Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp

11/04/2024

TN&MTƯớc tính tại Việt Nam có khoảng 9.000 nồi hơi công nghiệp đang hoạt động, phần lớn các thiết bị này sử dụng than đá để đốt.

Hướng tới nền sản xuất phát thải thấp

Viên nén nguồn nguyên liệu để chuyển đổi nồi hơi công nghiệp sang lò hơi sinh khối

Nguy cơ ô nhiễm từ nồi hơi công nghiệp

Theo ông Trần Văn Lượng - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam, trong sản xuất công nghiệp, nồi hơi công nghiệp là một thiết bị quan trọng. Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp đang sử dụng nồi hơi như: dệt may, giày da, nhựa, thuốc lá, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thủy sản, chế biến nông nghiệp, sản xuất hóa chất, phân bón, sản xuất đường, sản xuất cao su...

“Hiện chưa có thống kê đầy đủ chính thức về số lượng nồi hơi công nghiệp. Tuy nhiên theo thông tin từ nguồn các tổ chức kiểm định nồi hơi hàng năm và đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động, ước tính tại Việt Nam có khoảng 9.000 nồi hơi công nghiệp đang hoạt động. Phần lớn các cơ sở này vẫn sử dụng nguồn than đá để vận hành hệ thống nồi hơi” - ông Lượng cho hay.

Việc sử dụng nguồn than đá để vận hành nồi hơi không chỉ tăng chi phí cho doanh nghiệp mà còn là nhân tố gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí.

Theo TS Tô Xuân Phúc - chuyên gia của Forest Trends, mặc dù tới nay chưa có con số thống kê về số lượng, công suất cũng như tổng lượng nguyên liệu than đá đang được sử dụng để vận hành hệ thống nồi hơi, nhưng các chuyên gia ước tính lượng than đầu vào đang được sử dụng là không nhỏ.

Vẫn theo ông Lượng, mặc dù Chính phủ chưa yêu cầu các cơ sở quy mô nhỏ này phải giảm phát thải, nhưng một số cơ sở đã tiên phong, tự nguyện thay thế một phần hoặc toàn bộ lượng than đá sử dụng cho hệ thống nồi hơi sang viên nén gỗ. Nhiều cơ sở đã và đang thực hiện việc chuyển đổi này nằm trong chuỗi cung toàn cầu, như các nhà cung ứng cho các hãng lớn như Adidas, Nike, Samsung...; một số cơ sở nằm trong các khu công nghiệp nơi có các cam kết về phát thải thấp, chuyển đổi xanh.

“Việc chuyển đổi nguồn than đầu vào của các cơ sở này sang các nguồn nhiên liệu sạch hơn có tiềm năng lớn trong việc giảm phát thải ở quy mô quốc gia. Đặc biệt đem lại lợi ích rất lớn khi ngành hàng viên nén gỗ của Việt Nam phát triển rất mạnh và có thị trường xuất khẩu ổn định” - ông Lượng nói.

Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp chuyển đổi

Theo Báo cáo của Tổ chức Forest Trends, năm 2022, xuất khẩu viên nén gỗ bùng nổ với lượng xuất xấp xỉ 4,9 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 790 triệu USD, tăng gần gấp đôi về giá trị so với năm 2021 do giá viên nén tăng cao. Bước sang năm 2023, kim ngạch xuất khẩu viên nén giảm nhẹ, đạt hơn 4,6 triệu tấn với giá trị gần 680 triệu USD (giảm 4,3% về lượng và 13,7% về giá trị so với năm 2022). So với giai đoạn tăng giá kỷ lục năm 2022, giá xuất khẩu viên nén bình quân đã giảm liên tục dưới 140 USD/tấn trong năm 2023. Con số này cho thấy nguồn nguyên liệu viên nén phục vụ thị trường nội địa trong việc chuyển nồi hơi đốt sang sinh khối (biomass), trong đó có viên nén rất dồi dào.

Theo TS Tô Xuân Phúc, Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ với mục tiêu mức phát thải Net-Zero vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này Chính phủ đã ban hành một số cơ chế, chính sách; trong đó có Nghị định 06/2022/NĐ-CP yêu cầu các cơ sở sản xuất có mức phát thải cao cũng như các bộ, ngành phải giảm phát thải khí nhà kính. Chính phủ đang thiết kế các cơ chế chính sách cần thiết để xây dựng thị trường tín chỉ carbon trong nước. Với cam kết Net-Zero của Chính phủ, dư địa cho việc sử dụng viên nén tại thị trường nội địa là rất lớn.

“Tuy nhiên, hiện các cơ chế chính sách về giảm phát thải khí nhà kính mới chỉ tập trung vào các cơ sở có mức phát thải cao, chủ yếu là ngành công nghiệp nặng như năng lượng, sản xuất hóa chất công nghiệp, vận tải. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ trong lĩnh vực dệt, nhuộm, chế biến bia, nước ngọt, hệ thống lò sấy… có sử dụng nồi hơi công nghiệp hiện chưa được quan tâm, nhiều cơ sở này vẫn đang sử dụng nguồn than đá để vận hành hệ thống nồi hơi” - ông Phúc nêu thực tế.

Để chuyển nồi hơi đốt sang nhiên liệu sinh khối (biomass), trong đó có viên nén, theo cộng đồng doanh nghiệp có rất nhiều thách thức. Trước hết là thiếu vốn đầu tư cho việc chuyển đổi; thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chế tạo nồi hơi đốt biomass; năng lực thiết kế, chế tạo của nhiều nhà chế tạo nồi hơi còn hạn chế. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư nồi hơi mới cao, chi phí cho phần cải tạo và chi phí do dừng sản xuất là các doanh nghiệp cần tính đến khi thực hiện chuyển đổi.

Một trong những thách thức nữa là thị trường carbon nội địa chưa hình thành nên chưa tạo thành động lực cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy cần nhanh chóng có các cơ chế, chính sách và các hành động cụ thể để hình thành nhu cầu thị trường thông qua các cơ chế bắt buộc hoặc khuyến khích các cơ sở nội địa chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các dạng năng lượng tái tạo.

Về vấn đề này, ông Lượng cũng cho rằng, cùng với việc bảo đảm nguồn cung ổn định, một trong những thách thức nữa cho cả doanh nghiệp sản xuất viên nén cũng như các doanh nghiệp sử dụng nồi hơi là thị trường carbon nội địa chưa hình thành nên chưa tạo thành động lực cho doanh nghiệp chuyển đổi. Tuy nhiên, Chính phủ đang thiết kế các cơ chế, chính sách cần thiết để xây dựng thị trường tín chỉ carbon trong nước. Với cam kết Net-Zero, dư địa cho việc sử dụng viên nén gỗ tại thị trường nội địa là rất lớn.

Thống kê cho thấy, khoảng 5% tổng lượng viên nén sản xuất tại Việt Nam hiện đang được sử dụng nội địa, chủ yếu đưa vào hệ thống nồi hơi của các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ.

Theo daidoanket.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt