Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh

03/01/2022

TN&MTNghiên cứu này được thực hiện để khảo sát và đánh giá hiện trạng phát sinh, lưu giữ và thu gom chất thải nguy hại tại tỉnh Tây Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2015-2020 quy mô kinh tế tại tỉnh tăng gấp 1,68 lần kèm theo đó là sự gia tăng khối lượng chất thải nguy hại. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tỉnh Tây Ninh cần rà soát các vị trí công việc để bố trí bổ sung nguồn nhân lực, bên cạnh đó cần ứng dụng thêm công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý để có thể nâng cao hiệu quả giám sát nhưng không gia tăng quá lớn yêu cầu về nhân lực.

Đặt vấn đề

Hiện nay, với vai trò là động lực của sự phát triển kinh tế, việc phát triển công nghiệp tại các tỉnh thành đang được thúc đẩy mạnh mẽ với sự hình thành các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển hoạt động công nghiệp cũng kéo theo sự gia tăng các loại chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại (CTNH).

Tỉnh Tây Ninh với thế mạnh về vị trí địa lý thuận tiện trong việc kết nối với thị trường Campuchia cũng như các tỉnh có thế mạnh về kinh tế như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu,… tỉnh đang trở thành điểm đến, thu hút nhiều dự án lớn phát triển công nghiệp. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng mang đến cho Tây Ninh một khối lượng lơn các loại CTNH phát sinh trong quá trình hoat động. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hiện trạng phát sinh chất thải nguy hại tại khu vực Tây Ninh để từ đó đưa ra các đánh giá về hoạt động quản lý và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường trên địa bàn.

Hiện trạng môi trường khu vực

Tây Ninh thuộc miền Đông Nam Bộ, tỉnh có 01 TP. Tây Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, 02 thị xã: Hòa Thành và Trảng Bàng và 06 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Gò Dầu và Bến Cầu.

Theo kết quả quan trắc chất lượng hàng năm do Sở TN&MT Tây Ninh thực hiện, chất lượng môi trường nước mặt trên sông rạch địa bàn tỉnh Tây Ninh có dấu hiệu ô nhiễm đối với một số vị trí như: Cầu Gió, TP. Tây Ninh; Cầu Rạch Rễ Giữa, thị xã Hòa Thành; Cầu Đìa Xù, huyện Bến Cầu; Cầu Hiệp Hòa (cầu Nổi) TP. Tây Ninh. Các vị trí quan trắc thuộc lưu vực hồ Dầu Tiếng cho thấy, chất lượng môi trường nước còn khá tốt cho mục đích sử dụng sinh hoạt đã qua xử lý và cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Các vị trí quan trắc gần khu dân cư và nhà máy sản xuất cho giá trị phát hiện các thông số đánh giá tương đối cao tại nhiều thời điểm quan trắc khác nhau, có biến động nhiều giữa mùa mưa và mùa khô. Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Tây Ninh qua 02 đợt quan trắc năm 2020 có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ do bụi và tiếng ồn là nguyên nhân chính và mang tính cục bộ: Các điểm là trục giao thông chính, nơi tập trung đông dân cư, mật độ phương tiện tham gia giao thông cao thì sẽ có nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

Chất lượng môi trường đất trên địa bàn tỉnh chưa bị nhiễm các kim loại như: Cu, Zn, Pb, As, Cd và Hóa chất thuốc bảo vệ thực vật đối với các vị trí quan trắc đất nông nghiệp, đều có giá trị KPH hoặc có kết quả thấp và đạt QCVN 03-MT:2015/BTNMT và QCVN 15:2008/BTNMT.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 06/06 KCN đang hoạt động đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt cột A quy chuẩn quy định, 05 KCN đã lắp đặt thiết bị quan trắc tự động, liên tục và truyền số liệu về Ban Quản lý Khu kinh tế, 01 khu đang tiến hành truyền dữ liệu về Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh và Sở TN&MT. Các cụm công nghiệp đều thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi hoạt động đúng theo quy định.

Hiện trạng phát sinh và thu gom chất thải nguy hại

Hình 1. Số lượng sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn tinh Tây Ninh
Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tổng khối lượng phát sinh CTNH trong năm 2018 khoảng 12.000 tấn và khoảng 22.000 tấn trong năm 2020, gồm: Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, bao bì thải có chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại, dầu nhớt cặn, các thiết bị điện tử thải,... Cho đến hết năm 2018, Sở TN&MT đã cấp 483 sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Hình 1 thể hiện số lượng các sổ chủ nguồn thải CTNH được cấp từ năm 2008 đến năm 2017 tại Tây Ninh.

Theo kết quả khảo sát, các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại tại Tây Ninh đều thuê các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Một số cơ sở vừa và nhỏ có khối lượng chất thải phát sinh ít chưa thực hiện chuyển giao mà vẫn lưu giữ tại cơ sở.

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện nay có 04 đơn vị hành nghề thu gom vận chuyển, xử lý CTNH là Công ty CP Môi trường xanh, Công ty TNHH hóa chất và môi trường Vũ Hoàng, Công ty TNHH MTV Môi trường xanh Huê Phương Việt Nam, Công ty cổ phần môi trường Thái Tuấn. Đồng thời, Công ty cổ phần Xi măng Fico Tây Ninh đang thực hiện thí điểm đồng xử lý CTNH trong các lò xi măng. Các đơn vị này đều được Bộ TN&MT cấp giấy phép hoạt động.

Để thực hiện công tác quản lý môi trường trong đó có công tác quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh Tây Ninh gồm có các đơn vị chuyên trách như sau:

Cấp tỉnh là Sở TN&MT Tây Ninh với nhân sự phụ trách là khoảng 50 người. Tại Sở TN&MT Tây Ninh, phòng BVMT là đơn vị phụ trách chính về quản lý CTNH. Cụ thể: Phụ trách việc cấp, điều chỉnh sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện việc thống kê hàng năm các chỉ tiêu về tình hình phát sinh và xử lý chất thải tại địa phương. Ngoài ra, còn có Sở Công Thương với chức năng quản lý an toàn môi trường.

Tại các huyện, thị xã, thành phố: Phòng TN&MT thực hiện công tác quản lý với nhân sự chuyên trách là 2-3 người/ đơn vị.

Tại các xã, phường, thị trấn có 1-2 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách địa chính và môi trường.

Tại Ban quản lý KKT tỉnh có phòng TN&MT với nhân sự là 06 người. Phòng được giao nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký và xác nhận kế hoạch BVMT cho các dự án đầu tư thuộc diện phải đăng ký trong KCN, KKT; kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp BVMT phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư trong KCN, khu kinh tế (theo ủy quyền của UBND các huyện nơi có KCN, KKT), kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các dự án tại KCN, KKT, vai trò của các phòng TN&MT huyện.

Với nhân sự như trên ta có thể thấy số lượng cán bộ nhà nước làm công tác quản lý môi trường khá thấp so với số lượng doanh nghiệp khá lớn trên địa bàn (khoảng 5000 doanh nghiệp).

Đánh giá các tồn tại trong hoạt động quản lý chất thải nguy hại tại Tây Ninh

Các văn bản QPPL vẫn còn nhiều điểm chưa rõ, gây khó khăn cho công tác quản lý. Ví dụ như: Quy định về việc lưu giữ CTNH tại cơ sở, được nêu tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT chưa quy định cụ thể thời gian và khối lượng tối đa chủ nguồn thải được phép lưu giữ.

Khó khăn về nhân lực: Biên chế của cấp sở, cấp huyện về quản lý môi trường ít, không có cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải rắn trong khi số lượng doanh nghiệp ngày căng nhiều, khối lượng CTNH công nghiệp, nông nghiệp, y tế, rác thải nhựa,… ngày càng tăng, tỉnh Tây Ninh có khoảng trên 5.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ nhưng biên chế được giao ít. Do đó, việc bố trí nhân lực đầy đủ, kịp thời để thực hiện quản lý CTR là rất khó khăn trong bối cảnh các ngành, các cấp đang thực hiện công tác tinh giảm biên chế mà môi trường ngày càng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Nhất là hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa ý thức được vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý CTNH, nên nhiều cơ sở vẫn chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý. Nếu các đơn vị có phát thải nhưng không tự giác thực hiện việc đăng ký sổ chủ nguồn thỉ CTNH thì rất khó quản lý, nhất là với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Ví dụ năm 2020, ngành chức năng tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra, nhắc nhở 33 cơ sở các hành vi như chưa xây dựng kho lưu giữ chất thải nguy hại đúng quy định, bố trí phương tiện vận chuyển chất thải rắn thông thường không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý, đổ CTR công nghiệp thông thường trái quy định,…

Để khắc phục các tồn tại nêu trên, cần thực hiện một số biện pháp về chính sách, tuyên truyền. Đầu tiên, Bộ TN&MT cần có các hướng dẫn cụ thể về thời gian lưu giữ CTNH tại các cơ sở, đặc biệt là các cơ sở có lượng phát sinh CTNH nhỏ. Ngoài ra, cần có biện pháp xem xét bố trí nhân lực trong hoạt động quản lý nhà nước tại tỉnh Tây Ninh về chất thải noi chung và CTNH nói riêng. Biện pháp tuyên truyền về các quy định BVMT cần được chú trọng hơn nữa, đặc biệt trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ sản xuất gia đình nhỏ lẻ. Ngoài ra, cần có các biện pháp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý CTNH để làm giảm thủ tục cũng như giảm bớt nhu cầu nhân lực trong hoạt động quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất cũng như tại các cơ quan QLNN.

Kết luận

Với tốc độ phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là hơn 150% trong vòng 2 năm, đã mang đến cho tỉnh Tây Ninh nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu là nhân lực còn thiếu, chưa đáp ứng được với sự gia tăng của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Ngoài ra một số vấn đề trong việc quản lý các doanh nghiệp có lượng phát thải nhỏ vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết nên gây khó khăn cho đơn vị quản lý. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tỉnh Tây Ninh cần rà soát các vị trí công việc để bố trí bổ sung nguồn nhân lực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý môi trường nói chung và chất thải nguy hại nói riêng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó cần ứng dụng thêm công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý để có thể nâng cao hiệu quả giám sát nhưng không gia tăng quá lớn yêu cầu về nhân lực.

Tài liệu tham khảo

1. Sở TN&MT Tây Ninh, Báo cáo quản lý chất thải nguy hại 2018;

2. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tây Ninh https://www.tayninh.gov.vn/;

3. Trung tâm khuyến công Tây Ninh, http://khuyencongtayninh.gov.vn/;

4. Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2020.

TÔN HOÀNG HỔ

Đại học Kiên Giang

PHẠM ĐỨC TIẾN, NGUYỄN THU HUYỀN, NGUYỄN TUẤN SƠN

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường