Hướng tới một Hiệp ước toàn cầu nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa

14/08/2024

TN&MTChính phủ của 175 quốc gia đã cam kết xây dựng một thỏa thuận toàn cầu mới nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa, bao gồm toàn bộ vòng đời của nhựa, từ khai thác dầu khí để sản xuất nhựa cho đến thiết kế, sử dụng và quản lý chất thải nhựa. Phần lớn các chính phủ ủng hộ việc đưa các quy tắc toàn cầu mạnh mẽ vào hiệp ước, đặc biệt là các quy tắc cấm hoặc loại bỏ dần các sản phẩm từ nhựa và hóa chất độc hại nhất. Các chính phủ đã cam kết hoàn thành văn bản hiệp ước đã thống nhất vào cuối năm 2024. Đây là một phong trào lịch sử nhằm ứng phó toàn cầu trước khủng hoảng ô nhiễm nhựa.

Ô nhiễm nhựa trên toàn cầu đang tăng theo cấp số nhân

Trên thế giới, mức độ sản xuất, tiêu thụ và ô nhiễm nhựa tăng theo cấp số nhân kể từ khi nhựa trở nên phổ biến vào những năm 1950. Hàng năm, thế giới sản xuất khoảng 430 triệu tấn nhựa. Mặc dù, nhựa là một vật liệu rất hữu ích về nhiều mặt, nhưng hơn 90% nhựa gây ô nhiễm hành tinh từ nhựa sử dụng một lần và hạt vi nhựa, những loại nhựa được thêm vào các sản phẩm mỹ phẩm.

Hiện nay, ước tính có khoảng 9 - 14 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra đại dương mỗi năm. Rác thải nhựa đã được tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ vùng biển sâu nhất đến những ngọn núi xa xôi nhất. Nó gây tác hại lớn đến động vật hoang dã và hệ sinh thái, nhưng cũng làm gián đoạn sinh kế của hàng triệu người, cũng như gây ra rủi ro đáng kể cho sức khỏe con người và nền kinh tế thế giới. Hơn 2.000 loài động vật đã gặp phải ô nhiễm nhựa trong môi trường của chúng và gần 90% các loài nghiên cứu cụ thể được biết là bị ảnh hưởng tiêu cực.

Mặt khác, việc sản xuất nhựa cũng góp phần tạo ra một lượng lớn khí nhà kính. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc ước tính nếu nhân loại tiếp tục kinh doanh như hiện nay thì đến năm 2040, sản xuất nhựa có thể chiếm 19% tổng lượng khí thải nhà kính trên thế giới.

Mặc dù vậy, các biện pháp tự nguyện và nỗ lực của quốc gia đã được chứng minh là không hiệu quả trong việc ngăn chặn nhựa gây ô nhiễm. Trên thực tế, vấn đề ô nhiễm nhựa đang trở nên tồi tệ hơn. Trong 5 năm qua, số lượng các hành động tự nguyện và cấp quốc gia nhằm giải quyết vấn đề này đã tăng 60%, tuy nhiên ô nhiễm nhựa vẫn tiếp tục tăng 50%.

Hướng tới một Hiệp ước toàn cầu nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa

Ô nhiễm nhựa- Hiểm họa cho toàn nhân loại

Ô nhiễm nhựa không phân biệt biên giới. Đây là vấn đề toàn cầu cần có phản ứng toàn cầu và không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự mình giải quyết được. Năm 2022, các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã đồng ý bắt đầu đàm phán một hiệp ước toàn cầu mới nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa. Đây là một bước đi lịch sử hướng tới việc bảo vệ động vật hoang dã, môi trường và con người khỏi những tác động nguy hiểm của ô nhiễm nhựa. Điều quan trọng hiện nay là chúng ta phải đảm bảo rằng hiệp ước này đủ tham vọng và hiệu quả để giải quyết thực sự cuộc khủng hoảng nhựa và chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa một lần và mãi mãi. Hiệp ước này sẽ là một thỏa thuận quốc tế có tính ràng buộc về mặt pháp lý, xác định những biện pháp cần thực hiện.

