Đổi mới phương thức truyền thông môi trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi Việt Nam

10/07/2023

TN&MTViệc đổi mới phương thức truyền thông về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi là việc làm hết sức quan trọng và cấp bách để giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức, định hướng hành vi thích hợp trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Đổi mới phương thức truyền thông môi trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi Việt Nam

Ảnh minh họa

Thực trạng hoạt động truyền thông môi trường vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay

Trong những năm qua, mặc dù hoạt động truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu, cung cấp thông tin tương đối đầy đủ, chính xác cho người dân, góp phần giúp người dân nâng cao trình độ hiểu biết, đổi mới tư duy, phát triển kinh tế,… nhưng hoạt động này vẫn chưa đạt được hiệu quả như yêu cầu, mong muốn do hầu hết đồng bào DTTS ở nước ta sinh sống tại các khu vực biên giới và vùng núi, điều kiện KT-XH còn hạn chế nên việc tiếp cận với thông tin truyền thông của đồng bào DTTS còn gặp nhiều rào cản lớn. Ngoài ra, tỷ lệ đồng bào DTTS được tiếp cận với thông tin chính thống còn chưa cao, nhiều người chưa nghe và nói được tiếng phổ thông nên khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin một cách trực tiếp và chủ động.

Phần lớn đồng bào DTTS trong hoạt động sinh kế hàng ngày luôn coi tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là sẵn có nên trong quá trình khai thác thường không chú ý tới việc tái tạo, sử dụng bền vững các TNTN và bảo vệ môi trường (BVMT). Khảo sát của Ủy ban dân tộc ở 80 hộ gia đình người Mông ở Si Ma Cai cho thấy, có tới 74% số người tham gia khảo sát có khai thác gỗ trái phép trong rừng, 71% vẫn canh tác nương rẫy theo hình thức chặt đốt và 55% có săn bắt thú rừng, động vật hoang dã. Người dân chưa nhận thức được rõ mối quan hệ giữa các hoạt động này với các vấn đề môi trường nên không quan tâm đến hệ quả lâu dài của nó tới môi trường sống của họ. Thêm vào đó là tình trạng sinh đẻ không có kế hoạch, đẻ nhiều đẻ dầy làm dân số gia tăng nhanh chóng, ruộng nương hiện có không đủ cung cấp lương thực nữa dẫn đến việc di cư, đốt rừng làm nương rẫy.

Cứ như vậy, mỗi năm diện tích rừng bị phá hủy do canh tác nương rẫy và khai thác gỗ trái phép lại tăng lên cùng với việc sử dụng đất không hợp lý trong một thời gian dài khiến cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng rửa trôi, xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống,… Nhiều vùng đất bị mất khả năng sản xuất và bị bỏ hoang hóa, trong khi người dân vẫn không có đủ đất để canh tác, không có đủ lương thực phục vụ đời sống hàng ngày nên lại đi khai hoang, đốt rừng làm rẫy tiếp. Điều này tạo thành một vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói mà người dân rất khó để thoát ra được.

Tính bền vững của bất kỳ một xã hội nào được xác định là việc các quốc gia làm như thế nào để dung hòa giữa ba trụ cột trên trong tiến trình phát triển. Về khía cạnh BVMT, truyền thông đại chúng với chức năng như là một thiết chế quan trọng trong xã hội hiện đại sẽ thực hiện chức năng thông tin, giám sát và phản biện xã hội trước những hiện tượng có liên quan đến ô nhiễm môi trường. Cũng thông qua truyền thông mà người dân với tư cách như là những chủ thể trong mỗi xã hội sẽ nâng cao ý thức của mình trong việc tham gia BVMT nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Trong lĩnh vực BVMT, ngoài việc nâng cao ý thức của người dân, sự quan tâm của các cấp chính quyền còn có sự tham gia rất mạnh mẽ của truyền thông trong việc thông tin cũng như giáo dục và giám sát những hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Cũng liên quan đến truyền thông môi trường, có nhận định rằng các bài viết về BVMT, chống nạn khai thác bừa bãi tài nguyên, phá rừng,... chưa được quan tâm đúng mức. Còn ít bài quảng bá tiềm năng, cơ hội hợp tác, đầu tư, nếu có cũng chỉ là đưa tin, ít phân tích, bình luận, so sánh về lợi thế của vùng DTTS; không có chuỗi thông tin mang tính chất chỉ dẫn. Việc quảng bá du lịch địa phương đã xuất hiện nhiều trên báo chí, truyền thông, nhưng chất lượng chưa cao, nội dung đơn điệu. Những bài viết phân tích chính sách, phản biện và tư vấn, hiến kế phát triển KT-XH của các chuyên gia, nhà khoa học chưa nhiều, nhất là liên quan đến phát triển bền vững vùng DTTS. Thông tin phản biện xã hội về chính sách dành cho DTTS còn mờ nhạt. Truyền thông trực tiếp chưa phát huy được hết tiềm năng, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.

Các nhà quản lý truyền thông phải thấy được truyền thông là một yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu trong tổ chức. Hiệu quả truyền thông được nâng cao khi kết quả phù hợp với mục đích đặt ra, trong mối tương quan với chi phí, nguồn lực, thời gian hợp lý, tương tác hai chiều từ cấp trên xuống và từ cấp dưới lên, từ chính phủ xuống dân và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội. Bên cạnh đó, nhà quản lý truyền thông cần nhanh nhạy nắm bắt được đặc điểm cốt lõi của công chúng dân tộc thiểu số trên địa bàn công tác. Từ đó, đưa ra các chiến lược truyền thông thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng có tình toán cho phù hợp với đặc điểm đời sống và nhận thức của đồng bào DTTS.

Đổi mới phương thức truyền thông vùng dân tộc thiểu số, miền núi Việt Nam

Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ chính trị, thông tin thiết yếu của các cơ quan báo chí giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, yêu cầu tiếp tục đổi mới hoạt động tuyên truyền, truyền thông về công tác BVMT; thích ứng biến đổi khí hậu; phòng, chống, khắc phục thiên tai, hiểm họa, dịch bệnh cho cộng đồng. Để thực hiện tốt, hiệu quả Chỉ thị số 09/CT-TTg, việc đổi mới phương thức truyền thông môi trường, chuyển đổi xanh với sự tham gia chủ động, tích cực của các nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà báo là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Đối với các cơ quan báo chí, cần chủ động thích ứng với các phương tiện truyền thông mới, đa dạng hóa phương thức, nội dung thông tin, tuyên truyền. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; quản lý nhà nước công tác báo chí, truyền thông; nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí; chấn chỉnh, xử lý các sai phạm trong hoạt động nghiệp vụ báo chí, truyền thông (nếu có); tăng cường quản lý phóng viên, cộng tác viên,… Tích hợp nội dung thông tin, tuyên truyền về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong quá trình thực hiện các chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, tăng trưởng xanh, kinh tế xanh, chuyển đổi xanh nhằm đa dạng và nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở vùng DTTS&MN; tăng cường đồng thuận xã hội; củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hoà nhập phát triển cùng với đất nước. Xây dựng chiến lược truyền thông xanh, truyền thông đa phương tiện cập nhật thông tin đúng, đủ, sàng lọc, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc, góp phần triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển tại địa phương.

Một trong những yếu tố quan trọng trong công tác đổi mới truyền thông môi trường là vấn đề truyền tải thông điệp qua ngôn ngữ tộc người, đây là đặc trưng quan trọng, cũng là di sản và tâm lý của cộng đồng tại chỗ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của cộng đồng để truyền tải thông tin sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Vì vậy, khi thực hiện sản phẩm truyền thông trong BVMT cần sử dụng ngôn ngữ tộc người và kết hợp các dạng ngôn ngữ trong các phương thức, loại hình tuyên truyền.

Tăng cường cách tiếp cận truyền thông lấy công chúng làm trung tâm và tư duy giá trị được coi là giải pháp để thúc đẩy hiệu quả truyền thông chính sách. Tư duy giá trị là sự bổ sung cần thiết đối với tư duy chức năng về truyền thông, cần được quan niệm theo hướng tư duy giá trị của truyền thông. Vấn đề “truyền thông thực hiện chức năng gì đối với công chúng” cần được nhìn nhận cả ở phương diện “công chúng có thể khai thác các chức năng của truyền thông như thế nào để tạo ra giá trị cho bản thân và xã hội”. Điều này được thể hiện trước hết ở việc nhà truyền thông tiến hành nghiên cứu, phân tích công chúng một cách kỹ lưỡng để thiết kế thông điệp truyền thông phù hợp. Công chúng không phải “đại chúng” mà là các tập hợp, phân khúc cụ thể với những đặc điểm, nhu cầu và thói quen tiếp nhận thông tin riêng biệt. Công chúng nào thì thông điệp đó và phương tiện đó. Chỉ như vậy, các thông điệp truyền thông chính sách mới hướng đích và đạt được mục tiêu mong muốn.

HOÀNG THỊ HẠNH

Ủy ban Dân tộc

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 11+12 năm 2023

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Thủ tướng: Chống chạy chọt, lợi ích cá nhân trong tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy gửi thư chúc mừng ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai ‘Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ’ 

Thông cáo báo chí Chương trình phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tài nguyên

Lập Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Ba thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tỉnh Bình Phước nỗ lực cải thiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tách nguồn thải, bổ cập nước để làm sạch các dòng sông tại Hà Nội

Việt Nam - Phần Lan chia sẻ kinh nghiệm về quản lý bổ cập nước dưới đất

Môi trường

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính

Thực hiện các hiệp định và thoả thuận quốc tế về biến đổi khí hậu

Nông dân Đan Phượng chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và bảo vệ môi trường

Ngăn chặn sản xuất không bảo đảm điều kiện môi trường

Video

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Chuyển đổi năng lượng xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

Dương Kinh (Hải Phòng): Đi tìm lời giải trong việc thu hồi đất tại phường Hòa Nghĩa

Khoa học

Hiệu quả của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt và xử lý rác hữu cơ tại nguồn bằng chế phẩm sinh học IMO khu vực nông thôn tỉnh Kiên Giang

Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản - Ứng dụng kinh tế tuần hoàn và ao tảo mật độ cao HRAP trong nuôi tôm

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2021-2023 của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng 

Khai thác, sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản kết hợp đa mục đích: Thực tiễn và một số kiến nghị

Chính sách

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ 1.280 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở

Từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm

Vi phạm hành chính lĩnh vực khí tượng thủy văn bị phạt tới 100 triệu đồng

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Phát triển

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024: TCE góp phần hiện thực Kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn

Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico: Chú trọng bảo vệ môi trường

“Nhà của ông già Noel” bất ngờ xuất hiện tại khu đô thị của nhà sáng lập Ecopark

Công ty Đồng Tả Phời: Vượt khó hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Diễn đàn

Tin Gió mùa Đông Bắc tăng cường ngày 13/12: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại

Thời tiết ngày 12/12: Bắc Bộ trời rét, vùng núi rét đậm

Tin mới nhất về Gió mùa Đông Bắc ngày 12/12

Thời tiết ngày 11/12: Miền Bắc chiều tối rét đậm kèm mưa

Kinh tế xanh

Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Cam 3T Farm Cao Phong: Mô hình tiêu biểu trong xây dựng thương hiệu nông sản và chuyển đổi số

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024 “Cần ưu tiên 4 con đường chính"

Organic Green Nut - Đậu phụ Quê Mình: Đem nông sản Việt chất lượng cho người Việt