Sự cần thiết của việc ban hành quy chuẩn quốc gia về khí thải ô tô đang lưu hành - Bài 1: Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng

26/02/2024

TN&MTVấn đề ô nhiễm không khí ngày càng tăng tại nước ta đang cảnh báo sự nguy hiểm tới sức khoẻ con người. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có tới 7 triệu ca tử vong sớm do phơi nhiễm với ô nhiễm không khí. Trong đó, một phần không nhỏ lượng bụi PM2.5 đến từ các phương tiện giao thông đường bộ.

Ô nhiễm không khí tăng nhanh

Theo thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam nói chung và một số đô thị lớn nói riêng có xu hướng gia tăng, chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5. Từ đầu năm 2020 đến tháng 7/2022, tại khu vực miền Nam, trong đó có TP. Hồ Chí Minh, môi trường không khí đã bị tác động do bụi lơ lửng tổng số và tiếng ồn, gây ra bởi hoạt động sản xuất và giao thông trong vùng. Tại khu vực miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội, trong tháng 7 và tháng 11 năm 2020 có một số ngày chất lượng không khí diễn biến xấu, do những biến động bất thường của yếu tố thời tiết, khí hậu. Một số khu vực trong nội thành Hà Nội, chất lượng không khí đã ở mức kém và xấu, giá trị PM2.5 đã vượt Quy chuẩn Việt Nam, có thể ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của con người, đặc biệt là nhóm người nhạy cảm.

Như vậy, có thể nhận định vấn đề ô nhiễm không khí tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các đô thị khác trong toàn quốc chủ yếu tập trung vào ô nhiễm bụi, đặc biệt là bụi mịn PM2.5. Một trong nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí là do hoạt động giao thông vận tải, trong đó có hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành. Kết quả nghiên cứu khoa học của một số chuyên gia môi trường tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ ô nhiễm bụi từ hoạt động giao thông vận tải giao động trong khoảng từ 40% đến 60%.

Sự cần thiết của việc ban hành quy chuẩn quốc gia về khí thải ô tô đang lưu hành - Bài 1: Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng

Nguy cơ ô nhiễm không khí ngày càng tăng

Mặt khác, tại Việt Nam, quy chuẩn chất lượng không khí QCVN 05:2013/BTNM quy định ngưỡng nồng độ của các thông số TSP (Tổng bụi lơ lửng), bụi PM1o, bụi PM2.5, CO (Cacbon monoxit), NO2 (Nito đioxit), SO2 (Lưu huỳnh đioxit), O3 (Ôzôn), Pb (Chì). Trong đó, bụi (TSP, PM10, PM2 5), CO, NO2, SO2, Pb là chất ô nhiễm sơ cấp được phát thải trực tiếp từ nguồn. NO2 vào NO được gọi chung là Nox (tên gọi chung các hợp chất oxit nitơ, NO và NO2 đều được phát thải từ quá trình cháy, nhưng NO chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều. Sau khi phát thải vào khí quyển NO chuyển hóa thành NO2. Do đó, các quy chuẩn phát thải quy định kiểm soát Nox, O3 và một phần bụi là chất ô nhiễm thứ cấp được hình thành từ các phản ứng trong khí quyển. Một chất ô nhiễm không khí quan trọng không có trong các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia nhưng lại cần tập trung kiểm soát là các hydrocacbon (HC). Một HC như benzen, toluen, xylen,... có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí gây rủi ro ung thư (benzen).

Ngoài ra HC còn là tiền chất đóng góp vào sự hình thành O3 và bụi mịn. Việc kiểm soát phát thải trong giao thông có thể chia làm 2 phần: Kiểm soát dựa vào tiêu chuẩn/quy chuẩn xả thải hay kiểm soát dựa vào tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng nhiên liệu. Thế giới cũng như Việt Nam đã đạt được thành công rất lớn trong việc kiểm soát Pb thông qua việc cấm sử dụng xăng pha chì (Báo cáo của Ngân hàng thế giới). Việc kiểm soát SO2 được thực hiện thông qua việc kiểm soát hàm lượng lưu huỳnh (S) trong xăng. Việc kiểm soát bụi, HC, NOx, CO được thực hiện dựa vào các quy định pháp lý liên quan tới xả thải từ các phương tiện giao thông cơ giới.

Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, kết quả đăng kiểm trong năm 2020 cho thấy đối với các xe từ 20 năm trở lại đây cho thấy: Xe sử dụng nhiên liệu xăng: lần 1 đạt: 95%, sau khi bảo dưỡng lại đạt 97,68%; Xe sử dụng nhiên liệu Diesel: lần 1 đạt: 83,6%, sau khi bảo dưỡng lại đạt 92,18% (so sánh với mức 2 TCVN 6438).

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, do việc chỉ quy định khí thải đối với phương tiện cơ giới đường bộ đang lưu hành ở Mức 2 nên các phương tiện giao thông dễ dàng đáp ứng dẫn đến tác động ô nhiễm môi trường không khí vẫn chưa được cải thiện.

Số liệu từ System Fan Việt Nam (Đơn vị chuyên nghiên cứu, khảo sát, cung cấp các thiết bị xử lý ô nhiễm không khí) cho biết, năm 2023, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Việt Nam ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong đó, TP. Hà Nội đứng đầu bảng về chỉ số ô nhiễm không khí. Chỉ số AQI (Air Quality Index- chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày) tại Hà Nội trung bình là 202, tiếp đó là Bắc Ninh: 171; Thanh Hoá: 165; TP. Hồ Chí Minh: 161; An Giang: 154; Thái Nguyên: 153; Lạng Sơn: 118,... 

