Mưa lũ Hà Giang và câu chuyện giữ, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

04/07/2024

TN&MTHình ảnh lũ chồng lũ ở tỉnh Hà Giang hay ở bất kể các tỉnh thành nào ở nước ta đã và đang dần thức tỉnh người dân về thuyết “nhân-quả” với mẹ thiên nhiên. Hậu quả của việc phá rừng đã tăng thêm sự trầm trọng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…Và rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn đã từng bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn, lũ lụt, sạt lở,..

Mưa lũ Hà Giang và câu chuyện giữ, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Người dân Hà Giang phải di dời lên mái nhà

Cơn mưa lớn trong đêm ngày mùng 2 và sáng 3/7 ở Hà Giang đã gây ngập úng nhiều tuyến đường ở huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Nhiều tài sản, hoa mầu, nhà cửa của người dân bị thiệt hại.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm ngày mùng 2 và sáng nay mùng 3/7 ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to như Việt Lâm ( Hà Giang) 325mm, Bắc Sơn (Lạng Sơn) 127mm, Đôn Phong (Bắc Kạn) 123mm, Chăn Nưa (Lai Châu) 117mm, Thượng Lâm (Tuyên Quang) 115mm, Phú Tân (Cà Mau) 118mm.

Những trận mưa to ở Hà Giang đã tạm ngừng và thưa dần, nhưng người dân Hà Giang phải đối mặt với ngập úng cục bộ, với sự khó khăn khi tham gia giao thông, mưa lớn đã gây thiệt hại nhiều diện tích lúa, hoa màu, tài sản của nhân dân, đặc biệt tại một số địa phương như: Huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê và thành phố Hà Giang. Những trận mưa xối xả liên tục đổ xuống khiến nước dồn về các khu vực trũng thấp, nhiều tuyến đường bị ngập úng, sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường.

Mưa lũ Hà Giang và câu chuyện giữ, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Những con traai bị sét đánh chết bên vệ đường

Theo thông tin từ Báo Hà Giang, đến trưa 3.7, toàn tỉnh có 5 con trâu bị sét đánh chết. Cụ thể, sét đánh chết 2 con trâu của gia đình anh Đặng Văn Bành, thôn Thâm Quảng, xã Đường Âm (Bắc Mê); 3 con trâu của gia đình bà Triệu Thị Tịch và hộ ông Trương Văn Huyện, thôn Ngần Thượng, xã Tân Thành (Bắc Quang). Ngoài ra, tại xã Phú Nam (Bắc Mê) có 11 điểm sạt lở với khối lượng đất, đá ước khoảng 1.100 m3. Tại huyện Bắc Quang, mưa lớn làm sập đổ 15m tường bao của Trạm y tế xã Tân Thành; sạt taluy dương tại Km 3, tuyến tỉnh lộ 177, đoạn qua địa bàn xã Tân Lập với khối lượng sạt lở khoảng 300m3, gây ách tắc giao thông; nước lũ dâng cao gây ngập úng 2 điểm tuyến đường liên thôn Bản Buốt ra thôn Nặm Tuộc (xã Đồng Tâm), trong đó, điểm ngập sâu nhất là 0,8 m. Hiện tại, nước lũ đang dâng cao, gây ngập úng nhiều điểm, ảnh hưởng tới nhà ở của các hộ dân thuộc 6 thôn trên địa bàn xã Tân Quang và thôn Tân Mỹ (xã Việt Vinh).

Mưa lũ Hà Giang và câu chuyện giữ, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Nước ngập và tràn xô vào nhiều nhà dân, gây hư hại nhiều tài sản

Hiện nước ngập úng cao khoảng 70 - 90cm so với mặt đường, nên đã gây ảnh hưởng đến việc người dân di chuyển qua khu vực này. Một số khu vực dân cư, nước lũ đã tràn vào nhà, làm sập tường bao và nhà xe, nhiều vật dụng trong nhà đã bị hư hỏng. Giao thông tắc nghẽn, tê liệt,... Riêng tại huyện Vị Xuyên, trên 230 ha lúa mới cấy bị ngập úng, tập trung nhiều nhất tại xã Trung Thành, Linh Hồ, Việt Lâm. Ngoài ra, nhiều tuyến đường bị ngập úng cục bộ, một số điểm bị sạt lở, 1 cầu cứng tại xã Việt Lâm bị hư hỏng.

Mưa lũ Hà Giang và câu chuyện giữ, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Người dân đi lại rất khó khăn, không an toàn

Dự báo mưa lớn ở Hà Giang sẽ diễn ra đến ngày hôm nay (4/7), kết hợp với thủy điện điều tiết lũ, trên các sông suối thuộc địa bàn tỉnh có khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên độ 2 - 5m. Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ khả năng đạt mức báo động 1 đến trên báo động 1. Lũ có thể gây ngập lụt các vùng trũng thấp ven sông, suối, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp ven sông suối.

Nước hiện tại vẫn đang chảy xiết qua nhà. Lực lượng cứu hộ cứu nạn đã có mặt tại hiện trường, giúp nhân dân khắc phục hậu quả và di chuyển người đến địa điểm an toàn.

