Thiên tai biến đổi khí hậu và những hành động tích cực, quyết liệt trong ứng phó

12/08/2024

TN&MTTình hình thiên tai trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp với xu thế gia tăng cả về tần suất và cường độ, đặc biệt là các loại hình thiên tai về khí tượng, thủy văn. Theo báo cáo được Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) công bố, trong giai đoạn từ năm 2000-2020, trên thế giới đã ghi nhận 7.348 trận thiên tai lớn, tăng gần gấp hai lần so với giai đoạn 20 năm trước. Thiên tai đã khiến 1,23 triệu người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 4,2 tỷ người và gây thiệt hại kinh tế 2.970 tỷ USD trong 20 năm qua.

Thiên tai biến đổi khí hậu và những hành động tích cực, quyết liệt trong ứng phó

Thiên tai khí tượng thủy văn ngày càng gia tăng

Nhiệt độ Trái đất tăng dần qua các thập kỷ, năm 2023 là năm nắng nóng kỷ lục, với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn khoảng 1,450C so với mức trung bình giai đoạn 1850-1900. Điều này phần lớn là do con người và El Nino, một hiện tượng tự nhiên gây ra. Nhiệt độ tăng đi kèm với nhiều hiện tượng cực đoan gia tăng nhanh chóng như sóng nhiệt, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão nhiệt đới. Thời tiết tăng áp do năng lượng dư thừa trong khí quyển bị giữ lại bởi mức gia tăng khí nhà kính kỷ lục. Nhiệt độ đại dương cao kỷ lục. Sự nóng lên toàn cầu đã tăng tốc và dự kiến sẽ tiếp tục tăng theo các năm, thậm chí trong hàng nghìn năm tới, quá trình axit hóa đại dương cũng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển. Mực nước biển dâng cũng tăng nhanh đáng kể, gây ra mối đe dọa ngày càng nguy hiểm đối với các quốc gia vùng trũng thấp và dân cư ven biển. Các sông băng và tảng băng tan khiến mực nước biển dâng cao là mối nguy hại cho an ninh nước trong tương lai và các hệ sinh thái thiết yếu. Các khối băng trên đại dương tiếp tục co lại và lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy, càng làm trầm trọng thêm tình trạng phát thải khí nhà kính.

Theo Báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), những năm gần đây thảm họa thiên tai đã tăng gấp 5 lần so với đầu thế kỷ 20, phần lớn là do Trái Đất đang ấm lên, nhiệt độ toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới và thậm chí có thể tăng lên trên giới hạn 1,50C. Báo cáo cũng cảnh báo xu hướng gia tăng số các vụ thiên tai và hình thái thời tiết cực đoan sẽ tiếp diễn trong thời gian tới. Tần suất xảy ra các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan, hạn hán ngày càng dày đặc và nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới trong 10 năm tới, đặc biệt tại những nước kém phát triển.

Xu thế thiên tai tiếp tục diễn biến phức tạp, cường độ tiếp tục phá vỡ các mốc lịch sử nhất là siêu bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, sạt lở đất, động đất, cháy rừng,... Số lượng ngày càng gia tăng, cường độ lớn, hướng đi phức tạp, mức độ phá hủy cơ sở hạ tầng lớn hơn gây thiệt hại nghiêm trọng, nhất là một số cơn bão mạnh, siêu bão bổ bộ vào các nước châu Á, châu Mỹ. Theo báo cáo của ADB, châu Á nằm trong khu vực ổ bão Thái Bình Dương nên khả năng xuất hiện bão cao gấp 4 lần so với châu Phi và cao gấp 25 lần so với châu Mỹ; số lượng các đợt lũ lớn ngày càng gia tăng, các trận lũ, lụt lớn làm thay đổi nhận thức về PCTT.

Các quốc gia như: Đức, Hà Lan,... là một trong những biểu tượng cho thành trì vững chãi về phòng chống thiên tai. Tháng 7/2021, trải qua cú sốc vì thảm họa lũ lụt tồi tệ chưa từng thấy sau rất nhiều năm, khi thông tin chi tiết và cảnh báo sớm về lượng mưa kỷ lục và dự đoán lũ không đến được cộng đồng có nguy cơ cao nhất. Từ ngày 12-15/7/2021, mưa đặc biệt lớn đã xảy ra ở Đức, Bỉ và các nước châu Âu với xác xuất 1.000 năm/lần như tại miền Đông nước Bỉ với lượng mưa 271 mm/48 giờ; ở Đức mưa trung bình 100-150 mm/24 giờ, cao hơn so với tổng lượng mưa trung bình tháng 7 tại đây, đặc biệt ở Reifferscheid, Đức, mưa 207 mm/09 giờ. Mưa lớn đã làm 217 người chết trên 1.000 người mất tích; thiệt hại kinh tế ước tính trên 5 tỷ USD.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. Dự báo thiên tai ngày càng gia tăng và có xu hướng cực đoan hơn ở hầu hết các vùng miền trên cả nước. Hậu quả của nó đối với nước ta rất nghiêm trọng và là mối nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.

Hành động quyết liệt để ứng phó biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc kêu gọi các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 để đạt được 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Thỏa thuận Paris được thông qua với những ràng buộc mạnh mẽ hơn về ứng phó với BĐKH trên toàn thế giới. Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal 2022 với mục tiêu đến 2030 phải bảo tồn 30% diện tích đất liền và biển; Thập kỷ về phục hồi hệ sinh thái (2021-2030) bắt đầu được triển khai; Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đang được xây dựng. Kinh tế tuần hoàn và cam kết phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 vào 2050 đang được nhiều nước tích cực thực hiện. 

Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH cho rằng cần phải hành động quyết liệt để ứng phó BĐKH “ngay lúc này hoặc không bao giờ”. Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã tăng cường kêu gọi huy động nguồn tài chính mà các nước đang phát triển cần cho các hoạt động giảm thiểu và thích ứng. Vào năm 2025, các nước phát triển phải cần tăng gấp đôi nguồn tài chính hỗ trợ thích ứng lên ít nhất 40 tỷ USD/năm. Ông Guterres đang phát động toàn bộ hệ thống LHQ vào cuộc để giúp các chính phủ cam kết thực hiện các kế hoạch quốc gia mới về khí hậu đảm bảo giữ nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C, đây được gọi là khoản Đóng góp Quốc gia tự quyết định.

Là một thành viên tích cực của cộng đồng LHQ, Tổ chức khí tượng thế giới(WMO) sẽ đương đầu giải quyết thách thức này, nhu cầu về thông tin dự báo thời tiết, khí hậu và nước để hỗ trợ việc ra quyết định là cần thiết hơn bao giờ hết và dường như sẽ tăng cao và nhanh hơn nữa trong những năm tới. Cộng đồng WMO đang khai thác sức mạnh của siêu máy tính, vệ tinh và công nghệ viễn thám, thiết bị di động thông minh và trí tuệ nhân tạo, đồng thời tăng cường quan hệ đối tác với khu vực tư nhân. Với tác dụng chống lại các tia UV có hại từ mặt trời, tầng ozone đang dần phục hồi nhờ vào cam kết loại bỏ dần các hóa chất phá hủy tầng ozone trong Nghị định thư Montreal, hiệp ước môi trường thành công nhất thế giới, điều này đặt ra tiền đề tích cực cho việc ứng phó BĐKH.

Các thành phố và các khu đô thị cũng mang đến những cơ hội đáng kể cho việc giảm phát thải. Những cơ hội này có thể đạt được thông qua mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn (ví dụ như bằng cách tạo ra các thành phố nhỏ, có thể đi bộ), điện khí hóa phương tiện giao thông kết hợp với các nguồn năng lượng phát thải thấp và tăng cường hấp thụ, lưu trữ carbon bằng các biện pháp tự nhiên.

Hội nghị về BĐKH của LHQ, COP28, tại Dubai kết thúc với một thỏa thuận lịch sử nhằm hạn chế nhiên liệu hóa thạch, tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo và tăng tài chính khí hậu cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tuyên bố chung UAE nhằm mục đích giải quyết vấn đề phát thải, thu hẹp khoảng cách về khả năng thích ứng, định hình lại nền tài chính toàn cầu và giải quyết những mất mát, thiệt hại.

Cộng đồng LHQ sẽ cùng nhau tham dự Hội nghị thượng đỉnh về tương lai vào tháng 9 năm 2024. Mục đích của Hội nghị bao gồm hai vấn đề chính: Tăng cường nỗ lực đạt được các cam kết quốc tế hiện có và thực hiện từng bước cụ thể để ứng phó với những thách thức, nắm bắt cơ hội đang nổi lên. Qua đó, tài liệu kết quả định hướng hành động, được gọi là Hiệp ước cho Tương lai, sẽ là nền tảng để đạt được những điều trên. Một thế giới, hệ thống toàn cầu sẽ được trang bị tốt hơn nhằm giải quyết những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong hiện tại và tương lai, vì lợi ích của toàn nhân loại và các thế hệ tương lai. Để đạt được điều này, các chính phủ, doanh nghiệp, quỹ tài chính và các cộng đồng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau.

Trước những thách thức của BĐKH, Việt Nam luôn chủ động và tích cực tham gia có trách nhiệm, thực chất và hiệu quả các điều ước quốc tế về BĐKH toàn cầu. Từ những năm đầu 1990, Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC), Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Trải qua hơn 20 năm đàm phán trong khuôn khổ UNFCCC, Thỏa thuận Paris về BĐKH được thông qua năm 2015, Việt Nam đã chính thức phê chuẩn tham gia năm 2016. Những năm qua, chúng ta đã tích cực hợp tác với các đối tác quốc tế triển khai Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH (SP-RCC), hằng năm tổ chức các diễn đàn đối thoại với các nhà tài trợ để thu hút nguồn lực cho ứng phó với BĐKH ở nước ta. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia 18 điều ước, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực BĐKH, đặc biệt đã tham gia nhiều sáng kiến, cam kết quốc tế quan trọng tại các Hội nghị từ COP26 đến COP28. Chúng ta coi ứng phó với BĐKH là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của mỗi người dân và toàn xã hội; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế; góp phần thích ứng BĐKH, phát triển kinh tế xanh, bền vững và tích cực hội nhập. Cùng với sự phát triển KT-XH, chúng ta cần tận dụng những cơ hội từ ứng phó với BĐKH để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.

TRỌNG HIẾU
Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 11+12 năm 2024

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn