Giữ đất, giữ rừng - Cần lắm những hành trình không ngừng nghỉ

12/08/2024

TN&MTBiến đổi khí hậu gây ra thời tiết dị thường, cực đoan tiếp tục là một trong những thách thức lớn nhất của nước ta trong những năm gần đây và chưa có dấu hiệu sẽ giảm bớt trong tương lai. Tuy vậy, nếu hành động đúng và kịp thời, chúng ta vẫn giảm nhẹ được rủi ro thiên tai, bằng cách phải giữ được diện tích rừng tự nhiên còn lại và "phủ xanh" trở lại những cánh rừng đã mất. Đồng thời, cần tạo sinh kế cho người dân phát triển ổn định,…

Giữ đất, giữ rừng - Hành trình không ngừng nghỉ

Thiên tai, bão lũ xảy ra với tần xuất ngày càng nhiều

Khi mẹ thiên nhiên nổi giận

Cứ vào thời điểm tháng tháng 7 và 8 hàng năm ở nước ta là thời điểm bất thường nhất của thời tiết, bão lũ xảy ra liên tục. Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra thật khắc nghiệt, có địa phương thì nắng nóng gắt, nhưng có những địa phương lại lũ lụt, mất mùa, sạt ở đất,…

Bức tranh về thảm cảnh này đã được các nhà khoa học, các chuyên gia về môi trường cảnh báo từ rất nhiều năm trước khi những cánh rừng già, những cây gỗ quý nhanh chóng bị mất đi, con người chạy theo những lợi ích kinh tế cá nhân mà khai thác rừng bất hợp pháp, nhiều khu rừng nguyên sinh xưa giờ chỉ còn lại những mảng trống trơ trụi,…việc gì đến ắt sẽ đến,…thiên nhiên nổi giận, sự trả giá đang hiện hữu, gánh chịu thảm họa lại không phải những kẻ phá rừng mà chính là những người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số.

Tháng 7 vừa qua là tháng mưa nhiều lịch sử ở miền Bắc. Hàng loạt các trạm đo mưa như Chi Nê tại Hòa Bình, Phố Ràng thuộc Lào Cai; Hoài Đức ở Hà Nội, Hưng Yên và Ninh Bình mưa đặc biệt lớn từ 379 - 685mm. Ở Bãi Cháy - Quảng Ninh, Cò Nòi - Sơn La và thành phố Sơn La, lượng mưa năm nay không chỉ là lịch sử của riêng tháng 7, mà còn là kỷ lục tháng mưa nhiều nhất từ trước đến nay.

Tính riêng trong tháng 7, mưa lũ cũng tàn phá một loạt các tỉnh thành như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái và TP. Hà Nội. Số người thiệt mạng do mưa lũ đã hơn 50 người, hàng nghìn nhà dân hư hỏng, hàng loạt tuyến đường trọng điểm bị sạt lở. Hơn 40.000 ha lúa, hoa màu và hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị thiệt hại nặng nề.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của 21/22 loại hình thiên tai với 636 trận thiên tai khiến hơn 110 người thiệt mạng và mất tích. Đây cũng là con số cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Chứng kiến những thảm cảnh diễn ra, người dân ở nhiều địa phương đã dần dần thay đổi nhận thức, hành động. Họ đã canh giữ bản làng và xây dựng “thủ phủ” của mình bằng việc xây dựng những mô hình du lịch thân thiện với môi trường và tái sinh những cánh rừng, nhân lên những mầm xanh. Người dân bản Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang làm như vậy!

Rừng quý như vàng

Nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, rừng không chỉ là một phần của thiên nhiên mà còn là nhân chứng sống, người chiến sĩ thầm lặng, người bạn đồng hành luôn sát cánh, che chở cho bộ đội ta suốt thời kỳ chiến tranh gian khổ.

Giữ đất, giữ rừng - Hành trình không ngừng nghỉ

Rừng quý như vàng. Ảnh: minh họa

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những cánh rừng già bạt ngàn trở thành tấm lá chắn giúp quân ta ẩn náu, che mắt quân thù để bảo vệ các căn cứ địa bí mật. Bên cạnh đó, rừng là còn là chiến trường, nơi diễn ra nhiều trận đánh quan trọng. Quân ta đã tận dụng địa hình rừng rậm để phục kích, “bám thắt lưng địch mà đánh”, khiến quân địch khiếp hồn, bạt vía.

Tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, rừng tiếp tục đóng vai trò “che bộ đội, vây quân thù”, đồng thời bao bọc những doanh trại bộ đội, khu kho chiến lược, bệnh viện, trạm phẫu thuật dã chiến. Nhờ có rừng với những tán cây cổ thụ, những đoàn xe vận chuyển lương thực, vũ khí và binh lính đã chi viện thành công cho chiến trường miền Nam mà không bị địch phát hiện. Trên hành trình đầy gian lao ấy, rừng phải hứng chịu biết bao trận mưa bom bão đạn, chất độc hóa học của kẻ thù nhưng vẫn bền bỉ, kiên cường sát cánh với nhân dân ta từ thời cầm súng ra trận tới khi đất nước được hòa bình.

Rừng không chỉ có ý nghĩa chiến lược, mà còn mang đậm giá trị tinh thần đối với quân và dân ta. Rừng chính là biểu tượng về sự kiên cường, bất khuất, tài mưu trí của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những câu chuyện về rừng Tây Bắc, rừng Trường Sơn, rừng Củ Chi đã và mãi là niềm tự hào, bài học lịch sử quý báu cho các thế hệ mai sau.

Rừng quả thực “quý như vàng”, luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống dù là thời chiến hay thời bình. Thay vì tàn phá, hủy hoại rừng thì chúng ta hãy chung tay bảo vệ, chăm sóc và làm sống lại những cánh rừng ngay từ giây phút.

Giữ đất, giữ rừng - Hành trình không ngừng nghỉ

Người dân bản Mông (Nậm Nghiệp) tích cực trồng rừng, giữ đất

Gieo mầm sống cho rừng, sinh kế cho người nghèo

“Có những hôm mệt đến kiệt sức, chẳng ai buồn nói chuyện với ai. Nhưng sau giờ làm việc, gác lại mọi vất vả mệt nhọc, các anh lại cùng nhau nấu những bữa cơm, sẻ chia đĩa măng rừng cùng đôi ba câu chuyện về gia đình, cuộc sống. Chỉ cần mình lạc quan thì không có gì là khó khăn cả” - Lắng nghe chia sẻ của anh Pờ Văn Nguyễn - kỹ thuật viên Công ty Cổ phần Nông lâm FOBIC khi làm việc tại dự án trồng rừng của FOBIC ở Lai Châu, thật không khỏi khâm phục tinh thần của những người trồng rừng. Đối với anh Nguyễn, khoảng thời gian sống xa gia đình, xa người thương lên làm việc tại dự án cũng là lúc anh thêm hiểu và gắn bó với rừng, với những người đồng nghiệp của mình.

Giữ đất, giữ rừng - Hành trình không ngừng nghỉ

Nụ cười rạng rỡ khi tham gia trồng rừng của anh Pờ Văn Nguyễn

“Làm việc trên này quen nên thông thạo địa hình, chính mình cần là người chủ động bảo vệ rừng trước tiên. Mùa khô nắng nóng, độ ẩm lại thấp, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lúc nào cũng phải sẵn sàng để phát hiện nơi có cháy trước khi cháy lan ra xung quanh. Rừng quan trọng như thế, rồi biết bao nhiêu công sức trồng cây, chăm bón, chẳng may để lửa thiêu rụi thì buồn lắm.”

Bởi vậy, sau mỗi lần đi chữa cháy rừng, mặt mũi lấm lem, vệt to vệt nhỏ đen sì vì khói lửa nhưng anh Nguyễn và các công nhân dự án chẳng bao giờ nề hà. Với họ, chăm sóc và bảo vệ rừng là trách nhiệm, cũng là niềm tự hào góp thêm một phần nhỏ bé của mình để xanh hóa những vùng đất trống đồi trọc.

Giữ đất, giữ rừng - Hành trình không ngừng nghỉ

Ông Nguyễn Cao Cường tình nguyện bỏ phố lên Nậm Nghiệp cùng người dân nhân lên những mầm xanh, đồng hành cùng họ gây dựng sinh kế bền vững 

Ông Nguyễn Cao Cường cái tên không còn xa lạ trong giới báo chí, truyền thông Việt Nam. Trước đây là giám đốc sản xuất kênh truyền hình đối ngoại VTC10; Phó giám đốc Trung tâm hợp tác và sản xuất chương trình VTVcab, sau đó là Giám đốc Công ty TNHH CSM Global đã có nhiều năm gắn bó với bản Nậm Nghiệp (Sơn La) cho biết, trong nhiều năm qua chúng tôi đã nhiều lần lên Nậm Nghiệp để gặp gỡ, chia sẻ với người bản Mông và hướng dẫn họ phát triển sinh kế chính trên mảnh đất mình sinh sống, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ đất, giữ rừng và giữ gìn được điều kiện thiên nhiên tốt nhất để phát triển kinh tế du lịch.

Hiện nay, một số hộ dân của bản Nậm Nghiệp đang bước đầu xây dựng các mô hình homestay nghỉ dưỡng cộng đồng, cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch như cắm trại dã ngoại, dẫn đường leo núi Tà Chì Nhù, cho thuê trang phục dân tộc,… Bên cạnh đó, bản Nậm Nghiệp cũng vận động các hộ dân chú trọng gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ rừng, giữ gìn vệ sinh môi trường để tạo ấn tượng tốt đối với du khách.

Cũng theo ông Nguyễn Cao Cường, với những đặc điểm về địa lý và khí hậu như vậy, Nậm Nghiệp có thể khai thác nhiều loại hình du lịch để tạo sinh kế bền vững. Từ khai thác du lịch tìm hiểu văn hoá bản địa, kết hợp nghỉ tại homestay đến du lịch trải nghiệm như đi bộ trong rừng, leo núi, săn mây, cắm trại. Có thể kết hợp với xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, với huyện Mù Cang Chải, Yên Bái với huyện Trạm Tấu, Yên Bái, với huyện Bắc Yên, Sơn La để tạo thành một vòng cung mới của du lịch Tây Bắc, xuất phát từ Nghĩa Lộ, Yên Bái. Đây sẽ là cung du lịch hot nhất ở Tây Bắc nếu được kết nối giao thông với nhau.

Ông Nguyễn Cao Cường cho rằng, dù có phát triển du lịch đa dạng người dân Nậm Nghiệp nói riêng và người dân vùng miền núi phía Bắc nói chung luôn cần xác định một hướng phát triển sinh kế bền vững. Điều căn cốt là phải giữ rừng, giữ đất và giữ bản sắc dân tộc mình.

Thiết nghĩ, chính quyền các địa phương khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung, các lực lượng ở cơ sở cần quyết liệt hành động, đồng thời có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách từ tỉnh và trung ương, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Mặt khác, từng địa phương trong khu vực phải xây dựng đề án bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của chủ rừng, cấp ủy, chính quyền địa phương. Khi sinh kế từ rừng, từ đất của người dân vững chắc thì họ sẽ gắn bó và bảo vệ rừng, góp phần chống biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.

Giữ đất, giữ rừng - Hành trình không ngừng nghỉ

Ngọc Diệp

Tin tức

Hội nghị Trung ương 10: Cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Đảng ủy Bộ TN&MT quán triệt, triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự đảng Chính phủ tổ chức Hội nghị về kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tài nguyên

Thăm dò, quản lý trữ lượng, tài nguyên khoáng sản: Hướng đến khai thác bền vững

Sơn La: Hoàn thành điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

Cần Thơ: Phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thừa Thiên - Huế: Tập trung nguồn lực để tuyên truyền hiệu quả Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn

Môi trường

Nguy cơ lũ lụt cao khi bão số 4 đổ bộ

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Khắc phục sự cố vỡ đập bùn thải quặng đuôi tại Bắc Kạn

Khẩn trương kiểm soát ô nhiễm môi trường sau mưa lũ

Video

Điều chỉnh bảng giá đất phải tuân thủ quy định tại Nghị định 71/2024/NĐ-CP

Kết quả bước đầu kiểm tra 2 cuộc đấu giá đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức

Bộ TN&MT phổ biến các Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2024

Bộ TN&MT mong muốn được lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong triển khai Luật Đất đai 2024

Khoa học

Bài 2: Đề xuất tiêu chí ảnh Viễn thám sử dụng trích xuất thông tin vùng ảnh hưởng do thiên tai

Dữ liệu viễn thám phục vụ cảnh báo, dự báo thiên tai

Sử dụng ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh thiệt hại do bão và vùng lũ lụt

Cần có giải pháp đồng bộ về cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, lũ quét

Chính sách

CÔNG ĐIỆN: Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thanh Hóa: Khu du lịch sinh thái biển Du Xuyên chậm tiến độ kéo dài, vi phạm các quy định của luật đất đai

Các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống sau bão

Phát triển

Bốc thăm chia bảng giải bóng đá “Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp” lần VI - năm 2024

Hàng triệu trái tim người dân Đắk Lắk hướng về đồng bào vùng lũ miền Bắc

Quản lý thị trường Lào Cai chung tay cùng người dân địa phương vượt lũ

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

Diễn đàn

Bão số 4 gây mưa lớn: Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Tin Bão khẩn cấp - Cơn bão số 4

Thời tiết ngày 19/9: Bão số 4 khiến khu vực Trung Bộ mưa to đến rất to

Bão Yagi: Hành trình không bao giờ quên của dự báo viên khí tượng thủy văn