Trước tình hình này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cùng đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai tại các địa bàn có ảnh hưởng và đi kiểm tra công tác vận hành xả lũ của các nhà máy thủy điện trên sông Lô và chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện Bắc quang. Cùng đi có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Văn phòng UBND tỉnh và huyện Bắc Quang.

Đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra việc chấp hành quy trình xả lũ tại Nhà máy Thủy điện Sông Lô 6, Nhà máy Thủy điện Sông Lô 4 và một số điểm ngập úng trên địa bàn xã Quang Minh và xã Tân Quang (Bắc Quang).

Mưa lũ Hà Giang và câu chuyện giữ, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang kiểm tra tình hình xả lũ tại địa phương

Qua kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ với những ảnh hưởng do mưa lũ gây ra đối với bà con ở những vùng ngập úng cục bộ. Đồng thời, ghi nhận sự phối hợp thông tin và vận hành đón, xả lũ của các nhà máy thủy điện. Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, việc vận hành xả lũ của các nhà máy thủy điện thực hiện đúng quy trình, tuy nhiên lượng mưa trong 2 ngày qua rất lớn, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về các vùng trũng thấp lớn và trong thời gian ngắn, cùng với đó do các nhà máy thủy điện trên khu vực Sông Lô thực hiện quy trình xả lũ dẫn đến ngập cục bộ tại một số điểm. Hiện nay, các địa phương vùng ngập úng chủ động giúp dân di chuyển đồ đạc, cảnh báo những điểm ngập sâu và huy động lực lượng đảm bảo an toàn cho người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các nhà máy thủy điện theo dõi sát lưu lượng lũ về hồ chứa, thực hiện đúng quy trình vận hành nhà máy, quy chế phối hợp cung cấp thông tin và vận hành đón, xả lũ trên lưu vực sông Lô, sông Miện. Trong quá trình xả lũ, cần thông báo sớm cho chính quyền địa phương và nhân dân vùng hạ lưu; công tác vận hành đón, xả lũ cần điều tiết phù hợp với tình hình, đảm bảo người dân vùng hạ lưu kịp thời ứng phó với diễn biến thời tiết và mưa lũ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng và thiệt hại gây ra.

Trước diễn biến của thời tiết, cơ quan chức năng khuyến cáo chính quyền các địa phương, ngành chức năng theo dõi sát diễn biến tình hình mưa lũ, bố trí lực lượng trực, sẵn sàng ứng phó, xử lý các tình huống. Hạn chế di chuyển trong mưa lũ, trường hợp thật cần thiết phải đảm bảo an toàn. Không đi qua ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết. Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất; đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm. Chủ động các phương án bảo vệ đồ đạc, tài sản của gia đình. Đề phòng điện giật. Chú ý quan sát các dấu hiệu xảy ra lũ quét, sạt lở đất xung quanh nơi ở và khu sản xuất (như tiếng động lạ, vết nứt, nước suối chuyển màu…) để chủ động phòng tránh.

Phải tích cực trồng nhiều rừng phòng hộ và bảo vệ nghiêm ngặt

Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10 đến 15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết ngày một diễn ra cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng, trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.

Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…

Mưa lũ Hà Giang và câu chuyện giữ, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn

Trồng và giữ rừng không phải chỉ là trách nhiệm của kiểm lâm mà của tất cả chúng ta

Bảo vệ rừng chính là việc giữ gìn, ngăn chặn bằng mọi cách để rừng phát triển một cách tự nhiên không bị chặt phát hủy hoại môi trường sống. Bên cạnh việc cung cấp nguồn gỗ, thì rừng còn là nơi tập trung của vô vàn cây thuốc quý hiếm (thuốc nam, thuốc bắc,…), là nguồn dược liệu dồi dào phục vụ trong việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của con người.

Và vì lẽ đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ lớp phủ thực vật, tăng khả năng giữ nước của lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.

Song song là thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng phổ biến nhất gồm có: Hạn chế khai thác rừng bừa bải, không nên săn bắt các loại động vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài; Ngăn chặn hiện tượng chặt phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho các loại thực vật; Xây dựng các khu bảo tồn, vườn thực vật, vườn quốc gia; Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân đặc biệt là những vùng sâu, vùng sa có trình độ dân trí thấp để cùng tham gia bảo vệ rừng; Tham gia các hoạt động bảo vệ rừng, trồng cây xanh ở trường hoặc địa phương…

Câu chuyện lũ chồng lũ ở Hà Giang hay ở bất kể các tỉnh thành nào ở nước ta đã làm thức tỉnh con người, đặc biệt là những cơ quan có thẩm quyền được giao trọng trách cần có chế tài thật nghiêm minh trong việc bảo vệ rừng, cùng với đó là chúng ta, khi đang còn tồn tại trên trái đất này, mảnh đất chữ S nhỏ bé thân thường cần phải hành động và tôn trọng giá trị của thiên nhiên, của rừng. Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém…không ai khác chính chúng ta và con cháu nhiều thế hệ sau này của chúng ta phải gánh chịu.

Các bạn có biết: Một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300- 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3-10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2, tương ứng với lượng oxy do 1.000- 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3-5 độ C. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. 

Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm.

Minh Quân

 

 

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường