn thành, hỗ trợ quản lý, bảo vệ cho gần 7,3 triệu héc-ta rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, chiếm 49,24% tổng diện tích rừng toàn quốc…
Thí điểm, thực hiện và áp dụng mô hình, giải pháp canh tác cây nông nghiệp bền vững thích ứng với khí hậu
Tình trạng hạn hán đã, đang và sẽ còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, đặc biệt với người dân tại tỉnh Sơn La và Điện Biên, vì vậy người dân hai tỉnh này đang chuyển hướng để thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bằng việc canh tác nông nghiệp để phủ xanh đất trống đồi trọc, trong đó có kế hoạch trồng cây cà phê Arabica và lấy đó là cây chủ lực của miền Bắc cũng như tại Việt Nam.