Khảo sát toàn cầu về việc chấm dứt ô nhiễm nhựa

Từ năm 2021 - 2023, WWF và Quỹ Không nhựa đã ủy quyền cho Công ty nghiên cứu toàn cầu IPSOS thực hiện 3 cuộc khảo sát để tìm hiểu dư luận về các quy tắc toàn cầu nhằm điều chỉnh việc sản xuất, tiêu thụ và quản lý nhựa, có thể được đưa vào hiệp ước của Liên hợp quốc.

Cuộc khảo sát gần đây nhất của IPSOS được thực hiện trực tuyến từ ngày 25/8 đến 6/10/2023, với 24.727 người trả lời ở 32 quốc gia. Kết quả cho thấy, hầu hết công dân toàn cầu cho rằng, hiệp ước nhựa toàn cầu phải có các quy tắc toàn cầu để chống ô nhiễm nhựa. Theo đó, 85% người dân trên toàn thế giới đồng tình nên cấm các loại nhựa sử dụng một lần có hại và không cần thiết như túi mua sắm, dao kéo, cốc và đĩa; 87% người dân muốn giảm sản xuất nhựa; 87% người dân muốn cấm các loại nhựa không thể tái chế ở các quốc gia nơi chúng được sử dụng; 90% người dân ủng hộ cấm sử dụng các hóa chất nguy hiểm trong nhựa ảnh hưởng tới sức khỏe con người, động vật hoang dã và môi trường; 88% người dân yêu cầu ghi nhãn sản phẩm nhựa phải rõ ràng để phân loại chúng một cách có trách nhiệm và để tái sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy; 87% người dân yêu cầu nhà sản xuất và nhà bán lẻ cung cấp hệ thống tái sử dụng và thu hồi lại; 86% người dân yêu cầu các sản phẩm và bao bì nhựa mới phải chứa nhựa tái chế; 84% người dân yêu cầu tất cả các nhà sản xuất nhựa phải trả một khoản phí tương đương với việc tăng cường tái sử dụng, tái chế và quản lý chất thải an toàn. Kết quả của cuộc khảo sát là vòng thăm dò dư luận thứ ba của IPSOS về hành động quốc tế nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa, củng cố và xây dựng dựa trên kết quả của các vòng thăm dò trước đó.

Cuộc khảo sát đầu tiên được IPSOS thực hiện trực tuyến, với 20.513 người trả lời ở 28 quốc gia. Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 20/8 đến ngày 3/9/2021 và công bố một tháng trước khi các nước đồng ý soạn thảo hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu vào tháng 3/2022. Kết quả cho thấy, trung bình toàn cầu có gần 9 trong số 10 người khảo sát tin rằng việc có một hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu để chống ô nhiễm nhựa là quan trọng, bao gồm gần 2/3 số người cho rằng một hiệp ước là cần thiết (34%) hoặc rất quan trọng (31%). Dữ liệu của IPSOS từ cuộc khảo sát toàn cầu này và trước đó cũng cho thấy sự sẵn sàng hành động của công dân toàn cầu về vấn đề này và mong muốn có những hành động mạnh mẽ hơn từ chủ sở hữu thương hiệu và các nhà bán lẻ đã phát triển trong những năm gần đây. Theo đó,85% người dân đồng ý các nhà sản xuất và nhà bán lẻ nên chịu trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế nhựa bao bì (tăng từ 80% vào năm 2019); và 82% người dân cho rằng họ muốn mua sản phẩm có ít bao bì nhựa nhất có thể (lên từ 75%). Cuộc khảo sát này cho thấy, ngoài việc thay đổi hành vi của người dân, sự kỳ vọng cao của chủ sở hữu thương hiệu, công dân toàn cầu cũng mong muốn những hành động quyết đoán và phối hợp từ các chính phủ về một hiệp ước có thể thực hiện được. Điều này cho thấy, công chúng toàn cầu quan tâm cao đến việc đưa ra một thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc về mặt pháp lý để chống ô nhiễm nhựa.

Cuộc khảo sát thứ hai được tiến hành trực tuyến, với 23.029 người trả lời ở 34 quốc gia trong khoảng thời gian từ ngày 26/8 đến ngày 9/9/2022 và được công bố trước vòng đàm phán hiệp ước đầu tiên vào tháng 12/2022. Kết quả khảo sát nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế đối với các quy tắc toàn cầu cần được đưa vào hiệp ước như yêu cầu các nhà sản xuất nhựa và nhà bán lẻ phải chịu trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế bao bì của họ (78%); cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần không cần thiết (75%); cấm các loại nhựa khó tái chế (77%); yêu cầu tất cả các sản phẩm nhựa mới phải chứa nhựa tái chế (76%); yêu cầu ghi nhãn sản phẩm nhựa để phân loại rõ ràng, để tái sử dụng, tái chế hoặc thải bỏ (77%).

Kết quả của 3 cuộc khảo sát cho thấy, sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các quy tắc yêu cầu các chính phủ thay đổi hoàn toàn nền kinh tế nhựa toàn cầu, chẳng hạn như giảm lượng nhựa được sản xuất trên toàn cầu bằng cách cấm các loại nhựa có hại, có thể tránh được trong khi đảm bảo số nhựa còn lại có thể được tái sử dụng một cách an toàn và tái chế. Đặc biệt, IPSOS vẽ ra một bức tranh về các công dân trên toàn thế giới đoàn kết và kiên định mong muốn chính phủ của họ tuân thủ các quy tắc mang tính ràng buộc và áp dụng cho tất cả các bên đã ký kết hiệp ước ô nhiễm nhựa toàn cầu.

Cần một hiệp ước toàn cầu với các quy tắc toàn cầu

Một hiệp ước toàn cầu là buộc tất cả các nước phải tuân thủ một tiêu chuẩn hành động chung cao. Điều này sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng nhằm khuyến khích và hỗ trợ các hành động quốc gia. Sức mạnh của việc vượt ra ngoài các kế hoạch quốc gia rời rạc được thể hiện bằng các thỏa thuận môi trường thành công khác như Nghị định thư Montreal đã loại bỏ hơn 99% các chất làm suy giảm tầng ozone kể từ khi thành lập, đưa tầng ozone dần dần phục hồi.

Một hiệp ước nhựa toàn cầu đầy tham vọng và công bằng sẽ bao gồm các biện pháp hiệu quả trong suốt vòng đời của nhựa. Hiệp ước phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công bằng và được xây dựng dựa trên tiếng nói của các cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi ô nhiễm nhựa. Thiết nghĩ, hiệp ước phải thiết lập các quy tắc chung, ràng buộc và cụ thể mang tính toàn cầu, bao gồm: Các lệnh cấm, loại bỏ và giảm dần trên toàn cầu đối với các sản phẩm và cách sử dụng nhựa có tính độc hại, cũng như các polyme và hóa chất nhựa đáng lo ngại. Các yêu cầu toàn cầu về thiết kế và hệ thống sản phẩm, đảm bảo nền kinh tế tuần hoàn an toàn và không độc hại, ưu tiên tái sử dụng, cải thiện hoạt động tái chế và đảm bảo quản lý chất thải nhựa thân thiện với môi trường. Các biện pháp hỗ trợ thực hiện mạnh mẽ, bao gồm hỗ trợ tài chính đầy đủ và điều phối các dòng tài chính công và tư nhân để thực hiện ở các nước thu nhập thấp.

  • Nguyễn Hằng
  • Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường
  •  

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV: Sơ kết công tác sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường