Hợp tác công - tư để giảm chi phí xử lý rác thải
06/06/2024TN&MTLuật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường và quản lý chất thải. Theo đó, coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất nếu đã được phân loại; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu tối đa chất thải phải xử lý; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; thực hiện triệt để nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả tiền, người thải nhiều chất thải phải trả tiền nhiều.
PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ
Xoay quanh vấn đề nguồn tài chính để thực hiện thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) chia sẻ:
Theo các báo cáo hiện nay, lượng rác thải rắn sinh hoạt của chúng ta đang thải ra rất lớn. Thực tế cho thấy, lượng rác thải rắn sinh hoạt hàng ngày đã tăng lên 60.000 đến 70.000 tấn/ngày. Các đô thị lớn như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lượng rác thải rắn sinh hoạt đã đạt tới 7.000 đến 9.000 tấn rác trong một ngày.
Thách thức đối với Việt Nam trong việc xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải rắn sinh hoạt tại đô thị là rất lớn. Lượng rác thải này tạo ra hàng ngày, chúng ta phải thực hiện các nội dung liên quan đến việc xử lý rác thải sinh hoạt này một cách tốt nhất.
Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thể chế hóa các quy định của Nghị quyết 24, chúng ta cũng đã cụ thể hóa các cái nội dung này, đặc biệt là liên quan đến nội dung sử dụng các công cụ kinh tế và phương pháp tiếp cận thị trường để có thể thực hiện được tốt việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt. Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định cụ thể về mô hình kinh tế tuần hoàn và trong đó yêu cầu tất cả các Bộ, ban, ngành và địa phương phải lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào trong quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế của mình.
Đồng thời, chúng ta đã yêu cầu các doanh nghiệp phải lồng ghép mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, vai trò của doanh nghiệp trong việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt có vai trò rất lớn và quyết định đến việc thành công của Việt Nam. Làm sao để từ ngày 1/1/2025 việc thu gom, vận chuyển rác người dân đang chi trả khoảng tầm 20 - 25% chi phí thu gom, vận chuyển và Nhà nước hỗ trợ là 75 đến 80% chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
Nhà nước đang hỗ trợ 100 % chi phí xử lý chất thải và không có một ngân sách của nước nào có thể đáp ứng được yêu cầu này. Ở các nước khác như Ấn Độ đã thực hiện việc hợp tác công - tư và đẩy mạnh vai trò của doanh nghiệp trong việc xử lý rác thải rắn sinh hoạt. Chính quyền địa phương ở Ấn Độ chỉ chiếm khoảng tầm 13,5 % chi phí liên quan đến xử lý rác thải rắn sinh hoạt, người dân chỉ phải đóng góp 13,5 % chi phí liên quan đến rác thải sản sinh hoạt và thấp bằng một nửa so với Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, vai trò của doanh nghiệp rất lớn. Họ đánh phần chi phí còn lại để việc thực hiện xử lý rác thải rắn sinh hoạt. Vì vậy, thời gian tới nếu chúng ta thực hiện tốt yêu cầu về sử dụng công cụ thị trường và sử dụng công cụ kinh tế để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong luật.
Từ quy định về phân loại rác thải tại nguồn, quy định thu phí rác thải theo thải lượng, quy định mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, quy định dán nhãn xanh thì tất cả những quy định này cùng với các công cụ kinh tế đi kèm mua sắm xanh, trái phiếu xanh, tín dụng xanh, chi trả dịch vụ sinh thái là bộ công cụ để có thể hỗ trợ được doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thông qua chi trả dịch vụ sinh thái thì đơn vị gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm đa dạng sinh học sẽ phải chi trả cho những đơn vị mà thực hiện việc phục hồi hệ sinh thái và tương tự như vậy chúng ta sử dụng các công cụ kinh tế khác thông qua quỹ bảo vệ môi trường.
Chi phí các doanh nghiệp phải trả cho mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất sẽ được trả cho các doanh nghiệp thực hiện tái chế, tái sử dụng. Đây là hệ thống các cơ chế khuyến khích đồng bộ mà chúng ta đã thiết kế trong Luật bảo vệ môi trường bao gồm: Thuế, phí, lệ phí, về trái phiếu xanh, tín dụng xanh; bao gồm về chi trả dịch vụ sinh thái, về mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, các nội dung liên quan đến ưu đãi đất đai và ưu đãi đầu tư mà hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trình Chính phủ để ban hành. Về vấn đề này, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao hai nhiệm vụ trọng yếu đó là xây dựng phân loại xanh và xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong đó, chúng ta tập trung vào toàn bộ chuỗi sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Từ quá trình điều tra, thăm dò, khai thác, thiết kế, sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu dùng, thu gom, phân loại, vận chuyển, lưu trữ, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải, tái khai thác chất thải, nếu doanh nghiệp tham gia được vào quá trình từ lúc phát sinh chất thải đến quá trình xử lý, tái chế chất thải thì chúng ta sẽ đáp ứng được các yêu cầu tương tự như các nước.
Nước ta cần có các trung tâm xử lý nước thải tập trung, có hệ thống hạ tầng thu gom, phân loại và xử lý chất thải và việc chuyển đổi để giảm các phát thải về khí thải như giảm phương tiện giao thông mà mỗi người một phương tiện giao thông cũng như là tham gia phương tiện giao thông và sử dụng xăng chuyển sang phương tiện giao thông, sử dụng điện thì tất cả những giải pháp đồng bộ của Chính phủ để thực hiện các nội dung yêu cầu trong Luật Bảo vệ môi trường, liên quan đến các doanh nghiệp phát thải lớn và liên quan đến quan trắc và kiểm soát các doanh nghiệp phát thải sẽ đóng góp cho việc chúng ta có thể thực hiện thành công.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình tái chế, tái sử dụng, tái xử lý và hệ khai thác chất thải thì đây là quá trình mà ở các nước khác như Ấn Độ đã làm.
Chính phủ không thể đảm bảo được toàn bộ kinh phí như chúng ta hiện nay đang thực hiện và bắt buộc phải có sự tham gia của doanh nghiệp. Nhà nước, chỉ sử dụng các cơ chế ưu đãi để doanh nghiệp có thể đầu tư chuyển đổi xanh, thực hiện tái chế, tái sử dụng một cách hiệu quả để đáp ứng được yêu cầu rác thải sang bằng không và phát thải sang bằng không vào năm 2050.
Nhất Nam