Hà Nam: Giữ gìn, phát huy giá trị cây di sản, cây cổ thụ

04/08/2024

TN&MTCây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là "báu vật" của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian và "chứng kiến" nhiều dấu tích lịch sử của dân tộc. Những cây di sản, cây cổ thụ đã góp phần tạo cảnh quan môi trường, giá trị sinh thái và nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của nhân dân các địa phương, vì vậy việc bảo tồn, phát huy giá trị là cần thiết trong đời sống xã hội ngày nay.

Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý), tận mắt ngắm nhìn cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm. Nhìn từ xa cây tỏa bóng rợp mát góc sân, trước mặt là sân chơi thể thao của người dân địa phương.

Ông Nguyễn Văn Tấn, 70 tuổi, người dân địa phương cho biết: Từ khi cây Đa tía được công nhận Cây di sản, người dân rất vui mừng, phấn khởi, coi đó là "báu vật" của làng. Mỗi khi dân làng mở hội hay sinh hoạt cộng đồng đều tổ chức các hoạt động dưới gốc cây tỏa bóng mát này. Hằng ngày, dân làng thay nhau quét dọn, chăm sóc, chặt tỉa những cành cây khô, phát hiện sớm nếu cây bị sâu bệnh gây mục, vì thế cây Đa tía lúc nào cũng xanh tốt.

Hà Nam: Giữ gìn, phát huy giá trị cây di sản, cây cổ thụ

Cây Đa tía ở thôn 2, Đinh Xá (TP Phủ Lý) được công nhận Cây di sản năm 2015 - là nơi dân làng sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Với sự trường tồn hơn 300 năm, cùng hơn chục bộ rễ ăn sâu xuống đất, cây có hình thù độc đáo, lạ kỳ và là niềm vinh dự, tự hào của người dân nơi đây. Bác Nguyễn Văn Nghĩa, người dân thôn 2, xã Đinh Xá cho biết: Từ khi tôi còn nhỏ đã thấy cây đa đứng sừng sững, uy nghi tỏa bóng mát giữa làng. Khi các cụ nhà tôi còn sống có kể lại là không biết cây đa có từ bao giờ, chỉ biết rằng trước đây, nơi đây dân làng thường ngồi nghỉ hóng mát mỗi khi đi làm đồng về, bởi xung quanh cành lá bao trùm bán kính hơn 30m. Thời chiến tranh, dưới tán cây có một cái điếm (giờ là miếu), dùng làm nơi nghỉ ngơi khi canh tuần làng…

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Trưởng thôn 2, xã Đinh Xá cho biết: Bảo tồn, phát huy giá trị của cây là việc làm thường xuyên của địa phương, xung quanh khu vực cây lúc nào cũng được quét dọn, vệ sinh sạch sẽ. Buổi chiều hằng ngày, các cụ già và trẻ nhỏ thường ra chơi dưới gốc cây đa, không khí lúc nào cũng vui nhộn, thích hợp để tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư. Chính quyền, đoàn thể địa phương thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức trong toàn dân để cùng nhau bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc cây Đa tía di sản nói riêng, các cây cổ thụ của làng nói chung, nhằm gìn giữ, truyền lại cho thế hệ mai sau hiểu về các giá trị văn hóa, di tích, lan tỏa niềm tự hào, bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên.

Theo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, để được công nhận là cây di sản phải đáp ứng các tiêu chí, như: đối với cây mọc tự nhiên, cây sống trên 200 năm, cây to, hùng vĩ, có giá trị về đa dạng sinh học và môi trường, văn hóa, lịch sử; đối với cây trồng, cây sống trên 100 năm, cây to, hùng vĩ, có giá trị về đa dạng sinh học và môi trường, văn hóa, lịch sử; đối với các loại cây khác, phải gần đạt tiêu chí của cây tự nhiên và cây trồng, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, đa dạng sinh học, lịch sử, văn hóa, mỹ quan.

Năm 2020, xã La Sơn (Bình Lục) có cây đa đền Thượng ở thôn Trung Sơn cũng được công nhận là Cây di sản Việt Nam, cây có tuổi đời trên 200 năm, trải qua nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử, cây vẫn tỏa bóng mát quanh năm. Hay như mới đây nhất, ngày 26/5/2024, Ban Quản lý Di tích đình Ngò, thôn 1, Ngô Khê, xã Bình Nghĩa (Bình Lục) đã long trọng tổ chức Lễ công bố và đón Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho cây Muỗm trên 350 năm tuổi. Tại buổi lễ, đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam chúc mừng địa phương; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, Ban Quản lý Di tích đình Ngò và người dân địa phương tiếp tục chung sức chăm sóc và bảo vệ cây di sản, cây cổ thụ để làm đẹp cảnh sắc quê hương, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp cây mang lại.

Cây di sản còn là nơi có thể tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, là nơi để mỗi người con đi xa tìm về cội nguồn, nhớ về quê hương bản quán. Khi được tặng Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam, người dân địa phương càng tự hào và yêu quý cây hơn, luôn mong muốn được góp sức gìn giữ, tôn tạo để có thể trở thành một điểm du lịch, điểm tâm linh và là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của địa phương dài lâu. Cây di sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại.

Tuy nhiên, các cây di sản có tuổi thọ cao, dễ bị xâm hại bởi sâu bệnh và thiên tai; đặc biệt, việc chăm sóc đòi hỏi phải có kỹ thuật và kinh phí, trong khi việc bảo tồn chủ yếu do chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư nơi có cây phụ trách, đảm nhận. Chính vì vậy, các ngành chức năng, cơ quan, địa phương cần xác định sức khỏe của cây, qua đó đánh giá thể trạng, không để những tác động bất lợi có hại đến cây. Bên cạnh đó, cần sự phối hợp cũng như cơ chế để công tác quản lý, bảo tồn cây di sản, cây cổ thụ trên địa bàn tỉnh thực sự bền vững, mang lại giá trị văn hóa, lịch sử, tinh thần cho nhân dân.

Theo ông Nguyễn Bá Tăng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Sinh vật cảnh tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh, ngoài những cây di sản ra còn có nhiều cây cổ thụ gắn với di tích lịch sử. Các cây di sản nói riêng và cây gắn với di tích lịch sử nói chung hầu hết đều có giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với mỗi địa phương. Việc bảo tồn và phát huy giá trị sẽ giúp những địa điểm này có thể trở thành điểm du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức của cộng đồng, chung tay giữ gìn bảo tồn những cây cổ thụ, đặc biệt là những cây đã được vinh danh là Cây di sản Việt Nam cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Theo baohanam.com.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Bộ TN&MT phổ biến Luật Đất đai 2024 cho toàn ngành Tòa án Nhân dân

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường 2024”: Lan tỏa sáng kiến xanh, bảo vệ môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Tổng quan về công nghệ tích hợp định vị vệ tinh và đo sâu hồi âm trong đo sâu địa hình đáy biển

Giải pháp thúc đẩy phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Ứng dụng công nghệ khoáng, vi sinh và nước xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi

Đánh giá ảnh hưởng môi trường của một số ao nuôi tôm khu vực phía Nam huyện Nhà Bè

Chính sách

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Phát triển

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Supe Lâm Thao tổ chức Chương trình trồng hoa mừng xuân Ất Tỵ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Công ty CP Than Hà Tu: Đẩy mạnh hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt

Miến Dong sạch Trung Kiên: Sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe và môi trường