Sự cần thiết của việc ban hành quy chuẩn quốc gia về khí thải ô tô đang lưu hành - Bài 1: Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng

Số ca tử vong vì ô nhiễm không khí tăng

Nồng độ bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội cao gấp 21,9 lần so với giá trị tiêu chuẩn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Tại TP. Hồ Chí Minh gấp 16,4 lần so với tiêu chuẩn chất lượng không khí hàng năm của WHO. Tại TP. Hà Nội trong thời gian gần đây, đều chỉ ra các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí là từ các hoạt động công nghiệp, đun nấu, đốt rác thải, bụi bẩn đường phố và việc đốt rơm rạ và lượng phương tiện giao thông đường bộ. Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh phần lớn việc phát thải bụi PM2.5 đến từ các hoạt động giao thông chiếm phần lớn, sau đó là các hoạt động công nghiệp và hoạt động dân sinh, thương mại. Chiếm một phần không nhỏ lượng bụi PM2.5 đến từ các phương tiện giao thông đường bộ. Trong khi số lượng phương tiện giao thông cả nước ngày càng tăng lên.

Khoảng 70% nguồn bụi, khí thải có từ giao thông (?!)

Tại buổi tọa đàm Biến đổi khí hậu và phát triển giao thông – Hiện trạng và định hướng do Liên Hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội tổ chức vào cuối năm 2021, TS. Nguyễn Thị Yến Liên, Khoa Môi trường an toàn giao thông, trường Đại học Giao thông vận tải cho biết, theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 97% thành phố thuộc các quốc gia thu nhập thấp không đáp ứng được hướng dẫn về chất lượng không khí theo tiêu chuẩn của WHO. Tỷ lệ này giảm xuống còn 49% ở các nước có thu nhập cao. Theo đánh giá của WHO, giai đoạn 2008 – 2017, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 500 thành phố có nồng độ bụi mịn trung bình năm cao nhất. Trong đó, TP. Hà Nội ở vị trí 214 và TP. Hồ Chí Minh là 279,… và một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí chính là giao thông vận tải.

PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cũng cho biết, theo nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy, giao thông vận tải là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự gia tăng ô nhiễm không khí ở các đô thị và đóng góp 70% tổng lượng bụi và khí thải vào môi trường không khí,… Điều này đã và đang gây ra nhiều tác động bất lợi tới sức khỏe cộng đồng.

Đồng quan điểm trên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nên khoảng 3,8 triệu ca tử vong sớm hàng năm. Trong đó, có 20% số ca tử vong là do các bệnh về đường hô hấp và ung thư liên quan đến phơi nhiễm với bụi mịn. Cùng với với đó là hàng loạt các vấn đề về tiểu đường, tim mạch, phổi, gan, đột quỵ, rối loạn tiết tố,… ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Các chuyên gia khẳng định, mặc dù TP. Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nhưng nó vẫn diễn ra khá phức tạp, đặc biệt là việc giảm thiểu khí thải nhà kính. Dẫn chứng về việc này, các chuyên gia nhấn mạnh, theo thống kê tổng lượng khí thải nhà kính của Hà Nội năm 2015 là khoảng 18,2 triệu tấn Co2, tương đương 7% tổng lượng phát thải của quốc gia. Dự báo đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên 42,7 triệu tấn nếu chúng ta không có biện pháp giảm thiểu và đưa ra những chế tài xử lý.

Sự cần thiết của việc ban hành quy chuẩn quốc gia về khí thải ô tô đang lưu hành - Bài 1: Nguy cơ ô nhiễm không khí tăng

Một phần không nhỏ lượng bụi PM2.5 đến từ các phương tiện giao thông đường bộ

Nhanh chóng thực hiện áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải

Ngày 17/11/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường trong đó có quy định yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp để bảo vệ, cải thiện chất lượng mỗi trường không khí: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trong đó yêu cầu tăng cường kiểm soát các chất gây ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện giao thông; xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai các văn bản quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí với nhiều giải pháp cấp bách, quan trọng, trong đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, theo kế hoạch phải hoàn thành trong quý IV năm 2021 nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Để kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm không khí, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường không khí nói chung, môi trường không khí các đô thị nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành: Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô, xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đổi với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu (trong đó, các mức khí thải quy định áp dụng theo TCVN 6438 và Tiêu chuẩn Euro hiện hành).

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến chỉ đạo tại Công văn số 1839/VPCP-NN ngày 21/3/2023 đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giao thông vận tải tiếp tục triển khai thực hiện theo phương án được thống nhất và phải phối hợp chặt chẽ để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả, tránh trùng dẫm, chồng chéo trong công tác quản lý nhà nước.

Về đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 10274/BTNMT-KSONMT ngày 05/12/2023 về việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải phương tiện ô tô đang lưu hành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện đúng chỉ đạo tại Công văn số 1839/VPCP-NN ngày 21/3/2023 của Văn phòng Chính phủ; khẩn trương hoàn thành việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành ở Việt Nam và lộ trình áp dụng Quy chuẩn này trong Quý I/2024.

Bài 2: Vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhất Nam

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt