Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

29/09/2023

TN&MTChuyển đổi xanh và giảm thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero được nhiều nước trên thế giới đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường. Việc ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN đầu tiên tại Việt Nam được kỳ vọng doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch, ít carbon và hiệu quả hơn.

Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Các đại biểu bấm nút ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN

Ngày 29/9, Tập đoàn CT Group đã tổ chức Lễ ra mắt Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN, trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khởi động sàn giao dịch tín chỉ carbon, chủ động thích ứng chính sách thương mại về môi trường quốc tế, đồng thời, hướng tới nền kinh tế carbon thấp và có tốc độ phát triển vượt bậc.

Từ tháng 10/2023, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này theo cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Hoa Kỳ sẽ là thị trường tiếp theo ban hành cơ chế áp đặt thuế carbon lên các nhà nhập khẩu vào Hoa Kỳ vào năm 2024.

Trong tương lai, sẽ có thêm nhiều quốc gia, thị trường lớn của châu Mỹ và châu Á tiếp cận theo hướng này. Đây là xu thế chung trên toàn cầu mà doanh nghiệp Việt Nam cần thích ứng nhanh, hiệu quả để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh và tăng khả năng cạnh tranh về lâu dài.

Thị trường carbon được xem là công cụ hữu hiệu và khả thi thực hiện giảm thiểu tác hại tới môi trường, hướng tới phát triển bền vững và phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Nhìn nhận tầm quan trọng của thị trường này, Tập đoàn CT Group ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) nhằm cung cấp thông tin tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam về cách thức xây dựng dự án tín chỉ carbon…

Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam

Sự kiện ra mắt ngày 29/9 của CT Group đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam có Sàn giao dịch tín chỉ carbon

Ngay tại sự kiện ra mắt, CCTPA đã ký kết hợp tác với Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển, các đơn vị nghiên cứu khoa học, tổ chức tài chính và đơn vị kiểm định quốc tế… cộng hưởng các nguồn lực cùng kiến tạo những giải pháp đột phá, ứng dụng công nghệ xanh giảm phát thải carbon, phối tổ chức các chương trình chuyển đổi xanh, vì mục tiêu Net Zero.

Dị này, CCTPA cũng đã trao tặng 5.000 cây giống, hưởng ứng sáng kiến “Lấn cát tạo sinh kế” gây quỹ cây giống nha đam tạo sinh kế cho đồng bào Raglai ở Ninh Thuận - một chương trình do Treebank thực hiện, vừa tạo giá trị môi trường và vừa góp phần cải thiện sinh kế cho những người còn khó khăn, tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng.

Bà Hoàng Bạch Dương - Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn CT Group cho biết: “Việc ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon không những góp phần bảo vệ môi trường sống, mà còn mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững. Quá trình xây dựng, vận hành thị trường carbon đòi hỏi đầu tư về kỹ thuật, nhân lực và tài chính.

Đây là thị trường còn mới ở Việt Nam, dẫn đến nhiều khó khăn trở ngại. Tuy nhiên, hành trình hướng tới một tương lai bền vững đòi hỏi phải có đơn vị tiên phong thực hiện những bước chân đầu tiên. Đây là tâm huyết của CT Group, Tập đoàn có hơn 31 năm phát triển, khao khát sáng tạo những sản phẩm có giá trị lớn với cộng đồng, xã hội và thiên nhiên”.

Theo baotainguyenmoitruong.vn

Tin tức

AFD cam kết tăng cường hợp tác về khí hậu và môi trường với Việt Nam

Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE đạt đột phá

Thủ tướng động viên nhóm sinh viên Việt Nam đạt thành tích tại COP28

Thúc đẩy khoản vốn 5-7 tỷ USD của WB cho Việt Nam trong 3 năm tới

Tài nguyên

Tàu vận tải bị sóng đánh trôi vào bờ biển Cù Lao Chàm

Năm 2024, Hà Nội dự kiến thu hồi hơn 12.800 ha đất để triển khai công trình, dự án

Tập huấn trực tuyến về Thử thách Thiết kế nước rút (Sprint Challenge)

Tự ý phân 233 lô đất, lừa hơn 8 tỷ đồng

Môi trường

Cần thay đổi công nghệ xử lý rác để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Củ Chi

Hà Nội phát động chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường năm 2024

Bộ TN-MT cấp phép môi trường cho nhà máy điện rác lớn nhất Việt Nam

Công ty Cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình: Bảo vệ môi trường gắn với sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Thời tiết ngày 3/12: Miền Bắc tăng nhiệt nhẹ, Trung Bộ còn mưa lớn

Xe buýt điện ngưng hoạt động và cam kết COP26

Thời tiết ngày 2/12: Miền Bắc vẫn rét, Trung Bộ tiếp diễn mưa lớn

Sức mạnh của sự đồng thuận: An cư ở khu tái định cư “kiểu mẫu”

Phát triển

Tháp Thần Nông ở Bắc Ninh được xác lập kỷ lục châu Á

Bình Dương đăng cai tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Hội nghị cấp Bộ trưởng các nước tiểu vùng sông Mekong thực hiện Hiệp định ASEAN: Hướng đến một cộng đồng có môi trường trong sạch, phát triển bền vững

Video

Đón Anh về - Lời thơ của tác giả Đặng Quốc Khánh

Thế giới lo sợ vì Biến đổi khí hậu đã “ngoài tầm kiểm soát” và kêu gọi hành động toàn cầu

Chương trình "Ký ức màu xanh, năm 2023" tri ân tại Sơn La

Diễn đàn môi trường năm 2023: Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên

Khoa học

Giải pháp cho công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn trong chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang

Phi carbon hóa máy bay

Công nghệ sinh học tạo ra loại bê tông mới có thể tự vá các vết nứt

Chính sách

Đề xuất hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái

Ban hành Thông tư hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng ngành Tài nguyên và Môi trường

Đắk Nông cắt giảm 20% thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1-1-2025