Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình: Minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành chính quản lý nhà nước

16/09/2023

TN&MTNăm 2023, tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động Sở Tài nguyên và Môi trường; bằng sự đoàn kết, đồng lòng, tinh thần vượt khó, không ngừng học hỏi để phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trên tất cả các lĩnh vực: chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, chuyển đổi số…

Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình: Minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành chính quản lý nhà nước

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ

Ông Lê Hùng Thắng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Ninh Bình cho biết: Bên cạnh việc thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm tinh gọn, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, thời gian qua, Sở đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn, tạo sự chuyển biến trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt trong các lĩnh vực đất đai, môi trường và khoáng sản. Sở cũng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành.

Cải cách thủ tục hành chính được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, song song với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của Sở. Sở Tài nguyên và Môi trường là đơn vị thực hiện nhiều thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp (106 thủ tục) và có số hồ sơ giải quyết hàng năm nhiều nhất tỉnh (trung bình 130.000 hồ sơ/năm). Ý thức được ý nghĩa, mục đích của cải cách thủ tục hành chính là nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành chính; trong thời gian qua việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính luôn bám sát nội dung chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình: Minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành chính quản lý nhà nước

Lãnh đạo Sở luôn kịp thời động viên, khuyến khích cán bộ có sáng kiến, làm tốt nhiệm vụ

Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính; tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện tốt chuyển đổi số; đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ gắn tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trước đây, việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở, hiện nay tất cả thủ tục hành chính được UBND tỉnh công bố thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh đối với tổ chức; đối với hộ gia đình, cá nhân được thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các huyện, thành phố. Khi tiếp nhận hồ sơ, công chức, viên chức tại Bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ, hướng dẫn đầy đủ, một lần để bổ sung (nếu thiếu), giảm sự phiền hà cho tổ chức, cá nhân. Việc trả kết quả đều có Phiếu hẹn cụ thể, rõ ràng về thời gian. Sở đã rà soát đơn giản hóa quy trình liên thông, quy trình nội bộ để thời gian giải quyết các thủ tục hành chính được đảm bảo đúng tiến độ, thông suốt và minh bạch.

Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình: Minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành chính quản lý nhà nước

Thủ tục hành chính được giải quyết nhanh, gọn

Công tác lưu trữ hồ sơ tài liệu hiệu quả chính xác, đến nay 100% các văn bản đã được thực hiện nhận và gửi trên môi trường điện tử; đã thực hiện số hóa tài liệu giấy lưu trữ tại kho lưu trữ của Sở; thường xuyên cập nhật, số hóa những tài liệu, tư liệu phát sinh, rất thuận lợi trong việc tìm kiếm, khai thác, cung cấp thông tin về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Việc thực hiện công khai, minh bạch 100% các TTHC, niêm yết công khai trên trang Thông tin điện tử của Sở tại địa chỉ http://sotnmt.ninhbinh.gov.vn và trên trang http://dichvucong.ninhbinh.gov đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức khai thác, tìm hiểu thông tin. Đồng thời, toàn bộ TTHC cũng được niêm yết công khai tại bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các huyện, thành phố; xây dựng hoàn thiện 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC; đề xuất danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh Ninh Bình.

Giải quyết công việc chính xác, nhanh, gọn

Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết công việc, quản lý và xử lý văn bản; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp tài khoản I-office, sử dụng hòm thư công vụ để truyền tải thông tin, trao đổi công việc liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao qua môi trường mạng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thông tin trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Để góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, thu hút đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, đô thị, Sở đã tham mưu để UBND tỉnh xây dựng quy hoạch, ban hành kế hoạch sử dụng đất cũng như bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Theo đó, trên cơ sở thực tiễn và nhu cầu của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, Sở đã phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng đất về quy mô, diện tích, loại đất, vị trí thực hiện của các dự án, tạo quỹ đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở, đấu giá đất sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nguồn thu ngân sách phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Từ năm 2020 đến đầu năm 2023, Sở đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở với tổng 11.183 lô đất, tổng số tiền thu được hơn 12.272 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND Tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đối với 8/8 huyện, thành phố, theo đó Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 các huyện Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô, Kim Sơn, Hoa Lư, Nho Quan, thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ các công trình, dự án trọng điểm, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất - Tài nguyên và Môi trường tập trung thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng tiến độ theo quy định.

Cũng theo báo cáo của Sở TN&MT Ninh Bình, giai đoạn từ năm 2020-2023, Sở đã hoàn thiện xong việc lập hồ sơ thu hồi đất, thực hiện GPMB, tiến hành chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB cho 54 dự án theo các Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh với tổng diện tích đất được phê duyệt hỗ trợ đền bù 592.744,2 m2, trong đó chủ yếu là giao chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội và thu hồi theo quy hoạch để đấu giá quyền sử dụng đất, tổng số tiền thực hiện chi trả bồi thường hỗ trợ tái định cư là 28,365 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đã sử dụng để chi trả chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách tỉnh và vốn ứng trước của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, việc phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được Sở quan tâm, thực hiện. Sở tổ chức Hội nghị hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định giá đất, thành phần tham dự gồm: Sở Tài chính, Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách công tác giá đất UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn có liên quan đến công tác xác định giá đất; Mời chuyên gia của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất - Bộ Tài nguyên và Môi trường về truyền đạt và trao đổi, giải đáp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để các huyện, thành phố chỉ đạo, chủ động trong quá trình triển khai thực hiện.

Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình: Minh bạch, công bằng trong giải quyết công việc hành chính quản lý nhà nước

Trụ sở làm việc Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình

Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển, Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình đã luôn khẳng định được vai trò là cơ quan chuyên môn quan trọng, giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đóng góp ngày càng nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của tỉnh.

                                                                                                                                                                                                                                     PV

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt